Bắc Mali tăng cường vũ trang
Tờ Le Figaro ngày 23.10 đưa tin không ít chuyến xe chở các tay súng cùng nhiều vũ khí từ các nước lân cận liên tục đến các tỉnh thành phía bắc Mali trong những ngày qua.
Sau đợt khủng hoảng chính trị hồi tháng 3, khu vực này hoàn toàn bị kiểm soát bởi các tổ chức Hồi giáo cực đoan. Giữa tuần trước, kênh France 2 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian nhận định các nước châu Phi, sau khi được HĐBA LHQ ủy nhiệm, có thể sẽ can thiệp quân sự vào Mali “trong vài tuần tới”.
Habib Ould Issouf, một trong những thủ lĩnh của nhóm vũ trang Mujao, tuyên bố các tay súng “anh em” từ Sudan, Tunisia đang đổ về đây để đáp trả “những lời khiêu chiến của phương Tây”. Cả người và vũ khí đều được phân tán ra nhiều làng mạc, thị trấn vùng ven. Các tay súng Hồi giáo cực đoan này không tập trung trong thành phố.
Video đang HOT
Theo TNO
Ấn Độ tăng cường vũ trang trên nóc nhà thế giới
Ấn Độ đang củng cố quân sự tại vùng biên giới với Trung Quốc giữa lúc Bắc Kinh không ngừng đẩy mạnh phát triển ở khu vực trên.
Năm 1962, Ấn Độ và Trung Quốc đã có một cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngày vì tranh chấp chủ quyền. Theo trang mạng an ninh Global Security, New Delhi đã thất bại trong cuộc chiến trên. Khi đó, quân đội Trung Quốc thọc sâu vào khu vực đông bắc Ấn Độ, nhưng đơn phương rút lui sau khi chiếm khu vực Aksai Chin rộng khoảng 38.000 km2. Hiện tại, khu vực này vẫn do Bắc Kinh quản lý nhưng New Delhi tuyên bố nó thuộc bang Jammu-Kashmir của mình. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn đang kiểm soát 5.180 km2 ở Kashmir do Pakistan nhượng lại hồi năm 1963. Ngược lại, sau cuộc chiến trên, New Delhi vẫn hoàn toàn quản lý bang Arunachal Pradesh nhưng Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền và xem vùng này thuộc Khu tự trị Tây Tạng. Vì thế, từ đó đến nay, Arunachal Pradesh/Nam Tây Tạng và vùng Aksai Chin luôn là những điểm nóng gây căng thẳng về chủ quyền trên bộ giữa hai nước. Thời gian gần đây, cả Bắc Kinh lẫn New Delhi đều có những động thái củng cố sức mạnh quân sự tại đây.
Binh sĩ Ấn Độ tuần tra ở Arunachal Pradesh - Ảnh: Reuters
Nỗ lực của Ấn Độ
Nhiều năm sau cuộc chiến 1962, Ấn Độ đã bỏ bê việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Arunachal Pradesh/Nam Tây Tạng và khu vực này trở thành vùng đệm phòng ngừa tấn công từ Trung Quốc. Tuy nhiên, New Delhi đang chấm dứt tình trạng này khi Bắc Kinh liên tục đẩy mạnh phát triển khu vực bên kia biên giới, theo Reuters.
Trong chuyến công du đến Arunachal Pradesh/Nam Tây Tạng hồi năm 2008, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cam kết đầu tư 4 tỉ USD để xây dựng tuyến đường dài 1.700 km tại khu vực trên. Dự án này góp phần tạo nên mạng lưới giao thông kết nối các thung lũng ở Arunachal Pradesh/Nam Tây Tạng. Ngoài ra, Ấn Độ còn xây dựng tuyến xe lửa liên kết khu vực trên với thủ đô New Delhi. Đồng thời, các dự án cơ sở hạ tầng, điện năng và viễn thông cũng được nâng cấp mạnh mẽ.
