Bắc Kinh vào cuộc điều tra vụ rơi máy bay tại Đài Loan
Đài Loan xác nhận giới chức Bắc Kinh sẽ tham gia điều tra vụ rơi máy bay TransAsia tại sông Cơ Long, Đài Bắc. Trước đó, hãng TransAsia đã bác tin cơ trưởng chuyến bay GE235 phát hiện “sự bất thường của động cơ” và đề nghị kiểm tra trước khi cất cánh nhưng bị từ chối.
Lực lượng cứu hộ dùng cần trục nâng một phần của chiếc máy bay GE235. (Ảnh:CNA)
Tờ Taipei Times hôm nay 6/1 dẫn lời phát ngôn viên Hành chính viện, cơ quan hành pháp của Đài Loan, Sun Lih-chyun xác nhận giới chức Bắc Kinh sẽ tham gia cuộc điều tra về tai nạn của máy bay TransAsia Airways và khẳng định điều này “phù hợp với các công ước quốc tế”.
Giám đốc điều hành Hội đồng an toàn hàng không Đài Loan (ASC) Thomas Wang cho biết Bắc Kinh muốn tham gia cuộc điều tra vì trên chuyến bay GE235 gặp nạn sáng 4/2 có 31 khách du lịch là người Trung Quốc đại lục. Phía Đài Loan đã gửi lời mời và nhận được xác nhận từ cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc về việc cử các quan chức đến Đài Bắc.
Toàn cảnh vụ tai nạn:
Theo Taipei Times, thỏa thuận hợp tác về an toàn bay và hướng dẫn bay giữa hai bờ eo biển Đài Loan vẫn đang trong quá trình đàm phán và chưa được ký kết. Tuy nhiên, khung cơ bản của thỏa thuận này sẽ được dùng làm cơ sở để hai bên hợp tác trong cuộc điều tra vụ rơi máy bay GE235.
Chính quyền Đài Loan cử các xuồng rà soát đoạn sông 4km để tìm kiếm thi thể. (Ảnh: CNA)
Video đang HOT
Các nỗ lực tìm kiếm cứu hộ tại sông Cơ Long, nơi máy bay TransAsia Airways rơi, vẫn đang tiếp diễn trong tiết trời mưa lạnh.
Chính quyền Đài Loan đã cử 60 thợ lặn đi trên 20 xuồng, rà soát khắp hiện trường và đoạn sông dài 4 km gần đó. Hãng tin CNA cho biết thiết bị siêu âm và những chiếc móc cũng được sử dụng để tìm kiếm các thi thể. Hiện tầm nhìn kém buộc các thợ lặn phải tự mò đường dưới đáy sông, gây cản trở cho công tác cứu hộ.
Tính đến thời điểm này, giới chức Đài Loan xác nhận 32 hành khách đã thiệt mạng, trong đó có 22 du khách Trung Quốc đại lục đang trên hành trình trở về nhà. Taipei Times cho hay người thân của những du khách trên đã có mặt ở Đài Loan để nhận dạng thi thể.
Trong thảm kịch máy bay rơi sáng 4/2, hiện chỉ có 15 người được cứu sống còn 11 nạn nhân khác vẫn đang mất tích.
Hội đồng an toàn hàng không Đài Loan sáng nay 6/2 thông báo sẽ công bố chi tiết dữ liệu từ hai hộp đen máy bay TransAsia Airways trong chiều nay và cho biết hiện công tác giải mã dữ liệu hộp đen đã được hoàn thành.
TransAsia bác tin từ chối kiểm tra động cơ máy bay GE235 trước khi cất cánh
Tờ Telegraph ngày 5/2 dẫn lời ông Wu Huh-sheng, một nhà quản lý của hãng hàng không TransAsia Airways, khẳng định hãng không nhận được báo cáo nào về “lỗi động cơ” trước khi máy bay GE235 cất cánh.
Trước đó cùng ngày, tờ Liberty Times của Đài Loan dẫn một nguồn tin giấu tên tiết lộ cơ trưởng Liao Jiangzhong phát hiện những dấu hiệu bất thường của động cơ máy bay GE235 từ các lần bay trước đó với chiếc máy bay này. Ông Liao đã ghi lại các dấu hiệu trên trong nhật ký bay.
Theo nguồn tin của Liberty Times, cơ trưởng Liao đã yêu cầu hãng TransAsia phải tiến hành kiểm tra toàn bộ chiếc máy bay, đặc biệt là động cơ. Tuy nhiên, các nhân viên của hãng chỉ xem xét thiết bị liên lạc của máy bay GE235.
