Bắc Kinh yêu cầu các bệnh viện tiến hành thêm xét nghiệm virus SARS-CoV-2
Ngày 14/6, chính quyền thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc yêu cầu các bệnh viện tiến hành thêm xét nghiệm sàng lọc những bệnh nhân đang sốt để phát hiện virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong bối cảnh thành phố này ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm mới sau một thời gian dịch bệnh tạm lắng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 28/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp báo, người phát ngôn Ủy ban y tế Bắc Kinh Cao Hiểu Quân nhấn mạnh tất cả các bệnh viện cần thực hiện xét nghiệm axit nucleic và kháng thể, chụp cắt lớp vi tính (CT) và xét nghiệm máu đều đặn cho các bệnh nhân có triệu chứng sốt. Trước đó, thành phố chỉ yêu cầu các cơ sở y tế khám sàng lọc phải tiến hành xét nghiệm axit nucleic cho tất cả những bệnh nhân đến các cơ sở này.
Tại cuộc họp báo trên, ông Cao Hiểu Quân lưu ý các cơ sở khám sàng lọc không được phép từ chối bệnh nhân mà cần theo dõi số lượng bệnh nhân và báo cáo kịp thời cho cơ quan chức năng nếu phát hiện con số này tăng bất thường.
Theo người phát ngôn này, các bệnh viện cần tăng cường bảo vệ các nhân viên y tế, đảm bảo trang thiết bị khử trùng và khám sàng lọc những y bác sĩ làm việc tại các bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân COVID-19.
Chính quyền Bắc Kinh đã triển khai một loạt biện pháp phòng chống dịch sau khi xác nhận 1 ca mắc mới ngày 11/6. Thủ đô của Trung Quốc thông báo thêm 6 ca mắc mới một ngày sau đó. Trong ngày 13/6, Bắc Kinh ghi nhận 36 ca mắc mới, trong đó có 1 ca mắc bệnh nhưng không có triệu chứng. Các quan chức cho biết 36 ca này đều liên quan đến khu chợ bán buôn Tân Phát Địa ở khu vực phía Nam Bắc Kinh.
Video đang HOT
* Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Y tế và phúc lợi gia đình Ấn Độ thông báo tính đến sáng 14/6, nước này ghi nhận thêm 11.929 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca mắc lên 320.922 ca, trong đó có 9.195 ca tử vong. Như vậy, số ca mắc bệnh COVID-19 và số ca tử vong ở Ấn Độ đã tăng gần gấp đôi kể từ đầu tháng 6.
Tình hình dịch bệnh xấu đi ở các thành phố lớn của Ấn Độ như Mumbai, Delhi, Chennai, Thane, Ahmedabad và Indore buộc chính phủ phải thực hiện các biện pháp bổ sung để đẩy mạnh cuộc chiến chống COVID-19.
Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng khẳng định nhà chức trách sẽ tăng cường xét nghiệm, bổ sung giường bệnh và các dịch vụ để ứng phó hiệu quả với số ca nhiễm tăng mạnh mỗi ngày tại tất cả các điểm nóng.
Trong khi đó, Bộ Y tế khuyến nghị sử dụng thuốc kháng virus Remdesivir ở giai đoạn mắc COVID-19 nhẹ, và thay đổi lập trường trước đó về thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine, cho rằng chỉ nên sử dụng thuốc chống sốt rét này trong giai đoạn đầu của bệnh và không dùng cho bệnh nhân nguy kịch.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dự kiến họp trực tuyến với các thủ hiến bang vào các ngày 16 – 17/6 để bàn về nỗ lực chống COVID-19 hiện nay. Trong ngày 17/6, ông Modi sẽ họp riêng với thủ hiến các bang Maharashtra, Gujarat, Tamil Nadu, Delhi và một số bang khác đang chứng kiến tốc độ lây nhiễm tăng nhanh.
