Bắc Kinh (Trung Quốc) ghi nhận 158 ca Covid-19 sau 7 ngày
Số ca Covid-19 trong cộng đồng ở Bắc Kinh, Trung Quốc vẫn tăng đều, trong khi thêm 1 thành phố ở nước này xuất hiện ca bệnh chưa rõ nguồn lây.
Trong ngày 17/6, Trung Quốc tiếp tục có thêm 24 ca Covid-19 nội địa, trong đó nhiều nhất vẫn là Bắc Kinh 21 ca, tỉnh Hà Bắc và thành phố Thiên Tân, giáp ranh với thủ đô thêm 3 trường hợp.
Đáng chú ý, ca bệnh mới trong cộng đồng của thành phố Thiên Tân là một nhân viên nhà bếp tại 1 khách sạn, công việc chính là rửa bát, có đôi lần rửa các nguyên liệu là đồ hải sản đông lạnh. Tuy nhiên trong 14 ngày qua ca bệnh này không rời khỏi địa phương, do vậy vẫn chưa xác định được nguồn lây.
Chợ Tân Phát Địa những ngày trở thành tâm dịch.
Như vậy, đến nay, sau 7 ngày bùng phát dịch, Bắc Kinh đã tìm được 158 bệnh nhân Covid-19, trong đó riêng quận Phong Đài, nơi có ổ dịch Tân Phát Địa là 113 ca.
Tiếp theo các chợ và cơ sở ăn uống, Bắc Kinh vừa thực hiện một đợt rà soát nhằm phát hiện các lỗ hổng trong công tác phòng chống dịch tại các trường học, đồng thời tiến hành khử trùng diệt khuẩn đối với tất cả các ngôi trường trên địa bàn. Những người kinh doanh đồ ăn uống trong trường cũng được đưa vào diện giám sát và phải tiến hành xét nghiệm axit nucleic.
Video đang HOT
Về nguồn gốc đợt dịch lần này ở Bắc Kinh, sau khi có kết luận sơ bộ virus đến từ châu Âu căn cứ vào trình tự gien, ông Trác Gia Đồng, bác sĩ trưởng của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Quảng Tây cho rằng, loại virus này có khả năng cao là đến từ Tuy Phân Hà, thị trấn vùng biên thuộc tỉnh Hắc Long Giang, miền Đông Bắc Trung Quốc, nơi từng bùng phát dịch nhập cảnh trở về từ Nga hồi tháng 4.
Trong khi đó, theo dự báo của CDC Bắc Kinh, trong những ngày tới các ca Covid-19 tại Tân Phát Địa vẫn sẽ tiếp tục tăng, do đây là chợ đầu mối lớn nhất thành phố. Việc Bắc Kinh thực thi hàng loạt các biện pháp quyết liệt thời gian qua là nhằm sớm tìm ra nguồn lây nhiễm và chặn đứng sự lây lan của dịch bệnh./.
Cơ quan đảng Trung Quốc kêu gọi hiện đại hóa chợ
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc kêu gọi thay đổi cách quản lý và mô hình chợ sau khi Covid-19 tái bùng phát tại chợ bán buôn Tân Phát Địa.
Bài viết gần đây trên trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) nhắc tới ổ dịch mới bùng phát đều liên quan tới chợ Tân Phát Địa rộng lớn tại Bắc Kinh, đặt vấn đề "làm thế nào để điều hành một chợ bán buôn hiện đại, sạch sẽ, vệ sinh, phù hợp với đại đô thị?"
Covid-19 tái bùng phát tại chợ thực phẩm Bắc Kinh làm dấy lên lo ngại về làn sóng nhiễm bệnh thứ hai tại Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh đã nâng mức cảnh báo lên cấp hai vào tối 16/6, khiến một phần thành phố bị phong tỏa vì số ca nhiễm liên quan tới Tân Phát Địa đã lên tới 158. Những ca nhiễm đầu tiên tại Trung Quốc cũng xuất phát từ một chợ hải sản ở Vũ Hán, khu chợ buộc phải đóng cửa và khử trùng kỹ lưỡng.
Gian hàng thịt lợn trong chợ Tân Phát Địa hồi tháng 2. Ảnh: Reuters.
