Bạc Liêu: Lại xuất hiện trường hợp vật dụng trong nhà bỗng có điện
Ngày 16.11, theo phản ánh của chị T.K.P (40 tuổi, ngụ đường Cao Văn Lầu, phường 2, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), hiện gia đình chị đang vô cùng hoang mang và lo lắng khi nhiều tháng qua các vật dụng trong nhà bỗng nhiên nhiễm điện mà không rõ nguyên nhân do đâu.
Chị P cho biết: “Sự việc được phát hiện vào khoảng 2 tháng trước, lúc đó tôi chuẩn bị đi ngủ, khi vừa đặt chân lên mền thì có cảm giác bị giật tê tê ở bàn chân. Trước sự việc kỳ lạ này, gia đình tôi rất hoang mang và lo lắng. Hàng ngày chúng tôi phải sống trong cảnh phập phồng, lo sợ hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên. Mỗi tối trước khi đi ngủ tôi đều phải dùng bút thử điện kiểm tra xem có hiện tượng nhiễm điện không”.
Theo gia đình chị P, thời điểm các đồ vật có hiện tượng nhiễm điện mạnh nhất là khoảng từ 22h đến sáng.
Theo ghi nhận của phóng viên, sáng 16.11, chúng tôi dùng một thiết bị thử điện để kiểm tra, khi đưa thiết bị này vào ổ điện thì thiết bị phát ra ánh sáng màu xanh (chứng tỏ có điện). Cũng với thiết bị này, khi chúng tôi dùng bút thử các vật dụng như mùng, mền, nệm, gối, nền nhà, thậm chí trên mặt bàn bằng kính, thì đều phát tia sáng màu xanh. Ngay khi chúng tôi tắt cầu giao tổng của gia đình, hiện tượng tương tự vẫn xảy ra ở các vật dụng.
Bút thử điện phát sáng khi rà qua chồng ghế nhựa. Ảnh: NK.
Theo điện lực TP.Bạc Liêu, qua kiểm tra, bước đầu các vật dụng trong nhà của chị P không bị nhiễm điện bởi lưới điện của ngành điện quản lý. Tuy nhiên, hiện tượng này rất giống với trường hợp của các hộ dân ở hẻm 20, đường Võ Thị Sáu, phường 3, TP.Bạc Liêu trước đó.
Video đang HOT
Hiện vụ việc đang được điện lực TP.Bạc Liêu tiếp tục theo dõi và phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ nguyên nhân.
Trước đó, như Dân Việt đã đưa tin, hồi đầu tháng 4, theo phản ánh của nhiều hộ dân tại hẻm 20, đường Võ Thị Sáu (phường 3, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), các vật dụng trong gia đình bỗng nhiên có điện, không rõ nguyên nhân. Hiện tượng kỳ lạ này khiến cho các hộ dân ở đây rất hoang mang.
Trước hiện tượng kỳ lạ này, người dân đã thông báo đến chính quyền địa phương và Điện lực TP.Bạc Liêu.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Hữu Khương – Giám đốc Điện lực TP.Bạc Liêu, cho biết: “Chúng tôi đã cho nhân viên đến nhà dân để kiểm tra, bước đầu chưa xác định được nguyên nhân hiện tượng này. Tuy nhiên, các hộ dân ở đây cho biết, khi tắt cầu dao điện, hiện tượng này vẫn xảy ra. Hiện tượng này rất lạ, cần kiểm tra kỹ mới biết được chính xác nguyên nhân và tìm ra hướng xử lý. Hiện chúng tôi vẫn đang tìm hiểu”.
Theo Danviet
Trưởng ban Dân nguyện nói gì sau "phản hồi" của Chủ tịch tỉnh Phú Yên?
Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ QH Nguyễn Thanh Hải chiều nay 15-11 khẳng định thông tin về việc tiếp dân của các địa phương do Ban Dân nguyện tập hợp từ báo cáo của 63 tỉnh, TP.
Chiều 15-11, bên hành lang Quốc hội (QH), bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ QH, đã trao đổi với Báo Người Lao Động xung quanh các nhận định về việc nhiều địa phương chưa thực hiện tốt việc tiếp dân, trong đó có tỉnh Phú Yên.
Bà Nguyễn Thanh Hải cho biết theo quy định, việc tiếp dân bao gồm 3 hình thức: tiếp dân thường xuyên (do Ban Tiếp dân của địa phương phụ trách làm hằng ngày), tiếp dân định kỳ (do chủ tịch các cấp tỉnh, huyện, xã tiếp) và tiếp dân đột xuất (khi có vụ việc gấp, nóng cần giải quyết).
Ban Dân nguyện đã nhận được báo cáo của tất cả 63 tỉnh, TP về tình hình tiếp dân của địa phương. Tuy nhiên, về số liệu, có nhiều địa phương không báo cáo đầy đủ các mục nên không được thống kê. Trong đó, có địa phương chỉ có số liệu về tiếp công dân định kỳ, có địa phương lại chỉ có số liệu về tiếp công dân thường xuyên.
"Tôi khẳng định tất cả thống kê của Ban Dân nguyện đều dựa trên nguồn là báo cáo có đóng dấu của UBND các tỉnh" - bà Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh.
