Bắc Ninh được yêu cầu chuẩn bị kịch bản 5.000 ca nhiễm
Làm việc với Bắc Ninh tối 29/5, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu tỉnh này cần xây dựng phương án có 5.000 ca mắc để chủ động ứng phó.
“Với những biện pháp đã và đang triển khai trong chống dịch của Bắc Ninh mặc dù tạm yên tâm, nhưng tỉnh vẫn phải quyết liệt hơn, vì số khu công nghiệp của Bắc Ninh cũng như công nhân nhiều hơn Bắc Giang. Bắc Ninh có đến 400.000 công nhân trong đó hơn 200.000 người đến từ 63 tỉnh, thành phố”, Bộ trưởng Long nói và bày tỏ lo lắng về các ổ dịch trong khu công nghiệp của tỉnh.
Ông nhận định về tình hình dịch tại Bắc Ninh có nhiều ổ dịch không rõ đường lây truyền và khả năng xâm nhập từ cộng đồng vào khu công nghiệp rất lớn và hiện hữu.
Bộ trưởng nhắc lại đề nghị Bắc Ninh giãn cách xã hội mạnh hơn, trên quy mô lớn hơn để bảo vệ an toàn cho sản xuất. Cần bảo vệ công nhân trong suốt quá trình từ nơi ở, khi di chuyển và tại các nhà máy.
“Bảo vệ các khu công nghiệp là vấn đề mấu chốt để kiểm soát tình hình dịch”, ông Long nói và khuyến nghị đối với một số khu nhà lưu trú có tập trung đông công nhân nếu có ca nhiễm thì lập tức áp dụng thiết chế cách ly tập trung, đảm bảo tối đa an toàn, không cho ra khỏi phòng và xử lý nghiêm vi phạm. Giảm mật độ ở những khu này theo hướng 50% đi làm, 50% ở nhà.
Video đang HOT
Hiện nay các đơn vị sản xuất test nhanh đang nỗ lực nâng cao năng lực, hiện khoảng 150.000 test mỗi ngày, trong khi nhu cầu thì nhiều. Do đó, Bộ Y tế khuyến khích tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu test nhanh về Việt Nam. Giá các mặt hàng chống dịch đã được công khai, tỉnh Bắc Ninh cần tham khảo để thực hiện mua sắm.
“Bắc Ninh cần quyết định vấn đề liên quan đến mua sắm test nhanh. Nếu đấu thầu thì sẽ khó khăn và lâu. Bộ Y tế sẽ cấp thêm cho địa phương nhưng cũng khó đáp ứng đủ vì nhiều địa phương có nhu cầu”, Bộ trưởng nói.
Liên quan đến vấn đề xét nghiệm, Bộ trưởng thông tin qua kiểm tra một số nhà máy trong các khu công nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp tự lấy mẫu. Hiện đã có video hướng dẫn nên chỉ cần làm 1-2 lần là thực hiện tốt.
Về xét nghiệm PCR, Bộ khẳng định không lo thiếu. Tuy nhiên, tỉnh cần kết hợp vừa xét nghiệm test kháng nguyên nhanh vừa xét nghiệm gộp mẫu mới làm nhanh được.
Về điều trị, các bệnh viện trung ương được giao đảm bảo tối đa nhân sự hồi sức tích cực (ICU) cho Bắc Ninh.
“Tỉnh cũng cần xây dựng phương án có 5.000 ca mắc để chủ động ứng phó”, Bộ trưởng nói.
Ngoài 150.000 liều vaccine đã cấp cho tỉnh, thực hiện yêu cầu của Thủ tướng, sáng 29/5, thêm 50.000 liều nữa sẽ về Bắc Ninh. Nếu tỉnh liên hệ với các doanh nghiệp, đối tác để nhập khẩu được vaccine, Bộ Y tế ủng hộ và sẽ chịu trách nhiệm kiểm định chất lượng.
Bộ trưởng cũng yêu cầu trong vòng 7 ngày, Bắc Ninh phải tiêm xong 200.000 liều, đồng thời điều 1.000 nhân lực ở Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai và các lực lượng y tế khác hỗ trợ.
