Bắc Kinh ’sửng sốt vì bình luận của thủ tướng Nhật’
Trung Quốc cho biết nước này “sửng sốt” trước bình luận mới đây của Thủ tướng Nhật trên một tờ báo Mỹ rằng Trung Quốc “có nhu cầu đối chọi với láng giềng”. Báo Mỹ bị cho là trích dẫn sai.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (trái) và Ngoại trưởng Fumio Kishida hôm qua chuẩn bị lên máy bay tới Mỹ. Ảnh: AFP
Lãnh đạo một quốc gia rất hiếm “công kích một cách trắng trợn” nước láng giềng và xúi giục tư tưởng đối kháng, trang China.org.cn dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm qua cho biết và nói thêm rằng hành động này đi ngược lại ý chí của cộng đồng quốc tế.
Trong một bài phỏng vấn với báo Washington Post, được thực hiện trước chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tới Mỹ, thủ tướng Nhật cho biết Trung Quốc có nhu cầu “thâm căn cố đế” trong việc đối chọi với các nước láng giềng châu Á về vấn đề lãnh thổ, bởi đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền sử dụng tranh chấp để thu hút sự ủng hộ mạnh mẽ từ trong nước.
Ông Hồng cho hay Trung Quốc cam kết tăng cường quan hệ với Nhật Bản nhưng sẽ không ngồi yên nhìn Tokyo bóp méo chính sách ngoại giao của Bắc Kinh hay đưa ra các động thái đối kháng liên quan đến vấn đề lãnh thổ. Ông Hồng hối thúc Thủ tướng Abe giải thích, làm rõ bình luận nêu trên.
Theo Xinhua, trả lời yêu cầu từ phía Trung Quốc, Tổng thư ký Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga hôm nay cho biết báo Mỹ đã trích dẫn sai tuyên bố của ông Abe về vấn đề Trung Quốc, dẫn đến hiểu lầm.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vừa đặt chân tới Mỹ và dự kiến có cuộc gặp mặt với Tổng thống Barack Obama hôm nay. Ông mong muốn thúc đẩy liên minh song phương với Mỹ và nhận được sự ủng hộ về chính sách kinh tế của Nhật.
Theo VNE
Tìm lối thoát cho vấn đề Senkaku/Điếu Ngư
Ngày 19-2, ông Shinsuke Sugiyama, Vụ trưởng Vụ châu Á và đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã tới Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Ông Sugiyama dự kiến sẽ có cuộc gặp với các quan chức Trung Quốc nhằm thảo luận về vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - tâm điểm tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Ảnh: Guardian
Trong chuyến thăm lần này, ông Sugiyama dự kiến sẽ nêu quan ngại của Chính phủ Nhật Bản về việc một tàu chiến Trung Quốc chĩa radar điều khiển hỏa lực vào một tàu khu trục Nhật Bản trên Biển Hoa Đông hôm 30-1, hành động mà theo Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là "khiêu khích" và "nguy hiểm".
Hãng tin Kyodo dẫn các nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết, nước này sẽ không công bố bằng chứng vụ tàu chiến Trung Quốc chĩa radar vào tàu Nhật. Tokyo lo ngại tình báo nước ngoài có thể lợi dụng chúng để tìm hiểu về những bí mật quân sự của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản. Mặc dù Nhật khẳng định nước này có đầy đủ bằng chứng về vụ việc trên, nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản bác, đồng thời cáo buộc Nhật Bản "đưa thông tin giả mạo". Bắc Kinh cho biết, tàu chiến nước này sử dụng radar giám sát chứ không phải radar điều khiển hỏa lực. Liên quan đến vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc ngày 18-2 đã lên tiếng phản đối động thái của Nhật nhằm đề nghị UNESCO công nhận Senkaku/Điếu Ngư là di sản thiên nhiên thế giới, cho rằng hành động này sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước.
Chiều nay 20-2, phái viên cao cấp của Nhật Bản Shinsuke Sugiyama dự kiến sẽ có cuộc gặp với ông Vũ Đại Vĩ, đại diện đặc biệt của Trung Quốc về vấn đề bán đảo Triều Tiên để thảo luận vụ thử hạt nhân mới đây của Triều Tiên. Một số nhà quan sát cho rằng, những bất đồng lãnh thổ có thể ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong vấn đề Triều Tiên.
Cũng liên quan đến vấn đề Triều Tiên, ngày 18-2, Trung Quốc đã phủ nhận thông tin đăng tải trên hãng tin Reuters rằng CHDCND Triều Tiên đã thông báo cho Bắc Kinh về kế hoạch thực hiện các vụ thử hạt nhân tiếp theo. Ông Hồng Lỗi, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, nước này phản đối bất kỳ hành động nào có thể làm căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.
Theo ANTD
Thủ tướng Nhật muốn sửa hiến pháp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 31.1 cho biết ông có ý định sửa đổi hiến pháp hiện hành để tăng cường sức mạnh quốc phòng, theo tin tứctừ AFP ngày 1.2. Sau Thế chiến 2, Nhật Bản chấp nhận bản hiến pháp do Hoa Kỳ soạn thảo, trong đó quy định quân đội Nhật chỉ tồn tại về hình thức (gọi...