Bắc Ninh được chọn “làm điểm” về giết mổ, chế biến lợn
Chiều 29.6, đoàn công tác Chính phủ do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh về phát triển “Dự án giết mổ, chế biến thực phẩm theo chuỗi nhằm gia tăng giá trị, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì buổi làm việc. Ảnh: Xuân Tuyến.
Để xây dựng chuỗi thực phẩm sạch, tỉnh Bắc Ninh đã giao cho Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam thực hiện Dự án giết mổ lợn tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, trở thành đơn vị đầu mối cung cấp thịt lợn sạch cho các tỉnh phía Bắc và xuất khẩu. Đây cũng là nơi để các nước nhập khẩu thịt lợn đến để thẩm định điều kiện xuất khẩu thịt lợn và là giải pháp để từng bước chấm dứt hoạt đông giết mổ nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm (ATTP). Dự án có mức đầu tư khoảng 700 tỷ đồng trên diện tích 10ha với công suất giết mổ 2.000 con/ngày. Khả năng dự trữ đông lạnh khoảng 5.000 tấn.
Theo UBND tỉnh Bắc Ninh, dự án Nhà máy giết mổ lợn có ý nghĩa xã hội rất lớn, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sống của người dân, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển ổn định và mang lại giá trị cao cho cá sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên, để thực hiện được dự án này, UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Chính phủ ban hành chính sách đặc thù với cơ chế hỗ trợ đủ mạnh cho việc đầu tư xây dựng nhà máy giết mổ lợn của Tập đoàn Dabaco Việt Nam làm mô hình Nhà máy giết mổ điểm của cả nước, để cung cấp các sản phẩm thịt lợn đảm bảo ATTP, là đầu mối cho các nước nhập khẩu đến để thẩm định điều kiện xuất khẩu thịt lợn và là giải pháp để từng bước chấm dứt hoạt đông giết mổ nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh thú y và ATTP.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Xuân Tuyến
Đến nay, tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh chiếm 42%. Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 300 trang trại và 13 doanh nghiệp căn nuôi. Trong đó, 100 trang trại chăn nuôi lợn, 169 trang trại chăn nuôi ga cầm và các trang trại tổng hợp VAC. Tỷ trọng giá trị do chăn nuôi trang trại sản xuất chiếm 38,8% tổng giá trị sản xuất chăn nuôi toàn tỉnh, tăng 14% so giai đoạn 2006-2010. Hiện trên địa bàn tỉnh có 42 trang trại chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, trong đó có 6 doanh nghiệp đã được Bộ NNPTNT cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chỉ có 1 cơ sở giết mổ gia cầm tập trung của Tập đoàn Dabaco Việt Nam được kiểm soát, chưa có cơ sở giết mổ lợn tập trung.
Video đang HOT
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, trong chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bắc Ninh được chọn là tỉnh thí điểm tập trung đột phá vào khâu chế biến thực phẩm – khâu mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang yếu nhất. Vì Bắc Ninh là tỉnh hội đủ điều kiện để có thể tổ chức lại sản xuất nhằm tạo chuỗi giá trị cao cho các sản phẩm: Gạo, rau và thực phẩm với chất lượng ngon, sạch, đảm bảo vệ sinh.
“Với 1,2 triệu dân, 300.000 công nhân và nằm trong vùng Thủ đô, có tốc độ tăng trưởng cao, có nhiều tiềm năng phát triển với hơn 300 trang trại và 13 doanh nghiệp, tỉnh Bắc Ninh hội tủ đủ điều kiện để làm điểm về chế biến thịt lợn, gà” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, thúc đẩy chế biến thực phẩm là vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm trao đổi, thảo luận nhiều và mong muốn có những hành động thiết thực ngay.
Chính vì thế, Bộ trưởng đánh giá cao tỉnh Bắc Ninh, cũng như Tập đoàn Dabaco đã có chủ trương xây dựng nhà máy giết mổ lợn tập trung, quy mô lớn đồng bộ và hiện đại.
Để đạt hiệu quả cao hơn, Bộ trưởng gợi ý: Cùng với việc đầu tư dây chuyền giết mổ, cấp đông hiện đại, đồng bộ, chủ đầu tư cần đa dạng hóa sản phẩm chế biến như làm xúc xích, thịt hộp cấp đông, thịt lợn sữa, lợn quay…
“Nhu cần của người tiêu dùng rất đa dạng chứ không phải chỉ có thịt cấp đông. 1kg thịt hun khói nhập về có giá 800.000-1.000.000 đồng nên ngoài dây truyền giết mổ, chủ đầu tư cần quan tâm đến việc chế biến để đa dạng hóa sản phẩm” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Như So- Chủ tịch Tập đoàn Dabaco Việt Nam trao đổi với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về dự án giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Ảnh: Xuân Tuyến
Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, những tháng đầu năm nay, việc tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là thịt lợn hết sức khó khăn một phần là do chất lượng của chúng ta chưa đảm bảo và giá thành cao. Vì vậy, mô hình chuỗi thực phẩm sạch của Bắc Ninh sẽ được chọn là mô hình điểm để xây dựng các chuỗi giá trị thực phẩm theo hướng đầu tư vào chế biến sâu.
