Bạc Liêu: Đưa Di tích Quốc gia Đặc biệt Tháp Vĩnh Hưng thành điểm đến hấp dẫn
Việc Tháp Vĩnh Hưng được xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt là cơ sở quan trọng để tỉnh Bạc Liêu bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử, kết hợp khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch.
Tháp Vĩnh Hưng hay còn gọi tháp Trà Long, tháp Lục Hiền nằm cách thành phố Bạc Liêu về phía Tây Bắc trên 20km, thuộc địa phận ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi. (Ảnh: Chanh Đa/TTXVN)
Việc Tháp Vĩnh Hưng được xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt là dấu mốc quan trọng trong việc công nhận các giá trị văn hóa lịch sử mà di tích mang lại.
Đây là cơ sở quan trọng để tỉnh Bạc Liêu bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, kết hợp khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch.
Tỉnh Bạc Liêu xác định tháp Vĩnh Hưng là di tích trọng điểm để xây dựng thành điểm du lịch văn hóa, lịch sử hấp dẫn, vừa để phổ biến, giáo dục truyền thống, vừa để du khách tham quan, thưởng ngoạn danh thắng của Di tích Quốc gia Đặc biệt Tháp Vĩnh Hưng.
Cùng với việc trùng tu, tôn tạo, mở rộng xứng tầm Di tích cấp Quốc gia Đặc biệt, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Vĩnh Lợi đầu tư nâng cấp tuyến đường vào tháp để đảm bảo lưu thông thuận lợi.
Cùng với đó, Sở phát huy giá trị di tích đặc biệt, tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, đáp ứng nhu cầu khách du lịch. Phát triển du lịch di tích Tháp Vĩnh Hưng không chỉ đơn thuần là thăm thú cảnh quan mà giá trị hơn cả nằm ở ý nghĩa ẩn sâu trong kiến trúc vật chất, giúp du khách khám phá, hiểu được nét độc đáo của truyền thống văn hóa, lịch sử.
Tháp Vĩnh Hưng (thuộc địa phận ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) là ngôi tháp có bề dày lịch sử lâu đời nhưng mãi đến những năm đầu thập niên của thế kỷ XX, các nhà khoa học mới biết đến và bắt đầu nghiên cứu tìm hiểu.
Hiện vật của tháp cổ Vĩnh Hưng (Bạc Liêu) bên trong nhà trưng bày. (Ảnh: Chanh Đa/TTXVN)
Tại đây, các nhà khảo cổ học đã khai quật được nhiều hiện vật hết sức quý giá với nhiều tượng đá, đồng, gốm, đá quý… đánh dấu một giai đoạn tồn tại và phát triển khá dài (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13 sau Công nguyên).
Từ giá trị kiến trúc này, năm 1992 Bộ Văn hóa-Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) quyết định xếp hạng Tháp Vĩnh Hưng là Di tích cấp Quốc gia.
Video đang HOT
Gần đây nhất, ngày 18/7/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 694/QĐ-TTg xếp hạng Tháp Vĩnh Hưng là Di tích Quốc gia Đặc biệt.
Giữa mênh mông tứ bề cánh đồng lúa ngút ngàn tầm mắt, Tháp Vĩnh Hưng nổi bật trên nền màu xanh của cây cỏ và hoa lá. Tháp là một quần thể kiến trúc mang vẻ ngoài dung dị nhưng vẫn giữ vẻ uy nghiêm của một công trình văn hóa tín ngưỡng độc đáo. Trong không gian thanh bình yên ả, Tháp Vĩnh Hưng khơi gợi về thời đại lịch sử xa xưa.
Theo các tài liệu ghi chép, các nhà khảo cổ học cho rằng, người đầu tiên phát hiện ra Tháp Vĩnh Hưng và công bố với tên gọi Tháp Trà Long vào năm 1911 là ông Lunet de Lajonquìere, một học giả người Pháp. Tiếp theo vào năm 1917, Henri Parmentier (nhà khảo cổ học người Pháp) đến khảo sát khu vực này và công bố kết quả trong tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp (BEFEO) với tên gọi mới – Tháp Lục Hiền.
Đến năm 1990, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh Minh Hải (nay là tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau) đến khảo sát và đào một hố thám sát, phát hiện một số hiện vật như đầu tượng thần, bàn nghiền, Linga-Yoni… Trên cơ sở đó, di tích tháp bước đầu được xác định có niên đại từ thế kỷ 7-8 sau Công nguyên, thuộc giai đoạn phát triển cuối của nền văn hóa Óc Eo.
Dựa vào quan sát, các nhà nghiên cứu cho rằng kiến trúc Tháp Vĩnh Hưng không giống như các tháp Champa ở miền Trung Việt Nam. Tháp Vĩnh Hưng không xây giật cấp, xây trụ, cột giả, không có vết tích của các đồ án trang trí hoa văn bên ngoài cũng như trước cửa tháp, lại không có cửa giả ở các mặt lưng và mặt hông.
Điều đặc biệt hiếm thấy trong các kiến trúc tôn giáo của các nền văn hóa cổ có ảnh hưởng văn minh Ấn Độ là cửa tháp không xây về hướng Đông mà quay về hướng Tây Nam.
