Bạc Liêu: Nuôi tôm công nghệ cao thế nào để cứ 1ha cho thu tới 23 tỷ đồng?
Đây là một bước thành công bất ngờ của mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong bể tròn nổi tại tỉnh Bạc Liêu. Doanh thu của mô hình nuôi tôm công nghệ cao này lên đến 23 tỉ đồng/ha/năm. Con số cao nhất từ trước đến nay tại các tỉnh nuôi tôm nước lợ phía Nam.
Ngày 31.7, ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu cho biết, đây là mô hình đã được kiểm nghiệm và thành công tại Bạc Liêu và một số nơi.
Mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh trong bể tròn nổi ở tỉnh Bạc Liêu có doanh thu trên 23 tỉ đồng/ha/năm (ảnh Nhật Hồ)
Cụ thể, mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh 3 vụ/năm trên bể tròn nổi cho năng suất và sản lượng rất cao.
Thống kê của Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu cho thấy, mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh trong bể tròn nổi có tổng doanh thu 23 tỉ đồng/ha/năm; tổng chi phí 13,9 tỉ đồng/ha/năm; lợi nhuận thu được lên đến 9.5 tỉ đồng/ha/năm.
Video đang HOT
Đối với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trên ao đất trải bạt có mức doanh thu 21 tỉ đồng/ha/năm; lợi nhuận 7.6 tỉ đồng/ha/vụ/năm.
Hiện tại tỉnh Bạc Liêu có trên 1.000ha nuôi theo 2 mô hình nói trên. Tỉnh này cũng mạnh dạn kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư nuôi theo các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đảm bảo an toàn sinh học tiến tới chủ động nguồn nguyên liệu xuất khẩu nguyên con trực tiếp.
Sóc Trăng: Trồng mía-mía ế, nuôi tôm-tôm chết, bất ngờ thành công nhờ loài cá nhìn như con chạch
Nông dân ở Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) đã chuyển đổi nhiều diện tích trồng mía kém hiệu quả sang sản xuất cây màu, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản.
Theo đó, ngoài nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú, nhiều hộ dân chọn nuôi các loại cá da trơn, trong đó có nuôi cá kèo là đối tượng nuôi đang mang lại nguồn thu nhập tốt..
Đơn cử như hộ ông Kim Chặy, ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh Nam (huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng) qua các đợt nuôi cá kèo đã mang về nguồn thu nhập vài trăm triệu đồng/năm và sắp tới đang hứa hẹn một vụ cá kèo bội thu.
Ông Kim Chặy, xã An Thạnh Nam (huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng) bên ao mô hình nuôi cá kèo thâm canh trong ao đất. Ảnh: THÚY LIỄU
Qua tìm hiểu được biết, hơn 30 năm gắn bó cùng cây mía, ông Kim Chặy khá "thấm đòn" bởi nhiều năm liên tục mía rớt giá, nông dân rơi vào cảnh thua lỗ liên miên.
Đang loay hoay tìm hướng đi mới nhằm thay thế cây mía, ông Kim Chặy được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện mời tham gia trồng đậu nành rau, được doanh nghiệp liên kết đầu ra.
Cũng qua một thời gian gắn bó cùng cây đậu nành hiệu quả khá tốt nhưng ông Kim Chặy quyết định chuyển đổi diện tích màu 5 công đang sản xuất sang đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng, bởi thấy bà con nhiều địa phương trong huyện nuôi tôm lợi nhuận cao.
Nhưng khi bắt tay vào nuôi tôm dù đã chuẩn bị cẩn thận các bước trong quá trình nuôi, lẫn học hỏi kinh nghiệm của hộ nuôi trước và trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết cho mùa vụ tôm nước lợ nhưng chỉ mới một tháng thả nuôi, tôm bị thiệt hại 100%, mất trắng số tiền 200 triệu đồng.
Để tìm hướng đi mới, ông Kim Chặy quyết tâm sẽ tìm hiểu loài thủy sản phù hợp hơn nuôi thử nghiệm và thấy con cá kèo rất tiềm năng nên ông đã chọn mua con giống cá kèo về thả nuôi.