Để thực hiện được điều này, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ NNPTNT và các địa phương phải rà soát lại quy hoạch chăn nuôi, gắn quy hoạch với nhu cầu thị trường và năng lực tổ chức sản xuất. Đặc biệt, phải thực hiện nghiêm túc việc dự báo thị trường, quản lý chất lượng sản phẩm và xúc tiến thương mại để xuất khẩu.
Về mô hình nhà máy giết mổ gia súc của DABACO, Phó Thủ tướng ghi nhận và khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu kỹ thị trường, để tạo ra sự đa dạng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh. Doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu mở rộng đầu tư để tạo gia chuỗi giá trị hoàn chỉnh từ thức ăn, chăn nuôi, giết mổ, chế biến, bảo quản.
Theo Danviet
Giá cát tăng phi mã, nhiều dự án đội vốn "khủng"
Tình trạng thiếu cát và giá cát tăng cao khiến nhiều dự án giao thông trọng điểm bị ảnh hưởng là điểm mấu chốt được phó Thủ tướng Chính Phủ Trịnh Đình Dũng làm rõ khi làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và các cơ quan liên quan gần đây.
Cung không đủ cầu
Tại buổi làm việc, nhiều địa phương cho biết tình trạng thiếu cát và giá cát tăng cao ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án, trong đó có các dự án giao thông trọng điểm. Bức xúc về việc nguồn cung cát xây dựng không đủ cầu, ông Lâm Quang Thi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nói: "Có nơi giá cát tăng từ 200-300%, các công trình đầu tư của T.Ư và địa phương đều bị đội chi phí đầu tư".
Hoạt động khai thác cát ở An Giang đang được siết chặt. Ảnh: H.X
Để đảm bảo nguồn cát phục vụ các công trình của T.Ư và địa phương hoàn thành theo tiến độ đề ra, các địa phương cần phải được cho tự chủ việc cấp phép khai thác cát (có đánh giá tác động môi trường) và không cần lấy ý kiến người dân". Ông Lâm Quang Thi
Cũng theo ông Thi, thực tế nguồn cát là không thiếu (trục sông Mekong qua An Giang, Đồng Tháp có trữ lượng nguồn cát lớn, phục vụ cho các công trình xây dựng). Nguyên nhân là do, thực hiện chủ trương về tăng cường quản lý Nhà nước trong hoạt động khai thác cát nên thời gian gần đây, các địa phương ngừng cấp phép khai thác các mỏ cát mới, kể cả các dự án nạo vét sông, luồng lạch.
Ông Nguyễn Văn Thể - Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng cảnh báo, nếu không giải quyết được vấn đề thiếu cát và giá cát thì không có công trình Nhà nước đầu tư nào triển khai nhanh được. Từ đó sẽ dẫn tới ách tắc các công trình, không chỉ năm nay mà nhiều năm tới. Ông Thể nhấn mạnh: "Giá cát tăng từ 100- 300% thì làm sao giải quyết được. Như dự án Trung Lương - Mỹ Thuận, cát tăng đội giá từ 9.000 tỷ đồng lên 14.000 hay 15.000 tỷ đồng, chỉ có cách Nhà nước chịu phần đội giá này thì nhà đầu tư mới an tâm thực hiện dự án".
Nhiều kiến nghị đến Chính Phủ
Ông Sơn Minh Thắng - Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đề nghị Chính phủ có chỉ đạo về giải pháp khắc phục tình trạng thiếu cát. "Tôi nghĩ phải có sự chỉ đạo từ Chính phủ về việc này, riêng các địa phương phải san sẻ cát cho nhau" - ông Thắng cho biết.
Đồng quan điểm với các địa phương, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cũng thông tin, nguồn cung cấp cát ngày càng khan hiếm, hiện chỉ đáp ứng khoảng hơn 20% so với nhu cầu. Trước tình trạng trên, Thứ trưởng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và các địa phương hỗ trợ bố trí mỏ cát mới hoặc cấp phép, nhằm tăng công suất khai thác cát, từ đó đáp ứng nhu cầu cho các dự án đang triển khai trong vùng. Đồng thời cung cấp cho các thông tin chính thức, số liệu thực tế của các mỏ cát hiện nay để các dự án có giải pháp phù hợp.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu quan điểm, các địa phương chỉ nên cấp phép khai thác cát đúng quy hoạch, gắn với việc chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành có liên quan rà soát lại các quy hoạch, bổ sung và điều chỉnh nếu thấy cần thiết đối với hoạt động khai thác cát sỏi trên. Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo tìm ngay các giải pháp thay thế cát truyền thống để đáp ứng nhu cầu cát trong đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.
Theo Danviet
Hỗ trợ người nuôi tôm hùm tỉnh Phú Yên Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp khắc phục tình hình tôm hùm nuôi chết tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Tôm hùm chết bị vứt bỏ la liệt ở dọc biển Sông Cầu, Phú Yên. Theo UBND tỉnh Phú Yên, tại xã Xuân Phương và phường Xuân Yên thuộc vịnh Xuân Đài...