Về kết cấu, móng Tháp Vĩnh Hưng sử dụng xen kẽ đá, gạch để chống sụp lún. Kiến trúc tháp có hình vuông, có bẻ góc phía trước và phía sau, có 3 lần bẻ góc đối xứng nhau cả phía trước lẫn phía sau.
Hiện vật của tháp cổ Vĩnh Hưng (Bạc Liêu) bên trong nhà trưng bày. (Ảnh: Chanh Đa/TTXVN)
Bình đồ và vật liệu kiến trúc cùng những tàn tích trong sinh hoạt, cho thấy các vết tích văn hóa vật chất tìm được ở Tháp Vĩnh Hưng mang đậm sắc thái văn hóa, kỹ thuật ở vùng Đồng bằng Nam Bộ trong cùng một bình tuyến và truyền thống phát triển.
Tháp Vĩnh Hưng có diện tích bình diện khá lớn (chiều Đông-Tây rộng 191m; chiều Bắc-Nam dài 6,9m) và được xây cao hơn 10m, với các bức tường gạch khá dày, tạo ra một tải trọng hàng vạn tấn sau khi xây dựng xong.
Tháp được xây dựng trên nền đất yếu và việc sử dụng móng dàn trải trên một không gian rộng để chống sụp lún là giải pháp hết sức thông minh của cư dân xưa. Hiệu quả là sau hơn một ngàn năm tồn tại, độ lún của tháp không đáng kể.
Phía bên trong lòng Tháp Vĩnh Hưng thờ biểu tượng Linga-Yoni, đây là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo trong tín ngưỡng phồn thực của cư dân Óc Eo.
Tương truyền, trước khi hành lễ tế thần, chủ lễ sẽ tắm nước thơm lên biểu tượng Linga-Yoni. Nước thơm theo hệ thống đường dẫn ra bên hông tháp chứa tại hai giếng thiêng. Cư dân Óc Eo lấy nước thiêng khoác lên người để mong đạt nhiều sức khỏe, vạn vật sinh sôi, thịnh vượng, con cháu đầy đàn.
Vào các năm 2002 và 2011, Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu tiến hành khai quật xung quanh tháp. Quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều hiện vật trong đó có tượng đồng, linga bằng đá, những mảnh ngói hoặc những viên gạch của thời xưa.
Hiện có 5 hiện vật là bảo vật quốc gia được tìm thấy trong các đợt khai quật khảo cổ ở tháp Vĩnh Hưng gồm tượng Nữ thần Laksmi, tượng Thần Sada Shiva, đầu tượng Thần Shiva, tượng Nam thần và phù điêu Nữ thần Uma.
Những điểm đến hấp dẫn ở Bình Phước
Không quá ồn ào, náo nhiệt như những địa điểm du lịch khác, Bình Phước được thiên nhiên ban tặng không gian yên bình, thư thái và nên thơ.
Với lợi thế du lịch tự nhiên sẵn có, Bình Phước hứa hẹn là điểm đến đầy cảm xúc dành cho du khách mỗi mùa xuân về.
Về nguồn với "không gian xanh"
Tất cả thế mạnh về lịch sử, văn hóa tự nhiên và con người đã giúp Bình Phước trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của miền Đông Nam Bộ. Nói về sự kỳ vĩ của thiên nhiên, phải kể đến di tích lịch sử, danh thắng núi Bà Rá - Thác Mơ thuộc thị xã Phước Long. Núi Bà Rá nằm giữa một vùng đồi thấp, cây cối xanh tươi, rậm rạp, là một trong 3 ngọn núi cao và hùng vĩ nhất khu vực Đông Nam Bộ, được đông đảo người dân cả nước hành hương, chiêm bái vào dịp tết cổ truyền.
Hồ Long Thủy, thị xã Phước Long. Ảnh: Phú Quý
Nếu là người yêu thích du lịch trekking để tái tạo năng lượng tươi mới cho bản thân trong những ngày đầu xuân thì Vườn quốc gia Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập) là điểm đến lý thú không thể bỏ lỡ. Tọa lạc tại vị trí cực Bắc của tỉnh, cách trung tâm thành phố Đồng Xoài hơn 100km, nơi đây thích hợp nhiều loại hình du lịch trải nghiệm như: tham quan di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ; nghiên cứu văn hóa, sinh thái... và trải nghiệm thể thao mạo hiểm cùng vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ đầy kỳ bí với hơn 20 dòng suối, thác và hang động lớn nhỏ khác nhau, Vườn quốc gia Bù Gia Mập xứng tầm là một trong những điểm đến lý tưởng mà bất kỳ nhà thám hiểm, người du lịch hoặc lữ hành nào cũng nên ghé qua.
