Bạc Liêu: Hơn 1.000 nhà nuôi chim tiền tỷ, chủ yếu là tự phát
Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Phát triển bền vững nghề nuôi chim yến – Nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chế biến từ tổ yến tại Bạc Liêu”, diễn ra vào ngày 14/10.
Hội thảo ghi nhận các ý kiến, quan điểm từ các nhà khoa học, ngành chức năng, chủ cơ sở nuôi chim yến và các đơn vị chế biến, phân phối sản phẩm từ yến. Từ đây, tỉnh Bạc Liêu làm cơ sở ban hành quy định tạm thời cho ngành, nghề nuôi chim yến trên địa bàn, tạo hành lang pháp lý góp phần cho lĩnh vực nuôi yến, phát triển bền vững.
Qua thống kê sơ bộ của ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, bước đầu trên địa bàn tỉnh có trên 1.000 nhà nuôi yến và việc dẫn dụ gây nuôi chim yến. Từ đó, đã góp phần không nhỏ cho thu nhập, phát triển kinh tế của các hộ dân cũng như đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Nghề nuôi chim yến cho hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên vẫn còn mang tính tự phát, chưa có định hướng phát triển lâu dài. Ảnh: CTV.
Tuy nhiên, gần đây nghề dẫn dụ, gây nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu phát triển khá nhanh. Bên cạnh đó, nhà nuôi yến được người dân xây dựng theo kiểu tự phát, đến nay vẫn chưa có qui định hành lang pháp lý nào cho nghề này, từ qui cách xây dựng, đến vấn đề xử lí vệ sinh, tiếng ồn, quản lí dịch bệnh… và cả việc đánh giá về hiệu quả kinh tế của nghề.
Tại đây, nhiều đại biểu cũng cho rằng, việc quản lý điều kiện nuôi với đối tượng này còn thiếu, không kiểm soát được số lượng chim yến gây nuôi và sản lượng sản phẩm. Chưa có quy định về điều kiện chuồng trại phù hợp với tập tính.Việc mua, bán, thương mại sản phẩm tổ yến còn chưa có thị trường ổn định, nhiều khi bị ép giá; nhiều sản phẩm chủ yếu xuất khẩu dưới dạng sản phẩm thô nên giá trị chưa cao.
Video đang HOT
Ông Lưu Hoàng Ly – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Hiện nay nghề nuôi chim yến đang phát triển một cách tự phát, địa phương chưa có quy định cụ thể, do đó có thể dẫn tới rủi ro cho người dân và ảnh hưởng đến quy hoạch, phát triển đô thị. Chính vì vậy, cần định hướng phát triển ngành nghề nuôi chiim yến, trên cơ sở quy địnhvùng nuôi chim yến.
Một nhà nuôi chim yến tại TP.Bạc Liêu. Ảnh: CTV.
Ông Ly cho rằng, cần tăng cường công tác quản lý giám sát việc thực hiện đăng ký nuôi chim yến theo Thông tư 35/2013/TT-BNNPTNT của Bộ NNPTNT; tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng tổ yến, truy xuất nguồn gốc; thực hiện và kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường trong các vùng nuôi chim yến; thực hiện phân cấp và phối hợp của chính quyền các cấp trong quản lý nhà nước thống nhất theo hệ thống; kiểm tra giám sát theo đúng chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước và xử phạt nghiêm theo thẩm quyền được quy định.
Trong khi đó, chia sẻ tại hội thảo, luật sư Nguyễn Văn Hậu – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương mại Luật gia Việt Nam, cho rằng: Để phát triển nghề nuôi chim yến cần có những giải pháp đồng bộ về quản lý, sự phối hợp và thống nhất để có thể phát triển bền vững nghề nuôi chim yến chim yến là động vật hoang dã được quản lý theo quy định. Tuy nhiên, việc quản lý động vật hoang dã có nhiều văn bản pháp luật khác nhau, do nhiều cơ quan quản lý nên gây khó khăn trong việc thực hiện.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu phát biểu tại hội thảo. Ảnh: CL.