CCDI là cơ quan kiểm soát nội bộ cao nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc, chuyên điều tra quan chức tham nhũng. Bài viết chỉ trích các chợ truyền thống Trung Quốc, cho rằng "diện mạo bẩn thỉu và bừa bãi tại những khu chợ như vậy phản ánh sự yếu kém của hệ thống lưu thông đô thị với sản phẩm nông nghiệp".
"Trong suy nghĩ của người dân, những khu chợ này rất tiện lợi, nhưng cũng tạo ra hàng loạt vấn đề vệ sinh môi trường như nước thải, tiếng ồn, muỗi, sâu bọ, ách tắc giao thông", trích bài viết.
Ổ dịch bùng phát ở Bắc Kinh cũng bộc lộ thiếu sót trong khâu giám sát chuỗi cung ứng, bởi có thể cụm dịch Tân Phát Địa có nguồn lây từ hải sản hoặc thịt nhiễm virus được vận chuyển trong chuỗi cung ứng thực phẩm đông lạnh.
Bài viết trích lời An Yufa, giáo sư đại học Nông nghiệp Trung Quốc, cho rằng nhiều khu chợ của Trung Quốc được xây dựng từ những năm 1980 và 1990, thiếu tầm nhìn về bãi đỗ xe, không gian công cộng và xử lý nước thải. Ông cho rằng cách thức quản lý những khu chợ này còn "thô sơ", thiếu giám sát và không hiệu quả, quy trình đóng gói đơn giản và kho bãi bừa bộn.
Giáo sư An cho hay chợ hiện đại cần được chuẩn hóa, có chuỗi cung ứng ổn định, có thể theo dấu và giám sát thực phẩm, giá cả ổn định, môi trường sạch sẽ, kho vận và rác thải được xử lý thích hợp.
Jia Ping, giám đốc trung tâm nghiên cứu Sáng kiến Quản lý Y tế có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết chợ bán buôn là nơi dễ lây lan nhiều bệnh, với lượng người lưu động lớn và nguy cơ tiềm ẩn cao.
"Chúng ta nên đặt mục tiêu loại bỏ những rủi ro này bằng việc thiết lập một hệ thống quản lý thông minh, thay vì đóng cửa chúng vĩnh viễn", Jia nói.
Ông đề nghị tăng cường các biện pháp can thiệp y tế cộng đồng như vệ sinh thường xuyên mỗi tối và duy trì kể cả khi mức độ cảnh báo được hạ thấp. Ông cũng đề nghị chính quyền thanh tra hàng ngày, lấy mẫu mọi mặt hàng gia súc và gia cầm trong chợ, lập các trạm kiểm tra nhanh tại chỗ. Tình nguyện viên được đào tạo về vệ sinh công cộng cũng nên đi tuần quanh chợ và ghi lại bất kỳ điều gì đáng ngờ.
Ngoài ra, chợ cần được áp dụng phương pháp theo dõi chuỗi cung ứng thông minh với chi phí thấp, từ khâu sản xuất tới khâu đưa ra thị trường, tới các nhà hàng hoặc siêu thị. Ông nói thêm những biện pháp kiểm soát lưu lượng giao thông và giãn cách xã hội có thể được nới lỏng khi tình hình thay đổi.
Nhiều năm qua, Trung Quốc đã nâng cấp nhiều khu chợ bán buôn khắp cả nước. Nói chung, việc nâng cấp bao gồm bổ sung bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng, tăng số lượng quầy hàng, phân chia khu thịt sống và thịt chín, áp dụng các quy định giữ gìn vệ sinh, cải thiện hệ thống xử lý nước thải.
Chợ hải sản Kinh Thâm ở Bắc Kinh, nơi bị đóng cửa tuần trước, vừa được nâng cấp năm 2017 để mở một trung tâm kiểm tra thực phẩm kém chất lượng và một trung tâm dịch vụ khách hàng.
Bắc Kinh nâng mức ứng phó khẩn, hủy gần một nửa số chuyến bay, hoàn trả vé tàu Trước tình hình ngày càng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19, chính quyền Bắc Kinh đã nâng mức ứng phó khẩn cấp từ cấp 3 lên cấp 2. Bắc Kinh đang đối diện nguy cơ bùng tái phát dịch bệnh Covid-19 do các ca nhiễm liên quan đến chợ Tân Phát Địa. Ảnh: Reuters Theo dữ liệu cập nhất từ trang chủ của...