Bạc Liêu: Cá trắm cỏ ở nơi khác chỉ kho với hấp, ở đây dân đem muối mắm mà nổi như cồn
Từ xưa đến nay, Bạc Liêu luôn tự hào là xứ sở của cá tôm và là quê hương của nhiều món mắm ngon trứ danh như mắm cá rô không xương Vĩnh Hưng (huyện Vĩnh Lợi), mắm cá lóc huyện Phước Long… Và sẽ là một thiếu sót nếu quên nhắc đến mắm cá trắm cỏ Hồng Dân…
Từ bàn tay tài hoa của người Hồng Dân, món mắm quê hương giờ lan tỏa khắp nơi, khẳng định thương hiệu ẩm thực của một vùng đất.
Nhà bà Quách Thị Linh cách trung tâm thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân chừng 5km, trên đường từ Ngan Dừa về Cầu Đỏ, Ba Đình. Hằng ngày, khá đông khách tìm nhà bà, quen có, lạ có, có cả những Việt kiều về thăm quê hương. Họ tìm bà Linh để tận mắt xem bà làm mắm cá trắm cỏ và để mua về những con mắm ngon.
Bà Quách Thị Linh, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) bên không gian làm mắm cá trắm cỏ.
Với giá 150.000 đồng mỗi ký mắm cá trắm cỏ, thực khách đều chọn mua vài ký bởi giá thấp mà chất lượng cao.
Chị Nguyễn Thị Tú Quyên, nhà ở ấp Cầu Đỏ, xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, vừa loay hoay lựa mắm vừa nói: “Tôi mua mắm cá trắm cỏ của cô Linh ăn thường xuyên, cả nhà ai cũng khen ngon. Tôi làm quà gởi cho bà con ở Rạch Giá, Cần Thơ… mọi người cũng rất thích. Thỉnh thoảng, tôi lại ghé để ủng hộ cô Linh”.
Bà Quách Thị Linh năm nay đã 62 tuổi, biết làm mắm từ nhỏ qua sự chỉ dạy của bà ngoại và mẹ. Hồi xưa vùng này chủ yếu làm mắm lóc, mắm sặc và mắm cá chốt, ít có mắm cá trắm cỏ như bây giờ. Món mắm này chỉ thịnh hành chừng 20 năm nay, nhưng đã tạo nên dấu ấn riêng.
Video đang HOT
Ếch òn nhơn nhớt, kêu nẫu cả ruột mà thành đặc sản người mê, kẻ sợ
Làm mắm cá trắm cỏ không khác những loại cá khác là mấy, cũng làm cá sạch rồi rửa muối và sau đó là ướp muối, chao đường đem ủ.
Đến thời gian cá đã thành mắm, người làm mắm sẽ ướp thính, chao đường cho vừa ăn là có thể dùng được.
Thời gian ấy chừng 5-6 tháng. “Sở dĩ tôi làm mắm lâu ăn hơn vì tất cả công đoạn đều làm theo kiểu ông bà xưa truyền lại, không có hóa chất, phẩm màu hay bất cứ máy móc nào hỗ trợ” – bà Linh lý giải thêm.
Mỗi năm, bà Linh làm ít nhất cũng hơn 1 tấn mắm, nhiều thì lên đến hơn 2 tấn, nhưng đều không đủ bán. Mắm cá trắm cỏ của bà Linh làm được cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn ở huyện Hồng Dân và bán lẻ tại chợ Ngan Dừa.
Bà Linh cho biết: “Mỗi năm làm mắm cá trắm cỏ nhiều hay ít còn tùy thuộc vào nguồn cá nguyên liệu. Mấy năm nay bà con tập trung nuôi tôm nhiều nên lượng cá trắm cỏ cũng hạn chế”.
Mắm cá trắm cỏ giờ là niềm tự hào của người Hồng Dân bên cạnh gạo một bụi đỏ trứ danh, vì đã có được thương hiệu.
Mắm cá trắm cỏ Hồng Dân được UBND tỉnh Bạc Liêu công nhận là Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh năm 2017. Cùng năm đó, Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ đã công nhận Chỉ dẫn địa lý quốc gia đối với mắm cá trắm cỏ Hồng Dân.
Thương hiệu ấy dần được củng cố và khẳng định qua từng khạp mắm của bà con, bằng chất lượng và vị đậm đà của một món ăn đồng quê.
Thau cá trắm cỏ thơm ngon, không phẩm màu.