“Cần có các văn bản hướng dẫn kỹ thuật về xây dựng nhà nuôi yến đúng, có các tiêu chuẩn nuôi chim yến bảo đảm an toàn sinh học. Xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về nhà yến và tổ yến. Đồng thời, quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính cụ thể đối với hành phát âm thanh dẫn dụ chim yến làm ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của người dân xung quanh” – luật sư Hậu nêu ý kiến.
Theo báo cáo sơ bộ của các tỉnh, hiện nay, cả nước có 42/63 tỉnh có nuôi chim yến với tổng số 8.304 nhà yến; nhiều nhất là tại vùng ĐBSCL. Tỉnh Bạc Liêu cũng là một khu vực có tiềm năng phát triển ngành nuôi chim yến rất lớn. Nuôi và khai thác chim yến là một nghề phát triển khá mạnh. các sản phẩm yến sào không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao với mức giá xuất khẩu chủ yếu từ 1.500- 2.000 USD/1kg.
Theo Danviet
Cà Mau: Bắt tôm cá biển khó khăn, dân kéo lên bờ nuôi chim tiền tỷ
Không thể phủ nhận, nghề nuôi chim yến đã đem lại thu nhập khá cao, góp phần ổn định cuộc sống cho nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, nghề nuôi chim yến chủ yếu mang tính tự phát, chưa có quy hoạch nên rất dễ dẫn đến rủi ro.
Đáng quan tâm là hiện nay nghề nuôi chim yến lại phát triển nhanh tại các khu đô thị, khu dân cư đông người dẫn đến ô nhiễm môi trường và phát sinh tiếng ồn, ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Từ một vài hộ ban đầu, đến nay số hộ nuôi chim yến tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời đã lên đến hơn trăm hộ. Những hộ dân sinh sống tại đây dù đã quá quen với âm thanh phát ra của loài chim yến từ những hộ nuôi lân cận, thế nhưng đôi khi họ cũng cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, nhất là đối với người cao tuổi...
Vẫn còn nhiều nhà yến phát sinh ngay trong khu vực nội ô TP Cà Mau. Ảnh: Lê Chí (Báo Cà Mau).
Sở dĩ nghề nuôi chim yến phát triển nhanh tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) những năm gần đây là do việc đánh bắt thủy sản của người dân ngày càng khó khăn. Thay vì tập trung vốn đầu tư cho mỗi chuyến biển thì nhiều ngư dân lại có xu hướng phát triển kinh tế trên đất liền, cụ thể là nuôi chim yến.
Theo tìm hiểu, phần lớn nhà để nuôi yến tại Sông Đốc chủ yếu được nâng cấp từ nhà ở trước đó của các hộ dân, chỉ một số ít xây mới hoàn toàn. Có hộ nuôi đạt hiệu quả, mỗi tháng cho thu nhập từ vài chục đến hơn trăm triệu đồng, tuy nhiên, cũng có hộ nuôi cho thu nhập rất thấp.
Một nhà lầu nuôi chim yến ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
Không riêng thị trấn Sông Đốc, nhiều đô thị khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng phát triển nhanh nghề nuôi chim yến, nhất là tại thành phố Cà Mau. Việc người dân nuôi chim yến tự phát khiến cho việc quản lý dịch bệnh của cơ quan chức năng cũng gặp không ít khó khăn.
Tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến tại tỉnh Cà Mau là rất lớn, tuy nhiên, để nghề này phát triển mang tính bền vững cần thiết phải xây dựng quy hoạch vùng nuôi phù hợp. Bởi đây không chỉ là cơ sở giúp ngành chức năng quản lý tốt vấn đề dịch bệnh, môi trường, tiếng ồn và đem về khoản thu cho ngân sách Nhà nước mà còn giúp hộ nuôi yến được thụ hưởng các chính sách ưu đãi với nghề, hướng đến xây dựng thương hiệu, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường./.
Theo Quách Mến (ctvcamau.vn)
Nuôi chim tiền tỷ ở Vĩnh Long-nghề "đánh bạc" của nhà giàu? Nuôi yến giờ đây không còn là "độc quyền" của xứ biển, những nhà yến đã mọc lên khắp nơi ở các tỉnh đồng bằng trong những năm gần đây. Riêng ở TX Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, hiện đã có trên chục nhà nuôi yến, trong đó có những người có kinh nghiệm lâu năm từ TP Cần Thơ sang đây đầu...