Bắc Kinh trong cuộc đào thoát vòng vây chiến lược Mỹ
Từ đầu thế kỉ XXI, khi thế lực của Trung Quốc tăng lên rõ rệt, Mỹ đã nhanh chóng thiết lập vòng vây chiến lược nhằm vào quốc gia đông dân nhất thế giới. Và tất nhiên, Bắc Kinh không ngồi yên nhìn mình bị bao vây.
Từ năm 2000, cùng với việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO), lo ngại về “mối đe dọa từ Trung Quốc” tăng lên; Mỹ đã thiết lập vòng vây chiến lược nhằm vào Trung Quốc từ ba phía: đông, tây và nam. Trung Quốc cũng áp dụng nhiều biện pháp ứng phó với vòng vây chiến lược của Mỹ từ những phía này.
Tuy nhiên, hiệu quả tại mỗi phía có sự khác biệt.
1. Khu vực Đông Bắc Á
Tại khu vực Đông Bắc Á, Hàn Quốc và Nhật Bản là quốc gia đồng minh của Mỹ, còn Triều Tiên luôn giữ thái độ chống Mỹ. Do đó, nếu Triều Tiên không đứng về phía Mỹ, vòng vây Trung Quốc của Mỹ tại khu vực Đông Bắc Á về cơ bản khó lòng siết chặt.
Nhật Bản, Triều Tiên và Hàn Quốc là ba nhân tố chính trong vòng vây Trung Quốc tại Đông Bắc Á
Trước đây, Mỹ từng liệt Triều Tiên vào quốc gia “trục ma quỷ”, Triều Tiên cũng coi phát triển vũ khí hạt nhân là át chủ bài để đạt được nhiều lợi ích hơn nữa. Do đó, từ năm 2000, quan hệ Triều Tiên và Mỹ không có bước phát triển mới.
Vì vậy, với cả Mỹ và Trung Quốc, khu vực Đông Bắc Á về cơ bản là cố định, khó có xu hướng mở rộng.
2. Khu vực Đông Nam Á
Đông Nam Á là khu vực quan trọng trong đầu tư nước ngoài của Mỹ. Lợi nhuận trong đầu tư của Mỹ tại các nước Đông Nam Á cao hơn rất nhiều so với lợi nhuận bình quân hằng năm của các doanh nghiệp Mỹ tại nước ngoài. Ngoài ra, khu vực Đông Nam Á nằm ở tuyến đường quan trọng trong tuyến đường hàng hải quốc tế, tất cả tàu thuyền đi qua Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều phải đi qua vùng biển Đông Nam Á. Do đó, Washington phải đảm bảo quyền kiểm soát đối với khu vực Đông Nam Á.
Mỹ đã áp dụng 3 biện pháp đối với khu vực Đông Nam Á:
Video đang HOT
Thứ nhất, duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực tiền duyên, phát huy vai trò lãnh đạo trong an ninh tại khu vực với hậu thuẫn là sức mạnh quân sự .
Thứ hai, thông qua hợp tác phòng vệ dưới nhiều hình thức khác nhau, củng cố và tăng cường sự hiện diện quân sự đối với các quốc gia đồng minh truyền thống, mở rộng hơn nữa quan hệ quân sự với các nước phi đồng minh.
Thứ ba, thiết lập cơ chế an ninh đa phương lấy Mỹ làm trung tâm để bổ sung cho quan hệ song phương giữa Mỹ với các nước đồng minh.
Mỹ thăt chăt quan hê với Indonesia
Nhằm “hãm chân” Mỹ tại khu vực này, Trung Quốc cũng đã đưa ra không ít đối sách:
Thứ nhất, phá vỡ thế lưỡng nan an ninh, cao giọng về “môi trường xung quanh hòa bình, ổn định”. Tháng 7/2003, phát biểu tại Hội nghị cấp cao Thương mại và đầu tư ASEAN, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đưa ra lời giải thích rõ hơn về chính sách ngoại giao láng giềng mà Trung Quốc nhất quán theo đuổi, đưa ra chủ trương “mục lân”, “an lân” và “ phú lân” (thân thiện với láng giềng, ổn định với láng giềng và cùng làm giàu với láng giềng).
Thứ hai, tìm cách xóa bỏ hiệu ứng bất lợi của “thuyết mối đe dọa Trung Quốc”trên bình diện địa văn hóa. Nói một cách công bằng, trong giai đoạn khủng hoảng tiền tệ tại Châu Á vào năm 1997, việc Trung Quốc khăng khăng giữ giá đồng Nhân dân tệ đã có tác động tích cực, tránh khủng hoảng trong khu vực trở nên tồi tệ hơn.