Một báo cáo Hội đồng nghiên cứu y tế Ấn Độ (ICMR) mới đây cho rằng nước này cần chi đến 6,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để chống COVID-19 với những biện pháp công cộng tăng cường. Báo cáo cũng nhấn mạnh nếu không có lệnh phong tỏa và các biện pháp y tế công cộng như xét nghiệm, truy dấu tiếp xúc thì dịch bệnh có thể đã đạt đỉnh điểm vào giữa tháng 7, nhưng nay ước tính đỉnh dịch sẽ rơi vào tháng 11 tới và tổng số ca mắc bệnh khi đó sẽ thấp hơn nhiều so với một kịch bản không có kiểm soát.
Trung Quốc khai thác lượng lớn khí từ 'băng cháy' ở Biển Đông
Trung Quốc cho biết nước này thu được kỷ lục 862.400 m3 khí tự nhiên từ "băng cháy" ở Biển Đông trong hoạt động khai thác kéo dài một tháng kết thúc cuối tuần trước.
Quá trình khai thác, diễn ra từ 17/2-18/3 thiết lập 2 kỷ lục thế giới: về tổng lượng khí tự nhiên thu được từ băng cháy và về lượng khí thu được trong một ngày - 287.000 m3, Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc cho biết trên website hôm 26/3.
Hoạt động khai thác được tiến hành tại một khu vực nằm ở phía bắc Biển Đông, ở độ sâu 1.225 m, theo thông báo của bộ này. Hiện chưa rõ chính xác vị trí khai thác này.
Trung Quốc lần đầu tiến hành khai thác khí tự nhiên từ "băng cháy" ở Biển Đông vào năm 2017. Ảnh: Reuters.
"Băng cháy" (còn gọi là "đá cháy") là vật chất thể rắn có tên khoa học là natural hydrate hoặc gas hydrate, hình thành từ các loại khí thiên nhiên như methane, ethane, propan và nước trong điều kiện áp suất cao (trên 30 atm) và nhiệt độ thấp (dưới 0C).
Thành phần chủ yếu của băng cháy là khí methane. Theo số liệu từ Bộ Năng lượng Mỹ, một mét khối băng cháy khi phân giải cho ra 164 m3 khí tự nhiên thông thường.
Trung Quốc lần đầu tiến hành khai thác khí tự nhiên từ "băng cháy" ở Biển Đông vào năm 2017, thu được 300.000 m3 trong vòng 60 ngày, theo South China Morning Post.
Địa điểm khai thác nằm ở khu vực Thần Hồ ở phía bắc Biển Đông, giữa đảo Hải Nam và đảo Đài Loan, cách Thâm Quyến khoảng 300 km. Ảnh: ResearchGate.
Bắc Kinh nói Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới khai thác "băng cháy" sử dụng kỹ thuật khoan giếng thẳng đứng.
Fan Xiao, kỹ sư trưởng tại Cục Địa chất và Khoáng chất Tứ Xuyên, nói nếu so sánh với các loại nhiên liệu thông thường như dầu và khí đốt, băng cháy vẫn quá đắt đỏ để khai thác và sử dụng rộng rãi cho mục đích thương mại.
"Đây là nguồn tài nguyên quan trọng, nhưng việc khai thác nó một cách bền vững, có hiệu quả kinh tế vẫn còn xa lắm", ông nói.
Cũng có những quan ngại về môi trường, như việc khí methane bị rò rỉ trong quá trình khai thác, làm gia tăng khí nhà kính, theo vị chuyên gia.
Hôm nay 27-3, ông Trump sẽ điện đàm với ông Tập về COVID -19 Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ điện đàm với người đồng cấp Tập Cận Bình trong bối cảnh Mỹ vượt Trung Quốc trở thành nước có số ca bệnh COVID-19 cao nhất thế giới. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) - Ảnh: AP Theo hãng tin AFP, cho biết tại cuộc họp...