Bạc Liêu: Xây cầu nhưng “quên” làm đường, dân muốn đi qua phải đóng phí
Người dân muốn đi qua lại cầu Út Hòn (TX Giá Rai, Bạc Liêu) phải đi qua phần đất của một hộ dân và buộc phải đóng phí.
Do chưa được hỗ trợ, bồi thường đường dẫn vào cầu Út Hòn, một hộ dân tự ý lập “chốt thu ph픑 ngay dưới chân cầu. Ảnh: Gia Minh
Làm cầu nhưng… “quên” làm đường
Gần đây, Báo Giao thông nhận được phản ánh của người dân ở ấp 15, xã Phong Thạnh Đông, thị xã Giá Rai, Bạc Liêu về việc một cây cầu do một đơn vị tài trợ kinh phí xây dựng, nhưng 1 hộ dân lại làm barie để thu phí, khiến họ rất bức xúc.
Chiều 10/3, PV Báo Giao thông đã tìm về ấp 15 để lãm rõ phản ánh của người dân nơi đây.
Theo ghi nhận của PV, cây cầu người dân phản ánh có thu phí là cầu Út Hòn (chiều rộng 2m, chiều dài 32,58m) thuộc địa phận ấp 15, xã Phong Thạnh Đông, thị xã Giá Rai, Bạc Liêu.
Cây cầu này nằm cách tuyến lộ chính từ trung tâm xã Phong Thạnh Đông (thị xã Giá Rai) đến xã Vĩnh Phú Tây (huyện Phước Long) khoảng hơn 100m. Kinh phí xây dựng cầy cầu này khoảng hơn 1 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đường dẫn vào cầu đi qua phần đất của hộ ông Nguyễn Văn A (ngụ ấp 15, xã Phong Thạnh Tây) được làm sơ sài, do chủ đất tự bỏ tiền ra xây dựng. Bất kể người dân địa phương hay người từ địa phương khác đến, nếu muốn đi qua cầu Út Hòn buộc phải trả phí tại “chốt thu phí” dưới chân cầu. Cụ thể, người đi xe đạp bị thu 1.000 đồng/lượt, người đi xe máy 2.000 đồng/lượt.
Người dân muốn qua cầu Út Hòn tiết kiệm thời gian thì phải chịu đóng phí. Ảnh: Gia Minh
Một người dân địa phương (xin được giấu tên) cho biết, cây cầu Út Hòn xây dựng và hoàn thành đã hơn 1 năm, không phải hộ dân có nhà ở đầu cầu xây nhưng người này lại lập “chốt thu phí”, khiến họ rất bức xúc.
“Chúng tôi cũng không biết vì sao, chính quyền lại để cho một hộ dân tự ý làm barie để thu phí. Việc làm này rất vô lý, khiến nhiều người bức xúc. Do số tiền không lớn, nên chúng tôi chấp nhận đóng phí để đi tắt cho nhanh”, người này phản ánh.
Lúng túng trong xử lý
Trao đổi với PV Báo Giao thông, bà Châu Ngọc Giàu, Chủ tịch UBND xã Phong Thạnh Đông cho biết, việc một hộ dân tự ý làm “chốt thu phí” ở chân cầu Út Hòn là có, việc thu phí bắt đầu từ năm 2019 đến nay (tức là thời điểm cầu hoàn thành và đưa vào sử dụng).
Theo bà Giàu, cầu Út Hòn nằm trong dự án do nước ngoài tài trợ, và chỉ hỗ trợ phần cầu. Khi làm cầu xong, còn lại đoạn đường dẫn từ chân cầu dẫn đến tuyến lộ nhựa Phong Thạnh Đông – Vĩnh Phú Tây bị vướng, do không nằm trong dự án.
“Địa phương là đơn vị được thụ hưởng phần hỗ trợ, nên không thể xin hỗ trợ thêm kinh phí để bồi thường phần đất này cho người dân”, bà Giàu cho hay.