Kết quả của cuộc tranh giành quyền lực giữa hai nước Trung – Mỹ tại khu vực Đông Nam Á là trong giai đoạn này, Mỹ không thiết lập quan hệ đồng minh quân sự với các quốc gia mới tại Đông Nam Á. Đồng minh của Mỹ vẫn là Philippines và Thái Lan. Tuy nhiên, Singapore đã trở thành quốc gia gần như đồng minh của Mỹ, Mỹ cũng đồng thời khôi phục quan hệ hữu hảo với các nước trong khu vực như Indonesia, Việt Nam.
Trong khi vòng vây Trung Quốc của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á có xu hướng mở rộng, thì chính sách của Trung Quốc đối với Mỹ bị giới phê bình trong nước của họ đánh giá là không có hiệu quả rõ rệt.
Trung – Ấn tập trận chung chống khủng bố
3. Khu vực Nam Á
Quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất tại khu vực Nam Á là Ấn Độ. Sau chuyến thăm lẫn nhau của Thủ tướng hai nước Trung – Ấn vào năm 1988, quan hệ hai nước đã đi đến bình thường hóa. Đến năm 2005, hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược hòa bình và phồn vinh Trung – Ấn, hơn nữa đã xác lập hàng loạt đồng thuận về mở rộng toàn diện hợp tác hữu nghị giữa hai nước trên các lĩnh vực.
Nhưng song song với đó, quan hệ Ấn – Mỹ cũng phát triển đi vào chiều sâu. Từ năm 2001, quan hệ Mỹ – Ấn nhanh chóng ấm lên. Tháng 3/2005, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Condoleezza Rice chọn Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm Châu Á. Cũng trong thời gian này, New Delhi công khai tuyên bố Mỹ sẽ giúp Ấn Độ trở thành nước lớn trên thế giới trong thế kỉ XXI.
Tháng 6 năm đó, trong chuyến thăm Mỹ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Pranab Mukherjee kí văn kiện hợp tác quân sự thu hút sự chú ý của mọi người – Văn kiệnkhung mới về hợp tác quốc phòng Mỹ – Ấn với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld. Theo văn kiện này, Mỹ dành cho Ấn Độ hàng loạt những ưu đãi của quốc gia gần như đồng minh: cùng sản xuất vũ khí tiên tiến, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực phòng ngự tên lửa, dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu kĩ thuật quân sự nhạy cảm đối với Ấn Độ…
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tiếp Tổng thống Mỹ Barack Obama tại New Delhi
Xét ở tầng sâu, Mỹ thân với Ấn Độ hơn Trung Quốc. Ấn Độ có được những ưu đãi của quốc gia gần như đồng minh về vũ khí quân sự; trong khi đó, quan hệ Trung – Ấn lại chưa bước vào lĩnh vực hợp tác quân sự ở tầng sâu. Hơn nữa, quan hệ hữu hảo giữa Mỹ – Ấn được thiết lập trên tiền đề Mỹ giúp đỡ Ấn Độ phòng ngừa Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc không bằng Mỹ trong việc lôi kéo Ấn Độ, thiết tưởng cũng là điều tất yếu.
Một ví dụ rõ rệt nữa cho thấy sự chuyển hướng của 2 nước lớn ở Nam Á là quan hệ với Pakistan – một đồng minh chiến lược truyền thống của Mỹ trong khu vực này. Tranh thủ sự “hờn dỗi” của Pakistan trong vụ Mỹ tự ý tiêu diệt Bin Laden trên lãnh thổ nước này làm bộc phát những mâu thuẫn tiềm ẩn giữa 2 nước, Trung Quốc đã nhanh tay có hàng loạt động thái thắt chặt thêm quan hệ với quốc gia này thông qua các hoạt động hợp tác, viện trợ.
Theo New York Times, Pakistan là quốc gia có quan hệ chặt chẽ về quân sự với Trung Quốc, hiện có một lượng lớn kỹ sư quân sự Trung Quốc làm việc tại các căn cứ quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Pakistan. Các quan chức Pakistan thậm chí còn đồng ý việc Hải quân Trung Quốc đặt căn cứ của mình tại bờ biển Pakistan.