Du khách được hướng dẫn kỹ năng sinh tồn tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập
Năm 2024, Vườn quốc gia Bù Gia Mập chú trọng chương trình tham quan kết hợp với soi thú về đêm và giao lưu cồng chiêng, lửa trại... Gắn văn hóa vào chương trình du lịch để du khách có thể trải nghiệm cảm giác được đánh thức trong thanh âm cồng chiêng rộn rã cùng điệu múa nhịp nhàng bên ánh lửa hồng của đồng bào S'tiêng nơi đây. Anh ỗ Trường Giang, |
Trảng cỏ Bù Lạch (huyện Bù Đăng) hay Di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (Căn cứ Tà Thiết) thuộc địa phận huyện Lộc Ninh cũng là địa danh đã làm nên điểm nhấn hấp dẫn cho du lịch về nguồn tại Bình Phước trong những ngày đầu năm.
iểm đến của du lịch tâm linh
Bình Phước còn là vùng đất có rất nhiều ngôi chùa linh thiêng, là mảnh ghép hoàn hảo cho du lịch tỉnh nhà. Ngoài các ngôi chùa cổ hàng trăm năm tuổi, cũng có rất nhiều ngôi chùa mới được xây dựng với quy mô lớn. Mỗi ngôi chùa tồn tại trên đất Bình Phước có đặc điểm riêng, nhưng đều để lại dấu ấn quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân.
Nhà Dài tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo, một trong những di sản văn hóa của người S'tiêng
Chùa Phật Quốc Vạn Thành (thị xã Bình Long) được xây theo lối kiến trúc giao thoa của Phật giáo Nam - Bắc, là điểm liên kết giữa kiến trúc Phật giáo Việt Nam và văn hóa Nhật Bản. Với độ cao 73m, khách đến vãn cảnh chùa đứng cách xa hàng trăm mét đã có thể nhìn thấy tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nằm trên mái chùa, được xem là cao nhất Đông Nam Á hiện nay.
Chùa Phật Quốc Vạn Thành. Nguồn: Internet
Thiền viện Trúc Lâm Bình Phước gắn với quần thể Di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân mà còn nâng tầm giá trị văn hóa di tích. Thiền viện có khuôn viên 60 ha, các hạng mục, công trình thiết kế theo mô hình Phật giáo Trúc Lâm, gồm chánh điện, các chùa gỗ, hậu cung, giảng đường. Cùng với các công trình tín ngưỡng, tôn giáo khác, Thiền viện Trúc Lâm Bình Phước đã trở thành nơi thờ phụng, tịnh tâm và tham quan của du khách trong và ngoài tỉnh.
Du khách vãn cảnh Thiền viện Trúc Lâm Bình Phước
Chùa Sóc Lớn (huyện Lộc Ninh) là ngôi chùa Khmer lâu đời nhất ở Bình Phước, thuộc "Top 100 điểm du lịch văn hóa tâm linh được yêu thích" năm 2016 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bình chọn. Đây là nơi diễn ra các lễ hội lớn của người Khmer ở Bình Phước, thu hút đông phật tử khắp nơi. Ngày 15/12/2004, chùa Sóc Lớn được UBND tỉnh Bình Phước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Không gian chill - nguồn năng lượng tươi mới
Ở các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bình Phước hôm nay không khó để có thể bắt gặp những Glamping ấn tượng, quán cà phê được đầu tư cực chất và phim trường chill lung linh để du khách dừng chân check-in với những khung hình "sang, xịn, mịn".
Hồ Suối Giai, huyện Đồng Phú. Ảnh: Phú Quý
Ngoài các địa điểm quen thuộc như quán cà phê Vườn Thông, Đồi Chill, Cõi Đá (thị xã Phước Long); phim trường Chill (thành phố Đồng Xoài); Khu du lịch Vườn Dừa (huyện Bù Đốp); Bình Long Phố (thị xã Bình Long)... Vườn nhà Glamping & Farm (thị xã Chơn Thành) đang là điểm đến đầy mới mẻ. Nơi đây được ví như một Đà Lạt thu nhỏ với khung cảnh cực chill cùng trải nghiệm đường zipline đầu tiên có tại Chơn Thành.
Chủ nhân của Vườn nhà Glamping & Farm Mã Kim Thoại chia sẻ: "Ở đây có khí hậu trong lành, vườn cây trái trĩu quả, giao thông thuận tiện, tiết kiệm chi phí đi lại của du khách muốn thư giãn cùng gia đình và người thân trong những dịp đặc biệt. Chúng tôi xây dựng mô hình Đà Lạt thu nhỏ với đầy đủ tiện ích, khu vui chơi, ăn uống và lều trại lưu trú... tạo ấn tượng với du khách khi ghé thăm".
Một góc Vườn nhà Glamping & Farm
Những điểm đến xanh, sản phẩm du lịch xanh là xu hướng hiện nay, khi phát triển bền vững đang là sự lựa chọn bắt buộc. Đây là tài nguyên quý giá để Bình Phước thúc đẩy phát triển du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Đồng thời là giải pháp quan trọng trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.
Ninh Bình an yên qua góc quay Flycam Ninh Bình từ lâu đã là điểm đến hấp dẫn cho du khách với khung cảnh non nước hữu tình, thiên nhiên hùng vĩ với các di tích được thế giới công nhận. Nằm ở cực Nam của đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 100km. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái với nhiều thắng cảnh...