Cầu Út Hòn được tài trợ bởi một dự án của nước ngoài và xã Phong Thạnh Đông (TX Giá Rai) là đơn vị được thụ hưởng. Ảnh: Gia Minh
Còn về việc ông A tự ý làm “chốt thu phí” khi đi qua cầu, bà Giàu cho biết: “Hiện tại, địa phương chưa có phương án giải tỏa, bồi thường, hỗ trợ cho ông A. Do đây là đất thuộc quyền sở hữu của ông A, nên ông A tự làm đường, rồi làm thanh chắn ngang để thu tiền người dân qua lại. Địa phương biết điều đó, nhưng chưa vận động được”.
Qua làm việc giữa chính quyền địa phương với hộ ông A. Ông A yêu cầu nhà nước có phương án hỗ trợ, bồi thường theo quy định, nếu hai bên thống nhất hỗ trợ bồi thường thì ông A sẽ dỡ “chốt thu phí”.
“Trước mắt, xã sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động gia đình ông A. tự nguyện hiến đất để nhà nước làm đường cho bà con đi, tháo dỡ chốt chắn ngang không thu phí nữa. Đồng thời, xã sẽ có báo cáo về lãnh đạo thị xã để xem xét phương án xử lý phù hợp, nhằm tạo điều kiện cho người dân đi lại được thuận tiện”, bà Giàu cho hay.
Trường ĐH Kiên Giang sản xuất gel rửa tay sát khuẩn phòng chống dịch
Trung tâm Quản lý Thực hành - Thí nghiệm (Trường ĐH Kiên Giang) vừa triển khai pha chế dung dịch rửa tay và gel sát khuẩn đợt 1 năm 2021 để phòng, chống Covid-19 với số lượng 1.000 lít.
Trung tâm Quản lý Thực hành - Thí nghiệm, Trường ĐH Kiên Giang pha chế dung dịch rửa tay khô sát khuẩn.
Theo Ths Lư Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Trung tâm Quản lý Thực hành - Thí nghiệm, trong năm 2021, để ứng phó với tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Trường ĐH Kiên Giang dự kiến sản xuất 5.000 lít "Gel rửa tay khô KGU - Care" sát khuẩn dành cho giáo viên, học sinh, sinh viên...
Trung tâm Thực hành - Thí nghiệm của trường sẽ hỗ trợ tư vấn kỹ thuật cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khi có nhu cầu, trên tinh thần trách nhiệm phục vụ cộng đồng.
"Gel rửa tay khô KGU - Care" sát khuẩn sẽ được sử dụng cho việc phòng chống dịch Covid-19 trong Trường ĐH Kiên Giang; Đồng thời, gửi tặng 56 trường THPT, cấp 2 - 3, Trung tâm Giáo dục thường xuyên trong tỉnh Kiên Giang và 30 trường THPT ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang, Hậu Giang...
Ở mỗi điểm trường THPT trong và ngoài tỉnh, Trường ĐH Kiên Giang sẽ lắp đặt hộp đựng dung dịch rửa tay khô sát khuẩn để thuận tiện cho giáo viên và các em học sinh sử dụng.
Cán bộ đang nghiên cứu bổ sung màu tự nhiên vào sản phẩm "Gel rửa tay khô KGU - Care".
"Gel rửa tay khô KGU - Care" được điều chế trên nền công thức của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trong lần này trường đã nghiên cứu pha chế thêm gel để phù hợp với nhu cầu vận chuyển, sử dụng. Trong thời gian tới, nhà trường sẽ đẩy mạnh công tác nghiên cứu, bổ sung vào sản phẩm những nguyên liệu điều chế từ thiên nhiên như màu và mùi tự nhiên, mang thương hiệu, đặc trưng riêng của KGU.
Sản phẩm đã được Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh kiểm nghiệm, diệt được 99,99% vi sinh vật gây bệnh.
Trong năm 2020 Trường ĐH Kiên Giang cũng đã được Sở Y tế tỉnh Kiên Giang ra quyết định công nhận là cơ sở đủ điều kiện sản xuất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.
Dừng cách ly trường hợp liên quan người đàn ông xin việc âm tính ở Bạc Liêu Chiều 1/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu khẳng định, đến thời điểm này không có trường hợp nào mắc Covid-19 trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh này. Bạc Liêu thông tin chính thức ca nghi mắc, sau đó âm tính Covid-19 Chiều 1/3, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bạc Liêu đã họp báo thông tin chính thức...