Bắc Ninh: Cổng chào KĐT Hòa Long – Kinh Bắc sụp đổ lộ ra toàn cát đá
Sau khi chiếc xe khách của Công ty Sam Sung chạy qua, vướng phải dây điện kéo đổ cổng chào khu đô thị Hòa Long – Kinh Bắc (TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) thì lộ ra toàn cát đá bên trong.
Chân cổng chào toàn cát và đá ở Bắc Ninh.
Trao đổi nhanh với PV Báo Gia đình và Xã hội qua điện thoại, ông Ngô Công Thiết, Bí thư Đảng ủy phường Hòa Long, TP Bắc Ninh xác nhận có thông tin trên: “Chiếc xe chạy qua khu đô thị Hòa Long – Kinh Bắc chẳng may dây điện vướng vào gương chiếu hậu nên đã kéo đổ cổng chào”.
Trao đổi PV, đại diện Ban quản lý Dự án (BQLDA)TP Bắc Ninh cũng cho biết, sự việc xảy ra khoảng 16h30 chiều qua (6/8). Theo vị đại diện BQLDA TP Bắc Ninh, chiếc cổng chào cũ này được di chuyển từ đường Lý Thái Tổ vào đường Âu Cơ từ năm 2016.
“Thực tế móng thiết kế của nó là móng bê tông sâu 1 mét, rộng 1,8m, liên kết với cột bằng bản mã 1,4 cm. Còn phần cát phía trên chỉ để che phần chân khi hàn bản mã, phía ngoài ốp đá. Khi cột đổ thì bản mã vẫn còn nguyên”, vị đại diện BQLDA TP Bắc Ninh thông tin.
Video đang HOT
Trước đó, vào ngày (6/8) một đoạn clip đã ghi lại hình ảnh một chiếc xe ô tô đưa đón công nhân của Công ty TNHH Sam Sung vướng phải dây điện, kéo đổ cổng chào (khu đô thị Hoàng Long – Kinh Bắc, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) được đăng tải trên mạng xã hội.
Hiện clip này đang thu hút hàng chục nghìn lượt xem, chia sẻ và bình luận. Nhiều ý kiến bày tỏ nghi ngờ về chất lượng của chiếc cổng chào này do khi sụp đổ, lộ ra dưới chân cổng chào toàn cát khô và gạch đá.
Báo Gia đình và Xã hội sẽ tiếp tục thông tin.
Hiếu Hoàng
Theo giadinh
Giao quyền Bộ trưởng Thông tin Truyền thông với ông Nguyễn Mạnh Hùng
Thủ tướng vừa có quyết định giao quyền Bộ trưởng Thông tin Truyền thông đối với thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel.
Tại Quyết định 900/QĐ-TTg ký ngày 25/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao quyền Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đối với thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
Trước đó, Bộ Chính trị đã có quyết định chỉ định ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2016-2021.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Hoàng Hà.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng sinh năm 1962 tại tỉnh Phú Thọ, nguyên quán tại huyện Từ Sơn, Bắc Ninh; là kỹ sư chuyên ngành Điện tử viễn thông ở Liên Xô (cũ), thạc sĩ viễn thông ở Australia.
Ông Hùng từng giữ các vị trí Phó giám đốc công ty Viễn thông Viettel, Phó tổng giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel. Ông được coi là kiến trúc sư trưởng sau những thành công mang tính cách mạng của tập đoàn này.
Tham gia thị trường viễn thông năm 2000, Viettel đã tạo cuộc chơi mới khi phá vỡ thế độc quyền và vượt lên dẫn đầu tại Việt Nam. Chia sẻ với báo giới, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết bí quyết thành công của Viettel chính là làm khác biệt. Khi các hãng viễn thông tập trung thành thị, Viettel chọn con đường đánh chiếm nông thôn, đưa di động, Internet thành dịch vụ bình dân tại Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm và làm việc tại Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) về tình hình sản xuất kinh doanh cũng như chiến lược phát triển của Tập đoàn vào cuối tháng 6. Ảnh: Quang Hiếu/VGP.
Năm 2012, Viettel đã bỏ xa VNPT với lợi nhuận gần gấp 3 lần. Với doanh số trên 10 tỷ USD vào năm 2016, Viettel thuộc top 3 thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam. Viettel cũng đã vươn ra đầu tư thị trường nước ngoài, hiện diện tại 3 châu lục.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (1/2016), ông Nguyễn Mạnh Hùng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cũng trong năm này, ông trở thành Tổng giám đốc doanh nghiệp đầu tiên được chỉ định làm Ủy viên Quân ủy Trung ương.
Trước đó, Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật ông Trương Minh Tuấn bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2016-2021. Ngày 23/7, Chủ tịch nước ký quyết định tạm đình chỉ công tác Bộ trưởng Thông tin Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn.
Nhật Lâm
Theo Zing.vn
Lao động Hàn Quốc về nước khó tìm việc làm Lương trong nước thấp, chế độ đãi ngộ hạn chế là nguyên nhân chính khiến nhiều lao động về nước chưa tìm được việc. Loay hoay tìm việc Anh Nguyễn Văn Minh, 36 tuổi (Nam Định) từng làm việc tại Hàn Quốc là 6 năm, 8 tháng. Mặc dù chưa hết hợp đồng lao động, nhưng anh Minh vẫn xin về nước trước...