4. Khu vực Trung Á
Thuyết địa chính trị của Mackinder coi Trung Á là trái tim của đại lục Á – Âu: “Ai chiếm được trung tâm đại lục Á – Âu sẽ chỉ huy được quần đảo Thế giới, ai chỉ huy được quần đảo Thế giới sẽ thống trị cả thế giới”.
Mỹ tất nhiên không bỏ qua Trung Á, vùng đất vừa giàu tài nguyên vừa có vị trí chiến lược. Từ năm 1995, Mỹ và NATO lần lượt tổ chức tập trận chung với Ấn Độ. Đồng thời, Mỹ cung cấp gói viện trợ quân sự trực tiếp trên 30 triệu USD cho quân đội 3 nước Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan.
Mỹ muốn duy trì sự hiện diện tại Trung Á để kiềm chế Trung Quốc.
Sau Sự kiện 11/9, Mỹ nhân cơ hội tấn công Afghanistan, áp dụng nhiều biện pháp đã có được cơ hội đóng quân lâu dài tại Trung Á. Các quốc gia như Kyrgyzstan, Uzbekistan, Kazakhstan, Tajikistan lần lượt kí thỏa thuận mở rộng không phận và cung cấp sân bay quân dụng với Mỹ, tạo không gian cho sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Trung Á.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng coi Trung Á là khu vực quan trọng cần mở rộng ảnh hưởng. Còn hình thức thực hiện mục tiêu này lại là Tổ chức Hợp tác Thượng Hải () do Trung Quốc chủ xướng dưới ngọn cờ bảo vệ an ninh quốc gia thông qua hợp tác chống khủng bố.
Từ kết quả cuộc tranh giành quyền lực giữa hai nước Trung – Mỹ tại khu vực Trung Á, có thể thấy, Trung Quốc buộc lòng phải thừa nhận sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Trung Á. Trên thực tế, vòng vây quân sự của Mỹ đối với Trung Quốc đã mở rộng.
Một cách tổng quát, dù liên tiếp có những động thái trên nhiều phương diện, Trung Quốc vẫn chưa thu được kết quả khả dĩ làm hài lòng giới phê bình và thỏa mãn tham vọng của cầm quyền trong việc mở rộng ảnh hưởng, ứng phó với vòng vây chiến lược của Mỹ.
Theo VTC
Nga đã đề xuất cách tiếp cận "từng bước" với Iran
Theo hãng tin Kyodo và Reuters, Nga ngày 13/7 đã đề xuất cách tiếp cận "từng bước," theo đó Iran có thể giải tỏa những nghi ngờ về chương trình hạt nhân của nước này để dần nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Tehran.
Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov. (Nguồn: Getty Images)
Đề xuất trên được Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov mô tả sau cuộc hội đàm tại Washington với Tổng thống nước chủ nhà Barack Obama và người đồng cấp Hillary Clinton, nhằm khôi phục các cuộc đàm phán để giải tỏa những nghi ngờ của phương Tây rằng Iran có thể đang tìm cách chế tạo vũ khí hạt nhân.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với bà Hillary, ông Lavrov nói: "Đáp lại mỗi bước cụ thể của Iran sẽ là một số bước đi tương ứng như gỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt và thu hẹp các biện pháp trừng phạt."
Về phía Mỹ, bà Hillary không trả lời câu hỏi về quan điểm của mình đối với việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt trong cách tiếp cận từng bước song Washington vẫn phải đối điều này với lập luận rằng làm như vậy sẽ khiến họ mất đi đối trọng với Tehran.
Trong cuộc hội đàm trên, ông Lavrov và bà Hillary đã thảo luận một loạt vấn đề, từ tình hình Libi đến chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu.
Bà Hillary nói trong buổi họp báo: "Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế của chúng tôi, trong đó có Nga, để gia tăng áp lực" lên nhà lãnh đạo đang gặp khó khăn của Libya Muammar Gaddafi."
Bà Hillary cũng bày tỏ ủng hộ Nga ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong cuộc gặp./.
Theo TTXVN
Đã tìm thấy khuẩn E.coli chết người trên giá đỗ Chính quyền bang North Rhine-Westphalia (Đức) hôm qua tuyên bố lần đầu tiên họ đã tìm thấy chủng vi khuẩn E.coli gây chết người trên giá đỗ. Trước đó vài ngày, loại rau mầm này vẫn còn cho kết quả kiểm nghiệm âm tính . "Theo chúng tôi được biết, giá đỗ này xuất phát từ một trang trại bị nghi ngờ gần...