Bạc Liêu: Người dân thiệt hại nặng vì chính quyền chậm xử lý sai phạm
Dù đã có quyết định xử lý sai phạm, thế nhưng không hiểu vì sao ngành chức năng huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu vẫn để vụ việc rơi vào “im lặng” hết sức khó hiểu.
Ông Đặng Hoàng Phục (sinh năm 1980, ngụ ấp Chòi Mòi, xã An Phúc, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) đã gửi đơn “tố” ngành chức năng huyện Đông Hải, cố tình trì hoãn, chậm trễ trong xử lý sai phạm, khiến gia đình ông thiệt hại hàng trăm triệu đồng trong nhiều tháng qua.
Trước đó, ngày 14/12/2017, ông Phục được Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu cấp phép số 193/GPBKNS hoạt động bến phà khách ngang sông Gành Hào thuộc thủy phận đập Mười Chì, thuột ấp Chòi Mòi, Xã An Phúc, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.
Bến đò sai phạm – vị trí không được cấp phép
Bến đò được phép hoạt động
Đối lưu với bến của ông Phục là bến của ông Nguyễn Văn Út (người dân thường gọi là bến Út Sài Gòn-PV), thuộc ấp Thuận Lợi, xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Như vậy, theo giấy phép hoạt động, ông Út và ông Phục mỗi người chia nhau đưa khách 15 ngày trong một tháng.
Video đang HOT
Ông Phục thì đồng ý tuân thủ theo quy định của ngành chức năng, riêng ông Út không đồng ý thực hiện việc đưa khách đối lưu mà độc chiếm toàn bộ hoạt động đưa phà ngang sông Gành Hào, không đúng với giấy phép được cấp. Không những vậy, ông Út còn tự thuê đất và mở một bến phà khác phía bên xã An Phúc gần bến Mười Chì để đón khách, không đúng với quy hoạch bến của tỉnh Bạc Liêu và thỏa thuận quy hoạch bến của hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.
Giấy phép hoạt động của bến đò ông Đặng Hoàng Phục
Trước sự việc trên, ông Phục đã nhiều lần yêu cầu các ban ngành chức năng để giải quyết. Dù có những động thái coi thường quy định và pháp luật như vậy, nhưng đến nay, hoạt động đưa khách của ông Út vẫn ngang nhiên diễn ra, bất chấp sự tuyên truyền, nhắc nhở của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.
Đến ngày 29/6, UBND huyện Đông Hải ban hành Quyết định số 01/KH-BCC để thực hiện việc cưỡng chế bến phà ngang sông Gành Hào đoạn đập Mười Chì.
Tuy nhiên, từ khi ban hành kế hoạch cưỡng chế cho đến nay ngành chức năng huyện Đông Hải vẫn cứ rơi vào “im lặng”.
Trước những sai phạm của ông Út đã rõ ràng nhưng không hiểu vì sao ngành chức năng huyện Đông Hải cố tình trì hoãn, chậm trễ xử lý sai phạm khiến người dân rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.
Ông Phục bức xúc nói: “Đã nhiều lần tôi yêu cầu giải quyết nhưng ngành chức năng huyện Đông Hải không thực hiện cứ hứa hẹn nhiều lần. Từ khi được cấp phép đến nay đã gần 8 tháng mà vẫn không được hoạt động. Trung bình hàng ngày bến hoạt động thu nhập từ 1,5 triệu đến 1,7 triệu đồng, trừ chi phí thì lợi nhuận còn được trên 1 triệu/ngày. Như vậy tính nay cả chi phí thuê bến bãi tôi đã thiệt hại hàng trăm triệu đồng”.
Hành vi của ông Út là quá xem thường pháp luật, bất chấp mọi thủ đoạn để kinh doanh trái phép. Thế nhưng không hiểu vì sao ngành chức năng huyện Đông Hải lại không xử lý?.