Người làm mắm cá trắm cỏ ở Hồng Dân giờ có “ngôi nhà chung” là Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản Thống Nhất II, ấp Thống Nhất, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân.
Bà con làm mắm vào hợp tác xã được cung ứng nguồn cá nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm và tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về cách làm và chế biến thực phẩm an toàn. Có thể khẳng định, mắm cá trắm cỏ Hồng Dân là “mắm sạch” khi quy trình kỹ thuật sản xuất mắm an toàn do Trường Đại học Cần Thơ chuyển giao được ứng dụng.
Vùng nuôi cá trắm cỏ nguyên liệu quảng canh cũng tuân thủ theo quy trình nuôi thủy sản an toàn. Ông Nguyễn Quang Trung, Giám đốc Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản Thống Nhất II, cho biết: Mỗi năm, các xã viên tiêu thụ hơn 20 tấn cá trắm cỏ nguyên liệu, đầu ra cho con mắm rất ổn định do đã có thương hiệu. Hợp tác xã đang huy động nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất.
Ly kỳ chuyện săn loài nòng nọc “khổng lồ” trên đỉnh mây mù
Có nhiều cách để thưởng thức mắm cá trắm cỏ Hồng Dân. Quen nhất và ngon nhất là đem chưng. Mỗi con mắm cá trắm cỏ khá lớn nên mỗi lần chưng chừng phân nửa hoặc một phần ba con là vừa.
Mắm rửa sơ qua cho bớt độ mặn, sau đó ướp gia vị, kèm thêm thịt heo ba rọi bằm không nhuyễn, một chút củ hành tím, ớt…Tất cả cho vào tô và đem hấp cách thủy, chừng 30 phút là có thể dùng.
Tô mắm chưng thơm lừng, ăn kèm với rau sống như rau cần ống, chuối chát, khế chua, quế, ngò om…cùng một chén cơm nấu bằng gạo một bụi đỏ Hồng Dân dẻo thơm thì quả là một “tuyệt phẩm”.
Mắm cá trắm cỏ Hồng Dân dùng làm nguyên liệu để nấu bún mắm, lẩu mắm cũng không thể chê vào đâu được. Đơn giản hơn nữa, một khúc nắm cá trắm cỏ đem đi chiên trên lửa nhỏ cũng hao cơm không ít.
Câu chuyện thành công của mắm cá trắm cỏ Hồng Dân là minh chứng sống động cho việc phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển kinh tế – xã hội thời hội nhập. Đây cũng là điển hình trong cụ thể hóa Chương trình mục tiêu quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang được triển khai thực hiện.
Nhiều người tại Hồng Dân bị ngộ độc do ăn bún thiu
Trưa 24-5, thông tin từ UBND huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) cho biết, liên quan việc 17 trường hợp bị ngộ độc do ăn bún thiu (để lâu), đến thời điểm này, còn ba bệnh nhân đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện. Sức khỏe của ba bệnh nhân này đã ổn định, được chuyển xuống điều trị và theo dõi tại Khoa Truyền nhiễm.
Các bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Y tế huyện.
Cũng theo UBND huyện Hồng Dân, tối 22-5, Trung tâm Y tế huyện tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến cấp cứu, hầu hết đều có chung triệu chứng đau bụng dữ dội, nhức đầu, ói mửa, tiêu chảy.
Trung tâm Y tế xác định, có 17 trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, trong số này có ba trường hợp nặng phải nhập viện cấp cứu, những trường hợp còn lại bị nhẹ nên được cho về điều trị ngoại trú.
Theo các bệnh nhân, chiều 22-5, những người này có ăn bún tươi được sản xuất từ một lò bún ở thị trấn Ngan Dừa (huyện Hồng Dân, Bạc Liêu).
Trung tâm Y tế huyện Hồng Dân đã phối hợp chính quyền thị trấn Ngan Dừa, tiến hành điều tra, lấy mẫu vật phẩm, thực phẩm của một số cơ sở quán ăn, lò bún, gửi đi xét nghiệm.
Giải pháp giữ nước sông, ngăn thủy triều xâm nhập mặn Giải pháp "ập mở để ngăn thủy triều và giữ nước sông" của TS Hoàng Ngọc Kỳ (phường Tân Hưng, quận 12, TP Hồ Chí Minh) đã được Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích vào tháng 1-2018, đồng thời đoạt giải thưởng Cuộc thi sáng chế năm 2018, do Bộ Khoa học và Công nghệ...