Cơ trưởng Liao cùng cơ phó Liu Zizhong là 2 trong 32 người được xác nhận đã thiệt mạng sau khi chuyến bay GE235 của hãng TransAsia Airways rơi xuống sông Cơ Long, Đài Bắc vào sáng 4/2, chỉ 3 phút sau khi cất cánh từ sân bay Tùng Sơn tại Đài Bắc.
Trong liên lạc cuối cùng với trạm kiểm soát không lưu, cơ trưởng Liao đã phát tín hiệu khẩn cấp vì động cơ gặp sự cố nghiêm trọng. Theo Cơ quan hàng không dân dụng Đài Loan, chiếc ATR 72-600 mới được đưa vào sử dụng từ tháng 4 năm ngoái và vừa trải qua đợt kiểm tra an toàn định kỳ hôm 26/1 vừa rồi.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Quan tham Trung Quốc đi tù vì "sưu tập" vàng miếng
Tòa án tại Trung Quốc đã kết án một cựu giám đốc điều hành Ngân hàng Nhà nước án chung thân, vì những cáo buộc nhận hối lộ lên đến hàng triệu USD.
Yang Kun khi còn tại chức
Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là vị quan chức này chỉ chấp nhận hối lộ bằng các tác phẩm nghệ thuật và vàng miếng, báo chí địa phương cho biết.
Theo thông báo mới nhất của Tòa án nhân dân tỉnh Giang Tô hôm 4.2, cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Yang Kun đã bị tuyên án chung thân về tội nhận hối lộ với tổng giá trị lên tới 30,8 triệu nhân dân tệ (khoảng 5 triệu USD).
Đồng thời, vị quan chức "yêu tác phẩm nghệ thuật và vàng miếng" cũng bị tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân và tước bỏ các quyền hạn của mình. Tuy nhiên, các tuyên bố không nói rõ thời gian thi hành án đối với Yang.
Trong thời gian lãnh đạo tại ABC với vai trò là phó chủ tịch, Yang đã sử dụng quyền hạn của mình để ký duyệt các dự án cho vay với nhiều doanh nghiệp, từ đó nhận được các khoản hối lộ từ nhiều công ty khác nhau.
Các mặt hàng mà Yang yêu thích khi được doanh nghiệp "đút lót", chủ yếu là vàng miếng và đồ nội thất bằng gỗ hồng mộc hay các bức tranh của nghệ sĩ nổi tiếng, trong một số trường hợp thì USD và dollar Hồng Kông cũng không ngoại lệ.
Yang bị khai trừ khỏi Đảng và cách chức đầu năm 2013, sau đó được xét xử tại Tòa án nhân dân Nam Kinh vào tháng 6.2014.
Nhiều tờ báo cho rằng, ông bị các cơ quan điều tra của chính quyền Trung Quốc chú ý, sau khi giám đốc tổ chức tài chính tư nhân Minsheng Banking, Mao Xiaofeng từ chức vì bị nghi ngờ liên quan đến tham nhũng.
Minsheng, trước đó là một tổ chức cho vay tư nhân lớn của Trung Quốc, được thành lập năm 1996 bởi 59 nhà đầu tư, và có vốn hóa thị trường khoảng 50 tỉ USD. Lãnh đạo tổ chức này cho biết, Mao ra đi vì các "lý do cá nhân", nhưng nhiều tờ báo lại nhận định ngược lại khi Mao tỏ ra khá lo sợ từ lúc chiến dịch "đả hổ đập ruồi" của Chủ tịch Tập Cận Bình được tiến hành.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tăng cường các biện pháp trấn áp tham nhũng trong nội bộ bộ chính quyền nước này từ năm 2012. Chiến dịch "đả hổ đập ruồi" của ông được các phương tiện truyền thông mô tả là khắc nghiệt nhất kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Nhiều quan chức cấp cao đã sa lưới pháp luật sau khi có các hành vi nhận hối lộ trước đó, trong đó phải kể đến Tổng Giám đốc Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bắc Kinh, Lu Haijun bị bắt giữ vào ngày 3.2.2014 và cựu chủ tịch Ngân hàng Guangfa, Li Rouhong cũng bị giam giữ tháng 9.2014 với lý do tham nhũng.
Theo Hàn Giang
Một Thế giới
Cú thử sống còn của Thủ tướng Nhật Thông báo ngày 1/2 về vụ hành quyết con tin Kenji Goto, người Nhật thứ 2 bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt cóc và giết hại, đang đặt ra một thách thức chính trị lớn cho chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe. Theo hãng tin BBC, vụ Kenji Goto nêu ra nhiều câu hỏi về sự an toàn của...