Đoàn liên ngành tỉnh Bạc Liêu kiểm tra bến đò
Ông Phạm Ngọc Hiển (70 tuổi, ngụ ấp Chòi Mòi, xã An Phúc, huyện Đông Hải, tỉnnh Bạc Liêu) cho biết: “Việc thuê đất lập bến bãi của ông Út là sai với quy định. Nhiều lần ngành chức năng lên xuống xem xét nhưng không thấy giải quyết. Chúng tôi là người dân sớm mong ngành chức năng huyện Đông Hải giải quyết dứt điểm những sai phạm của ông Út. Vì bến đò ông Út lập để đưa rước khách là trái phép gây mất an toàn giao thông”.
Ông Đặng Hoàng Phục trình bày với phóng viên
Trao đổi với PV, ông Bùi Minh Túy, Chủ tịch UBND huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Hiện nay chúng tôi đang phối hợp với phía UBND huyện Đầm Dơi, bến đối lưu của ông Út và ông Phục yêu cầu thực việc giải quyết bến trái phép. Nếu như ông Út không chấp hành quy định của pháp luật, đưa không đúng bến quy hoạch của tỉnh Bạc Liêu, thời gian tới huyện sẽ có biện pháp mạnh tay rào chắn hoặc cắm cọc bến tự phát trái phép của ông Út để đưa về đúng điểm quy hoạch chạy đối lưu, đảm bảo an toàn. Đồng thời, phía UBND huyện Đầm Dơi và phía ông Út không phối hợp thì chúng tôi sẽ tiến thành lập đoàn cưỡng chế thực hiện theo đúng quy định của pháp luật”.
Mới đây, tại buổi tiếp công dân, ông Phục đã trình bày tâm tư nguyện vọng về việc khiếu nại với Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bạc Liêu, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu và đã được lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu hứa sẽ chỉ đạo làm rõ vụ việc xử lý bến đưa khách trái phép đưa về đúng nơi quy định.
Thành Nhớ
Theo congly
Cà Mau: Người dân bức xúc việc cá trên sông ở huyện Đầm Dơi lại chết
Ngày 25.6, UBND huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã có báo cáo về việc cá trên sông ở huyện này lại chết.
Theo đó, khoảng 6h ngày 24.6 trên địa bàn huyện Đầm Dơi xảy ra hiện tượng một số loài thủy sản nổi đầu, chết ở tuyến sông Gành Hào, sông Bảy Háp, sông Mương Điều thuộc địa bàn ấp Trung Cang, ấp Thành Vọng và ấp Tân Phú, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi.
ảnh minh họa
Tiếp nhận thông tin, huyện Đầm Dơi đã chỉ đạo ngành chuyên môn và UBND xã Tân Trung kết hợp với Sở TNMT tiến hành khảo sát, kiểm tra tình hình thực tế. Qua khảo sát, 5 hộ dân cho biết tình trạng ô nhiễm nước sông xảy ra từ ngày 23.6. Và nhiều hộ dân không lấy được nước vào vuông nuôi tôm mấy tháng nay. Tình trạng thủy sản chết đã xảy ra nhiều lần (bắt đầu từ ngày 11.5.2018).
Việc nguồn nước ô nhiễm ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản nên người dân nơi đây bức xúc và mong muốn ngành chức năng có biện pháp xử lý triệt để.
Cũng theo báo cáo, đây là lần báo cáo thứ 6 việc cá chết trên các tuyến sông thuộc địa bàn huyện Đầm Dơi.
Theo Danviet
Kiểm soát chặt phương tiện tại lễ hội từng xảy ra chìm tàu "Đề nghị các cơ quan chức năng như công an, giao thông đường thủy, bộ đội biên phòng,... quan tâm kiểm soát chặt chẽ các phương tiện tham gia lễ hội; chỉ một sơ sảy là có thể xảy ra sự cố đáng tiếc", Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia yêu cầu trước Lễ hội Nghinh...