Bắc Kinh thay đổi chính sách, hàng triệu vật tư y tế Mỹ mắc kẹt ở Trung Quốc
Các vật tư y tế rất cần thiết trong cuộc chiến chống dịch của Mỹ đang nằm tại các nhà kho ở Trung Quốc, không thể tới được các công ty và bệnh viện ở Mỹ vì chính sách mới của Bắc Kinh.
Theo nguồn tin của Wall Street Journal, đơn hàng 1,4 triệu kit thử Covid-19 của công ty PerkinElmer có trụ sở ở bang Massachusetts đang mắc kẹt tại nhà kho của công ty ở Quý Châu, Trung Quốc.
Sở dĩ có vấn đề trên là vì Trung Quốc gần đây thay đổi chính sách, yêu cầu có giấy chứng nhận riêng mới được phép xuất về Mỹ, nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Công ty PerkinElmer nói trên WSJ rằng đang tháo gỡ vướng mắc với chính phủ Trung Quốc để lô hàng có thể được chuyển đi.
Nhiều bệnh viện ở Mỹ đang rơi vào tình trạng thiếu vật tư y tế cơ bản như khẩu trang, găng tay, đồ bảo hộ. Đa số các vật tư này không được sản xuất nội địa nên Mỹ cần phải dựa vào chi nhánh của các công ty Mỹ ở nước ngoài, đặc biệt là tại Trung Quốc.
Vật tư y tế Mỹ mắc kẹt tại nhà kho của công ty PerkinElmer ở Trung Quốc.
Đơn hàng 2,4 triệu khẩu trang hiện cũng đang mắc kẹt ở Thượng Hải, chưa được cấp chứng nhận và do đó không thể được xuất về công ty Owens & Minor Inc ở bang Virginia, Mỹ.
Bản ghi nhớ của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, nhà điều hành bệnh viện Emory Health đến nay vẫn chưa nhận được đơn hàng gồm 100.000 khẩu trang N95 và 40.000 bộ đồ bảo hộ từ Trung Quốc.
Công ty General Electric thì may mắn hơn, mất nhiều ngày đàm phán với quan chức Trung Quốc và cuối cùng cũng có giấy đưa các linh kiện cần thiết về nhà máy ở Wincousin, để lắp ráp thành máy thở hoàn chỉnh.
Trung Quốc đã siết chặt quy định xuất khẩu thiết bị và vật tư y tế từ hồi đầu tháng này, với lý do đảm bảo kiểm soát chất lượng và nắm chắc những mặt hàng được xuất đi, theo WSJ.
Video đang HOT
“Các quốc gia trên thế giới đổ xô đi tìm thiết bị và vật tư y tế khiến Trung Quốc chịu nhiều thách thức trong vấn đề kiểm soát chất lượng và đảm bảo quy định xuất khẩu”, Đại sứ quán Mỹ ở Washington giải thích với WSJ.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ đạo các nhà ngoại giao ở Mỹ can thiệp, giúp các công ty Mỹ đưa đơn hàng về nước, theo WSJ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Các chuyên gia y tế Mỹ từng đề cập đến vấn đề xét nghiệm trên diện rộng để làm cơ sở cho các bang dỡ bỏ lệnh hạn chế người dân ở nhà và mở cửa lại hoạt động kinh doanh. Nhưng vấn đề là Mỹ đang gặp khó trong việc xét nghiệm trên diện rộng vì vấn đề ở chuỗi cung ứng.
“Mỗi ngày trôi qua, chúng ta chưa có đủ trang thiết bị cần thiết là một ngày các nhân viên y tế đối mặt với nguy cơ bị phơi nhiễm”, phó thống đốc bang Illinois, Christian Mitchell nói.
Ông Mitchell nói các công ty của bang phải chờ đợi từ 6-10 ngày để Trung Quốc cấp chứng nhận xuất khẩu mặt hàng y tế.
Ngoài vấn đề một số đơn hàng do các công ty Mỹ có nhà máy ở Trung Quốc sản xuất và bị chặn đường xuất về Mỹ, tình trạng sản xuất vật tư y tế đại trà ở Trung Quốc dẫn đến nhiều quốc gia phàn nàn về chất lượng sản phẩm.
Không ít quốc gia ở châu Âu nói rằng kit thử Covid-19 mua từ công ty Trung Quốc không chính xác. Chính phủ Anh đang yêu cầu công ty Trung Quốc hoàn một phần khoản tiền 20 triệu USD mua 2 triệu kit thử nhanh nhưng lại không sử dụng được như kì vọng.
Kết quả là Trung Quốc bắt buộc các nhà xuất khẩu, dù là công ty Mỹ ở Trung Quốc hay công ty nội địa, phải có giấy xác nhận riêng mới được qua cửa hải quan.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Đăng Nguyễn
Việt Nam tặng vật tư y tế cho Mỹ, Nhật
Việt Nam tặng hàng trăm nghìn khẩu trang và vật tư y tế sản xuất trong nước để hỗ trợ Nhật Bản, Mỹ phòng chống Covid-19.
