Bắc Ninh: Nhiều hình thức phổ biến pháp luật cho Cựu chiến binh
Sau khi Thông tư liên tịch số 02/2008 giữa Bộ Tư pháp và Trung ương Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam hướng dẫn phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý đối với Cựu chiến binh được ban hành, ngày 24/7/2008 Sở Tư pháp và Hội CCB tỉnh Bắc Ninh đã ký kết Kế hoạch phối hợp số 07/KH-PH về việc triển khai thực hiện Thông tư liên tịch nói trên.
Qua 10 năm thực hiện, đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Hình minh họa
Trong 10 năm, Hội CCB từ tỉnh tới cơ sở đã tích cực phối hợp với ngành Tư pháp và các ngành liên quan tổ chức trên 40 hội nghị thông tin chuyên đề thời sự – pháp luật (mỗi quý tổ chức một lần) để bồi dưỡng nội dung, phương pháp cho trên 1.200 lượt báo cáo viên. Các cấp hội trong tỉnh đã tổ chức trên 2.800 buổi tuyên truyền thời sự và pháp luật ở Hội cơ sở và Chi hội cho trên 420.000 lượt người nghe.
Nội dung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tập trung vào các chủ đề: Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở; Pháp lệnh cựu chiến binh; Luật Giao thông đường bộ; Luật Phòng chống tham nhũng; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp; tham gia ý kiến vào dự thảo Hiến pháp, Luật Đất đai sửa đổi…
Từ khoảng giữa năm 2011 đến nay, sau khi tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp, hai ngành đã chỉ đạo các cấp Hội tuyên truyền về Luật Biển, về Công ước quốc tế 1982 và những vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp ở Biển Đông theo quan điểm của Đảng.
Video đang HOT
Đây là nội dung được cán bộ hội viên quan tâm và cũng là nội dung được tuyên truyền nhiều trong các chuyên đề thời sự thế giới, khu vực, trong nước… Trên địa bàn tỉnh, trước yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội mạnh mẽ những năm gần đây, tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của địa phương và những nội dung liên quan đến Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân… để hoà giải và giải quyết các vấn đề tranh chấp ngay từ cơ sở.
Trên cơ sở chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh, hướng dẫn công tác giáo dục chính trị, phổ biến giáo dục pháp luật của Tỉnh Hội và kế hoạch công tác tuyên giáo của cấp ủy cấp huyện, Hội CCB cấp huyện trong tỉnh đều xây dựng kế hoạch hàng năm về công tác giáo dục chính trị và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với CCB và cựu quân nhân.
Triển khai hướng dẫn đến các cấp Hội trực thuộc để thực hiện. Hội CCB các xã, phường, thị trấn phối hợp với cán bộ tư pháp cùng cấp đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong năm để lồng ghép tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức cho phù hợp và đạt hiệu quả.
Bên cạnh việc tổ chức Hội nghị các cấp, các ngành còn triển khai tuyên truyền dưới nhiều hình thức có hiệu quả như: phát tài liệu hỏi đáp, tỉnh đã phát hành trên 340.000 tờ gấp cho 100% các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, băng rôn, khẩu hiệu, báo viết, báo hình, Internet.
Tuyên truyền, vận động hội viên CCB tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; giới thiệu và đóng góp ý kiến nhận xét đối với các ứng cử viên Quốc hội, HĐND các cấp. Vận động CCB và nhân dân nghiêm túc đi bầu vào ngày bầu cử năm 2016 đạt kết quả cao.
Hai ngành đặc biệt chú trọng chỉ đạo xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng phong phú, đa dạng và thiết thực với người dân hơn như: tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng câu lạc bộ pháp luật; tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn, thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở, thông qua tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý… đã và đang được triển khai mạnh mẽ, nhằm giúp cho cán bộ, hội viên CCB trong tỉnh nâng cao được kiến thức pháp luật, giúp CCB biết vận dụng pháp luật vào cuộc sống hàng ngày, hạn chế các vi phạm do thiếu hiểu biết, giảm bớt những tranh chấp, khiếu kiện đông người… góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Nguyễn Văn Đại
Theo PLVN
Chuẩn bị các bước đưa Luật Phòng chống tham nhũng vào cuộc sống
Để chuẩn bị cho việc thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng 2018 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2019, ngày 27/3.
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Thanh Tra Chính phủ tổ chức Hội thảo tham vấn Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Phòng chống tham nhũng.