Theo đó, với diện tích nuôi cá kèo ban đầu là 5.000m2 chia thành 2 ao, chỉ sau đợt nuôi đầu tiên đã thu hoạch số lượng cá tầm 10 tấn, tính đến thời điểm hiện tại, ông Kim Chặy đã nuôi cá kèo hơn 2 năm, bình quân mỗi năm tổng sản lượng cá kèo thu hoạch hơn 20 tấn, giá bán từ 75.000 đồng - 85.000 đồng/kg, trừ chi phí lợi nhuận hơn 400 triệu đồng/năm.
Thấy cá kèo nuôi dễ, đạt sản lượng cao, đầu ra ngay thời điểm hiện tại tương đối ổn định nên ông tiếp tục chuyển 5.000m2 diện tích đất trồng mía sang đào ao nuôi cá kèo, qua đó nâng tổng số ao tại hộ lên 5 ao, với diện tích hơn 1ha.
Mới đây nhất là 1 trong 5 ao cá kèo của ông Kim Chặy được Dự án WB9 phối hợp các đơn vị liên quan của ngành Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng triển khai mô hình nuôi cá kèo thâm canh trong ao đất bằng cách hỗ trợ con giống, thức ăn, cá đã hơn 2 tháng tuổi, dự kiến 1 tháng nữa sẽ thu hoạch và ước số lượng cá kèo sau thu hoạch hơn 5 tấn/đợt nuôi.
Ông Kim Chặy tâm tình: "Nuôi cá kèo nhẹ công chăm sóc nhưng đòi hỏi người nuôi phải am hiểu về cách thức nuôi bởi con cá kèo thường mắc bệnh ghẻ, nếu cá bị bệnh này xem như ao cá thiệt hại lớn, thêm nữa cá cũng dễ mắc bệnh phình bụng dẫn đến chết... Để các loại dịch bệnh trên cá kèo không xảy ra thì cách tốt nhất là bà con phòng ngừa trước bằng các loại thuốc dùng cho cá được cơ quan chức năng cho phép sử dụng...".
Theo ông Kim Chặy, quan trọng không kém nữa là cách chăm sóc ao cá kèo sạch sẽ, thông thoáng, đảm bảo nguồn thức ăn vừa đủ không dư thừa trong ao, bổ sung thêm các men tiêu hóa trong thức ăn nhằm kích thích cá ăn nhiều và tiêu hóa tốt hơn, đồng thời bổ sung thêm các chế phẩm vi sinh xử lý đáy ao nuôi cá kèo.
Đặc biệt nên cung cấp nguồn thực phẩm tự nhiên cho cá kèo. Để các vụ nuôi cá kèo tiếp tục thành công, ông sẽ tiếp tục học hỏi thêm kiến thức trên các tài liệu khoa học chăn nuôi cũng như tiếp thu hướng dẫn của các ngành chuyên môn.
Ông Kim Chặy thấy quy trình nuôi cá kèo thâm canh triển khai thực hiện giảm đáng kể chi phí đầu tư trong quá trình nuôi, thực tế thấy cá lớn nhanh, độ lớn đồng đều. Hướng tới, ông sẽ duy trì mô hình nhằm tăng vụ nuôi...
Theo ngành chuyên môn, để nuôi cá kèo đạt hiệu quả, ao nuôi cá cần diện tích thích hợp, việc nuôi cá có thể nuôi bằng ao đất bình thường hay ao cát, độ mặn nước dao động dưới 10%0. Về cá kèo giống nên chọn kích cỡ cá từ 4cm - 6cm khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn, cá không bị sây sát, màu sắc tươi sáng, có nhiều nhớt, không có mầm bệnh.
Quảng Trị: Nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát thành công, một nông dân lãi ròng 1,2 tỷ đồng Với ý chí và nghị lực vươn lên, ông Nguyễn Xuân Thiết (sinh năm 1957), ở Thôn 6, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) đã thành công với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Từng tham gia du...