Trong buổi lễ diễn ra chiều nay tại Văn phòng Chính phủ, Việt Nam hỗ trợ chính phủ, nhân dân Nhật Bản số hàng hóa trị giá 100.000 USD, bao gồm khẩu trang và các vật tư y tế sản xuất tại Việt Nam và tặng chính phủ Mỹ 200.000 khẩu trang vải kháng khuẩn sản xuất trong nước để phòng chống Covid-19, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng tặng 50.000 khẩu trang y tế cho Văn phòng Nội các Nhật Bản và 50.000 khẩu trang y tế cho Văn phòng Nhà Trắng.
Phát biểu tại buổi lễ trao tặng vật tư y tế hỗ trợ Nhật Bản, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp, Việt Nam và Nhật Bản đã sớm triển khai hợp tác trong các khuôn khổ song phương và đa phương nhằm đối phó với dịch bệnh, trong đó có việc phối hợp tổ chức thành công Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN 3 ngày 14/4, đóng góp thiết thực vào những nỗ lực chung chống dịch Covid-19 của khu vực và quốc tế.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (trái) trao tặng vật tư y tế cho đại diện Nhật Bản tại trụ sở Văn phòng Chính phủ chiều nay. Ảnh: Bộ Ngoại giao.
Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh số khẩu trang, vật tư y tế này là tấm lòng của chính phủ và nhân dân Việt Nam, thể hiện sự sẻ chia và sự đoàn kết với chính phủ và nhân dân Nhật Bản trong cuộc chiến chống Covid-19, bày tỏ tin tưởng Nhật Bản sẽ sớm vượt qua đại dịch.
Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Asazuma Shinichi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới chính phủ và nhân dân Việt Nam vì sự giúp đỡ này, cho rằng món quà là sự động viên tinh thần to lớn, thể hiện tình cảm và sự đoàn kết mà Việt Nam dành cho Nhật Bản. Ông Shinichi đánh giá cao công tác ứng phó với dịch bệnh của Việt Nam trong thời gian qua, cho rằng hình mẫu phòng chống dịch của Việt Nam được nhiều nước tham khảo.
Ông cũng khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin và tăng cường hợp tác với Việt Nam trong phòng chống, kiểm soát dịch bệnh
Tại lễ trao tặng vật tư y tế hỗ trợ chính phủ, nhân dân Mỹ, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn chia sẻ về những tác động tiêu cực do dịch bệnh gây ra trên khắp thế giới, trong đó có Mỹ, nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác khu vực và quốc tế, trong đó có sự phối hợp giữa các quốc gia nhằm đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.
Thứ trưởng khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, chung tay cùng Mỹ trong nỗ lực chung nhằm sớm ngăn chặn dịch bệnh và giảm thiểu những tác động tiêu cực do Covid-19 gây ra.
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn (giữa) trao tặng vật tư y tế cho Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink (trái). Ảnh: Bộ Ngoại giao.
Thay mặt Tổng thống Donald Trump và nhân dân Mỹ, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink gửi lời cảm ơn sâu sắc tới chính phủ và nhân dân Việt Nam. Đại sứ đánh giá cao công tác ứng phó dịch bệnh của Việt Nam trong thời gian qua, cho rằng món quà là sự động viên tinh thần to lớn và là thông điệp về tình đoàn kết và tương trợ lẫn nhau mà Việt Nam dành cho Mỹ.
Đại sứ Kritenbrink khẳng định trên tinh thần quan hệ Đối tác toàn diện, Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, duy trì chia sẻ thông tin và tăng cường hợp tác với Việt Nam trong việc bảo vệ sức khỏe, an toàn cho người dân và trong nỗ lực chung nhằm ứng phó và kiểm soát dịch bệnh.
Covid-19 đã xuất hiện tại 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 2,1 triệu người nhiễm và hơn 136.000 người tử vong. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 644.000 ca nhiễm, trong đó gần 29.000 người đã tử vong. Nhật Bản vừa tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc trong bối cảnh nước này ghi nhận hơn 8.600 ca nhiễm và 174 ca tử vong.
Huyền Lê
Trung Quốc một mặt ngoại giao khẩu trang, một mặt ngang ngược ở Biển Đông Giới chuyên gia nhận định cách hành xử ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông đang mâu thuẫn với chính nỗ lực xây dựng hình ảnh của Bắc Kinh trên thế giới thông qua các khoản quyên góp vật tư y tế cho các nước chống dịch COVID-19. Hải quân Trung Quốc trong đợt duyệt binh phô diễn sức mạnh trên Biển...