Phát biểu khai mạc, ông Trần Ngọc Liêm, Phó tổng Thanh tra Chính phủ cho hay, Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 có phạm vi điều chỉnh rộng, bao trùm nhiều nội dung mà trước đây được quy định trong nhiều nghị định, văn bản khác nhau như về xung đột lợi ích, chuyển đổi vị trí công tác, tặng quà và nhận quà tặng... Bên cạnh đó, nghị định cũng quy định chi tiết việc áp dụng các biện pháp phòng chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước. Đây có thể coi là một nội dung mới và khó vì lần đầu tiên Việt Nam quy định về vấn đề này.
Để triển khai Luật một cách đồng bộ, hiệu quả, bảo đảm tính khả thi, Luật giao cho Chính phủ quy định chi tiết 15 điều, khoản cụ thể.
Phó trưởng Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam bà Akiko Fujii nhấn mạnh: "Tham nhũng là một trong những cản trở lớn nhất trong quá trình tiến tới đạt được Mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030. Mặc dù nhiều nước đã rất nỗ lực, ước tính hàng năm có khoảng 3,6 nghìn tỉ đô la sẽ bị thất thoát do tham nhũng. Đã đến lúc cần có những hành động quyết liệt hơn".
Bà Akiko Fujii đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong công tác phòng chống tham nhũng: "Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Phòng chống tham nhũng của Liên hợp quốc năm 2009; sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017 bao gồm những thay đổi lớn trong chính sách xử lý hình sự đối với các tội phạm về tham nhũng; thông qua Luật Phòng chống tham nhũng mới vào năm 2018. Đặc biệt, một trong những điểm mới trong Luật là việc mở rộng phạm vi phòng chống tham nhũng ra khu vực tư nhân. Tất cả những nỗ lực này thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện Mục tiêu 16 của Chương trình nghị sự 2030 vì Mục tiêu Phát triển bền vững, trong đó 'Giảm đáng kể tham nhũng và hối lộ dưới mọi hình thức' là một trong những chỉ số chính".
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết 10 nội dung: trách nhiệm giải trình; đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng; thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý; tặng quà và nhận quà tặng; kiểm soát xung đột lợi ích; vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác...
Nghị định cũng hướng dẫn về trình tự, thủ tục, thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác; việc hưởng lương, phụ cấp, quyền, lợi ích hợp pháp khác và việc bồi thường, khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức sau khi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng... Đáng quan tâm, theo Dự thảo, cơ quan, tổ chức, đơn vị khi nhận được quà tặng không đúng quy định thì phải từ chối, nếu không từ chối được thì phải giao lại quà tặng cho bộ phận chịu trách nhiệm để xử lý theo quy định. Tương tự, người có chức vụ, quyền hạn khi nhận được quà tặng không đúng quy định cũng phải từ chối; trường hợp không từ chối được thì phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và nộp lại quà tặng trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quà tặng.
Đối với quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức tiếp nhận, bảo quản và làm thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính. Đối với quà tặng bằng hiện vật, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, bảo quản và xác định giá trị của quà tặng, bán quà tặng và nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc xử lý quà tặng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bán quà tặng...
Dự thảo cũng quy định cụ thể về xử phạt hành chính đối với hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước. Theo đó, hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng; phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi tham ô tài sản, nhận hối lộ nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mức phạt cao nhất cho hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước lên đến 100 triệu đồng nếu có biểu hiện nhũng nhiễu, lợi dụng hoạt động từ thiện hoặc hoàn cảnh khó khăn của tổ chức, cá nhân khác để vi phạm, sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm.
Nhiều nội dung được các đại biểu quan tâm, cho ý kiến về quy định cụ thể về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng bắt buộc áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, công ty đại chúng, tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của nhân dân để hoạt động từ thiện; trách nhiệm giải trình; thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị... Đây là hội thảo quan trọng, tiền đề để xây dựng Nghị định chất lượng, đưa Luật vào cuộc sống, có tác dụng thiết thực trong công tác phòng chống tham nhũng.
Theo Quỳnh Hoa (TTXVN)
Chính phủ điện tử - Cầu nối đưa doanh nghiệp tiếp cận người dân Nhân dịp chào đón năm mới 2019, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu đã dành cho báo Pháp luật & Xã hội cuộc trao đổi về một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tư pháp, trong đó có nhiệm vụ của Tư pháp Thủ đô. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Xin Thứ trưởng cho biết kết quả...