Bắc Ninh cùng với Bắc Giang đang là điểm nóng của dịch. Đến tối 29/5, toàn tỉnh ghi nhận 761 ca mắc Covid-19. Trong đó có 22 ca tiên lượng nặng, 7 ca phải thở máy.
Hơn 20.000 người chuẩn bị luân phiên chống dịch Bắc Giang
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chiều 26/5 yêu cầu các trường y khoa trên cả nước chuẩn bị hơn 20.000 người nhằm thay thế luân phiên đội ngũ chống dịch tại Bắc Giang.
Cục Khoa học Đào tạo và Công nghệ, Bộ Y tế, sẽ điều phối, tập huấn lực lượng này để đến Bắc Giang thay thế cho lực lượng hiện tại. Theo Bộ trưởng Long, sự luân phiên giúp đủ lực lượng duy trì chiến đấu, các cán bộ và nhân viên y tế đã tham gia từ đầu đợt dịch tới giờ có cơ hội nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động.
Đến tối nay, Bắc Giang ghi nhận 1.520 ca nhiễm, tổng số Fl là 13.173, F2 61.341. Ông Từ Quốc Hiệu, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, cho biết các đơn vị hỗ trợ xét nghiệm 14.052 mẫu đơn một ngày (tương đương 70.000-98.000 mẫu gộp một ngày). Toàn tỉnh đã lấy 636.764 mẫu; xét nghiệm được 591.604 mẫu, hiện nay còn 9.032 mẫu gộp (45.160 mẫu đơn) chưa có kết quả. Hàng nghìn mẫu đã được chuyển tới Bệnh viện Quân y 103, Viện Pasteur Nha Trang và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh hỗ trợ xét nghiệm.
Do biến chủng Ấn Độ lây nhanh trong không khí, ngành y tế đã thay đổi phương thức "chạy theo" xét nghiệm sang "tấn công" bằng cách chủ động xét nghiệm sàng lọc. Hôm nay, Bắc Giang bắt đầu sử dụng test kháng nguyên tại 3 điểm nguy cơ cao, nhằm phát hiện những trường hợp dương tính nCoV nhanh nhất để tách ra khỏi cộng đồng. Lực lượng triển khai test nhanh được Bộ Y tế điều động gồm 400 người thuộc đoàn chi viện tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh, hỗ trợ Bắc Giang.
Khoảng 10 đơn vị đang hỗ trợ công tác xét nghiệm cho Bắc Giang như Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Trường ĐH Y tế Công cộng, Trường ĐH Y Hà Nội, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Học viện Quân y 103, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga... Ngoài ra các CDC Quảng Ninh, CDC Hải Phòng cũng hỗ trợ Bắc Giang từ giai đoạn đầu đợt dịch.
Bộ Y tế cũng điều động nhiều bệnh viện hỗ trợ Bắc Giang trong điều trị như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh nhiệt đới Trung ương... Hôm nay 13 y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy cũng mang vật tư phòng hộ đến Bắc Giang, hỗ trợ tỉnh lập bệnh viện dã chiến, điều trị bệnh nhân nặng.
Bộ trưởng Long khẳng định quan điểm của Bộ Y tế là hỗ trợ tối đa cho Bắc Giang. "Ngành y tế từng hỗ trợ rất lớn để dập dịch tại Đà Nẵng năm ngoái, nhưng lần này phải hỗ trợ ở mức cao hơn", ông nói.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt, được trao toàn quyền "điều quân" từ mọi nơi tới Bắc Giang. Bên cạnh đó cũng cần "đảo quân", bố trí để các cán bộ, nhân viên y tế đã tham gia từ đầu đợt dịch tới giờ có cơ hội nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động.
Việt Nam xuất hiện biến thể SARS-CoV-2 lai tạo giữa chủng Ấn Độ và Anh Nói về chủng virus SARS-CoV-2 mới lai tạo giữa chủng Ấn Độ và chủng của Anh, Bộ trưởng Y tế đánh giá đột biến này rất nguy hiểm. Tới đây Việt Nam sẽ công bố chủng này trên bản đồ gene thế giới. (Ảnh: PV/Vietnam ) Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về chống COVID-19 diễn ra sáng 29/5, Bộ trưởng Y...