Bắc Ninh: Hàng nghìn cây xanh bị quật đổ, nhiều tuyến đường ngập nặng sau bão
Sáng 8/9/2024, sau khi bão số 3 đi qua, hàng nghìn cây xanh ở Bắc Ninh đã bị quật ngã la liệt, cản trở việc đi lại của nhân dân.
Cùng với đó, do mưa lớn, nhiều tuyến đường bị ngập khiến các phương tiện di chuyển khó khăn.
Hiện các lực lượng chức năng cùng nhân dân đang khẩn trương triển khai các công tác khắc phục hậu quả.
Cây đổ ngổn ngang trên đường Lý Thái Tổ, thành phố Bắc Ninh. Ảnh: Thanh Thương/TTXVN
Đèn trang trí bị bão quật đổ, vỡ trên đường Lý Thái Tổ, thành phố Bắc Ninh. Ảnh: Thanh Thương/ TTXVN
Video đang HOT
Cây đổ ngổn ngang trên đường Lý Thái Tổ, thành phố Bắc Ninh. Ảnh: Thanh Thương/TTXVN
Đường Kinh Dương Vương bị ngập, cây đổ khiến các phương tiện đi lại khó khăn. Ảnh: Thanh Thương/TTXVN
Đường Huyền Quang, thành phố Bắc Ninh bị nước ngập các phương tiện đi lại khó khăn. Ảnh: Thanh Thương/TTXVN
Đường Ngọc Hân Công Chúa, thành phố Bắc Ninh bị nước ngập các phương tiện đi lại khó khăn. Ảnh: Thanh Thương/TTXVN
Nhiều tuyến đường nội ô thành phố Bạc Liêu ngập sâu sau cơn mưa lớn kéo dài
Cơn mưa lớn kéo dài nhiều giờ ngày 3/8 khiến nhiều tuyến đường nội ô thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) bị ngập sâu, giao thông đi lại khó khăn.
Nhiều tuyến đường nội ô thành phố Bạc Liêu bị ngập sâu, giao thông đi lại khó khăn.
Cụ thể ở các tuyến đường, như: Trần Phú, Tôn Đức Thắng, Trần Huỳnh, Hòa Bình, Hoà Bình nối dài, Hùng Vương, Võ Văn Kiệt, Hai Bà Trưng... có đoạn nước ngập nửa bánh xe, khiến các phương tiện đi lại rất khó khăn.
Đặc biệt là tại các nút giao Trần Phú - Võ Văn Kiệt, Trần Phú - Nguyễn Tất Thành, Trần Phú - Hoà Bình, Trần Phú - 30/4, nước ngập sâu hơn nửa bánh xe máy.
Người dân phải chật vật di chuyển giữa làn nước ngập. Các phương tiện di chuyển chậm chạp và đi sát vào dải phân cách cứng để hạn chế xe chết máy. Nhiều người khác lựa chọn những tuyến đường vòng ít ngập hơn để di chuyển về nhà.
Anh Đặng Văn Đông (ngụ phường 1, thành phố Bạc Liêu) chia sẻ: "Chiều nay, tôi đi chợ Bạc Liêu, nhưng nhiều tuyến đường nước ngập sâu, sợ xe chết máy giữa đường, nên tôi đành chạy xe lên vỉa hè, chờ nước rút bớt rồi mới di chuyển tiếp".
Mưa ngập khiến cho cuộc sống, sinh hoạt và buôn bán của các hộ dân ở những tuyến đường bị ngập dường như bị đảo lộn. Nhiều tiểu thương phải vất vả che chắn gian hàng, di dời phương tiện để tránh bị nước làm hỏng.
Để hạn chế ngập nước mỗi khi trời mưa lớn, thời gian qua, thành phố Bạc Liêu đã tích cực áp dụng nhiều giải pháp chống ngập, như: nạo vét các cống, nâng cấp một số tuyến đường, vận hành các cống ngăn triều... Dù vậy, mỗi khi trời mưa lớn kéo dài, người dân ở khu vực nội đô thành phố vẫn phải chịu cảnh ngập cục bộ.
Nhiều tuyến đường nội ô thành phố Bạc Liêu bị ngập sâu, giao thông đi lại khó khăn.
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bạc Liêu, trong 10 ngày tới, trên địa bàn tỉnh có xuất hiện mưa cục bộ, có nơi mưa vừa đến mưa to trong khoảng từ ngày 4 - 6/8/2024.
Đây là kỳ triều cường không mạnh, tuy nhiên chân triều xuống mức thấp, dẫn đến biên độ triều lớn (>3,5m) làm cho hiện tượng sạt lở, sụt lún đất do mưa hoặc dòng chảy luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cao, nhất là ở các vùng trũng thấp, khu vực dân cư, công trình ven sông, ven biển có tải trọng lớn.
Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bạc Liêu cảnh báo, hiện tượng sạt lở, sụt lún đất có thể gây thiệt hại lớn về tài sản, công trình, nhất là tính mạng con người, cần chủ động đề phòng.
Trước đó, mưa lớn kèm dông lốc đã làm sập hoàn toàn 1 căn nhà và tốc mái 8 căn nhà; làm đổ gãy cột thu phát sóng của nhà mạng VNPT trên địa bàn xã Vĩnh Trạch (thành phố Bạc Liêu). Dông, lốc không gây thiệt hại về người, tổng thiệt hại tài sản ước tính trên 200 triệu đồng.
Trước những diễn biến khó lường của thời tiết, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều đã chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả do lốc xoáy và chủ động ứng phó thiên tai trên địa bàn.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo về thời tiết, thiên tai; thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng, tránh và giảm thiểu thiệt hại, đồng thời phối hợp với UBND thành phố Bạc Liêu và các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại nhà, các công trình khác bị thiệt hại do lốc xoáy gây ra, kịp thời tổng hợp báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Đối với UBND các huyện, thị xã trong tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cũng yêu cầu tiếp tục chỉ đạo rà soát, cập nhật hoàn thiện phương án phòng, chống thiên tai trên địa bàn phù hợp với diễn biến thiên tai và điều kiện cụ thể của địa phương, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo "phương châm bốn tại chỗ" bảo đảm kịp thời, hiệu quả để giảm thiệt hại cho người dân.
Thái Bình tập trung khắc phục hậu quả sau bão số 3 Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình, tính đến 7 giờ ngày 8/9, bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề, đặc biệt với sản xuất nông nghiệp. Địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả do cơn bão gây ra. Cây đổ chắn ngang đường Quang Trung, thành phố Thái Bình....