Với riêng phản hồi của tỉnh Phú Yên cho rằng tỉnh này thực hiện đầy đủ việc tiếp dân, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải giải thích: "Báo cáo nói rõ là tiếp dân định kỳ gắn với thẩm quyền giải quyết chứ không phải tiếp dân không. Ngoài ra, có thể tỉnh Phú Yên có sự thay đổi cán bộ lãnh đạo thời gian gần đây nên nhân viên làm báo cáo cho các UBND từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở không chú ý".
Đặc biệt, Trưởng ban Dân nguyện nhấn mạnh việc tiếp dân phải được thực hiện bởi người lãnh đạo đứng đầu. "Luật nêu chủ tịch UBND tỉnh, TP tiếp dân định kỳ 1 tháng 1 lần; chủ tịch UBND huyện 1 tháng 2 lần; chủ tịch UBND xã 1 tháng 4 lần. Ở đây, đề cập đến tiếp công dân gắn với thẩm quyền giải quyết công việc đó. Cấp phó đi tiếp công dân cũng chưa giải quyết được vấn đề công dân nêu. Công dân muốn gặp người có thẩm quyền giải quyết được việc đó" - Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải nói rõ.
Bà Nguyễn Thanh Hải dẫn chứng có nhiều địa phương tỉ lệ tiếp dân của lãnh đạo tỉnh rất cao, thậm chí tỉnh Khánh Hoà đạt kết quả tiếp dân đến 50 ngày trong năm. Nhưng, tỉ lệ uỷ quyền cho cấp phó tiếp dân lại rất nhiều. "Tiếp dân phải gắn với chất lượng, gắn với thẩm quyền giải quyết. Bản thân tôi tiếp dân không hiệu quả bằng một chủ tịch huyện. Phải công khai lịch tiếp công dân trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, huyện thì người dân mới biết ngày đó chủ tịch tiếp để đến đề đạt nguyện vọng"của dân - bà Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh lại.
Trưởng Ban Dân nguyện cũng chia sẻ mặc dù việc uỷ quyền trong tiếp công dân chưa được quy định trong luật nhưng nhiều địa phương đã phản ánh đây là một điểm bất cập. "Địa phương đề nghị khi sửa Luật Tiếp công dân phải cho phép uỷ quyền, nhưng đây là việc thuộc thẩm quyền QH quyết định sau này" bà Nguyễn Thanh Hải cho biết.
Trước đó, trong phiên họp QH vừa qua, bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ QH nêu rõ việc tiếp công dân định kỳ của chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện, xã ở hầu hết các địa phương đều chưa đủ số kỳ tối thiểu theo quy định của Luật Tiếp công dân.
Theo luật này, chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh ít nhất 1 ngày/tháng. Tuy nhiên, số liệu báo cáo cho thấy chủ tịch UBND cấp tỉnh tiếp công dân định kỳ chỉ đạt tỉ lệ bình quân 48% so với quy định. Trong khi đó, việc ủy quyền cho cấp phó tiếp công dân khá phổ biến. Cá biệt có chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền toàn bộ cho cấp phó tiếp công dân, không tiếp công dân định kỳ trong suốt 12 tháng. "Phụ lục về kết quả tiếp công dân định kỳ của chủ tịch UBND cấp tỉnh cho thấy nhiều tỉnh hoàn toàn trắng về số liệu như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bình Định, Cần Thơ, Cao Bằng... Có những tỉnh tỉ lệ tiếp dân của chủ tịch so với quy định là 0% như: Bắc Giang, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Phú Yên" - bà Hải dẫn chứng.
Phản hồi lại, ông Phạm Đại Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết rất bất ngờ với ý kiến cho rằng chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên không tiếp dân. "Qua kiểm tra bước đầu cho thấy tháng nào UBND tỉnh Phú Yên cũng tiếp công dân theo quy định. Riêng anh Trà (ông Hoàng Văn Trà, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên - PV) cũng nhiều lần tiếp công dân chứ không phải là không có. Trong việc tiếp công dân và trả lời đơn thư, tỉnh Phú Yên được đánh giá là tốt. Chỉ sợ là chế độ báo cáo với Ban Dân nguyện - Ủy Ban Thường vụ của Quốc hội có chỗ nào đó không đầy đủ" - ông Phạm Đại Dương nói.
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cũng cho biết đang liên hệ với Ban Dân nguyện để cho biết rõ việc tiếp công dân bắt buộc phải chủ tịch UBND tỉnh hay được phép ủy quyền phó chủ tịch UBND tỉnh để thực hiện được tốt.
Phương Nhung
Theo nld.com.vn
Xuất khẩu 10 tháng năm 2018: Gạo nếp "lép vế" trước gạo tẻ Xuất khẩu gạo 10 tháng năm 2018 đã đạt được con số vô cùng ấn tượng, 5,2 triệu tấn và 2,6 tỷ USD. Dự báo, từ nay đến cuối năm, giá lúa sẽ còn khởi sắc. Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 10/2018 ước đạt 264.000 tấn với giá...