Song hành cùng việc cải tạo cơ sở hạ tầng, New Delhi nhanh chóng đẩy mạnh củng cố quốc phòng tại khu vực này. Ấn Độ hồi tháng 5 bắt đầu bổ sung lực lượng tuần tra bộ binh ở vùng biên giới với Trung Quốc. Đây là một phần thuộc kế hoạch của New Delhi trong việc tăng cường từ 60.000 lên thành 120.000 binh sĩ tại đây. Đồng thời, 2 đơn vị chiến đấu cơ Su-30 của Ấn Độ cũng đang hiện diện ở khu vực này. Trong tương lai không xa, New Delhi sẽ triển khai thêm tên lửa siêu thanh Brahmos đến đây. Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Anthony vừa tuyên bố trước quốc hội nước này rằng: "Nếu họ (Trung Quốc - NV) có thể tăng cường quân sự tại vùng biên giới thì chúng ta cũng có thể làm điều đó trên lãnh thổ của mình".
Hồi tháng 2, tờ The Times of India đưa tin Ấn Độ đang lên kế hoạch tăng thêm gần 100.000 lính và bổ sung thêm 4 đơn vị dọc biên giới với Trung Quốc. Đồng thời, New Delhi cũng đã thông qua kế hoạch hiện đại hóa quân đội trị giá 13 tỉ USD và không ngừng đẩy mạnh việc thử nghiệm các tên lửa liên lục địa Agni-IV và Agni-V. Ngoài ra, không quân Ấn Độ dự định mua 71 trực thăng vận tải chiến thuật đa dụng Mi-17 V5 do Nga cung cấp. Gần đây, Ấn Độ đang xúc tiến việc đưa vào sử dụng ít nhất 114 trực thăng chiến đấu hạng nhẹ LCH do nước này sản xuất. Đồng thời, New Delhi còn quyết định thương lượng với hãng Dassault (Pháp) về hợp đồng mua 126 chiến đấu cơ đa năng Rafale.
Lo ngại
New Delhi tiến hành các động thái trên giữa lúc Trung Quốc dường như đang cấp tập tăng cường quân sự ở vùng biên giới với Ấn Độ, đặc biệt là khu vực mà Bắc Kinh giành được sau cuộc chiến 1962. Trong chuyến thăm do chính quyền Trung Quốc tổ chức đến Tây Tạng vào năm 2010, phóng viên Reuters ghi nhận một số chiến đấu cơ Su-27 hoạt động tại sân bay Gonggar của thủ phủ Lhasa. Theo một báo cáo do Lầu Năm Góc công bố cách đây chưa lâu, Trung Quốc đã nâng cấp đường sá và đang xây dựng mở rộng sân bay tại Tây Tạng. Bắc Kinh còn đặt tên lửa tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân trong khu vực trên và triển khai 300.000 quân trên khắp cao nguyên Tây Tạng.
Quan trọng hơn, việc Trung Quốc cán nhựa một con đường đi xuyên qua Aksai Chin khiến New Delhi phải lo ngại. Nửa thế kỷ trước, sau khi tuyến đường nối Tân Cương với Tây Tạng được xây dựng, cuộc chiến tranh biên giới giữa 2 bên đã xảy ra. Trong một bài viết mới đây trên tạp chí Strategic Affairs, chuyên gia quân sự Ấn Độ T.N.Ashok đã nói đến khả năng Trung Quốc phát động một cuộc chiến chớp nhoáng nhằm vào Arunachal Pradesh.
Theo Thanh Niên
Syria triển khai xe tăng đến biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ? Nguồn tin từ lực lượng đối lập khẳng định các xe tăng đã được tập trung cách biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ 30km. Thiếu tướng Mustafa Sheikh của Quân đội Syria Tự do (FSA) - lực lượng đối lập tại Syria ngày 29/6 cho biết, các lực lượng Chính phủ Syria đã điều động 170 xe tăng đến phía Bắc thành phố...