Bắc Kinh: Siêu sân bay trị giá 63 tỷ đô bắt đầu vận hành các chuyến bay quốc tế
Sân bay quốc tế Đại hưng với tổng kinh phí xây dựng lên tới 63 tỷ USD được đưa vào hoạt động nhằm giảm sự áp lực cho sân bay quốc tế Bắc Kinh.
Sân bay Đại Hưng được thiết kế bởi kiến trúc sư người Irac, Zaha Hadid và chính thức hoạt động từ cuối tháng 9/2019 nhân dịp mừng lễ kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc.
Dù nhiều ý kiến cho rằng kiến trúc công trình này mang dáng dấp hình con sao biển, nhưng thực tế sân bay quốc tế Đại Hưng được xây dựng dưới hình dáng của một con phượng hoàng.
“Siêu” sân bay quốc tế Đại Hưng. Ảnh: South China Morning Post
Sân bay có 4 đường băng và dự kiến sẽ phục vụ gần 72 triệu hành khánh/năm bắt đầu từ 2025. Những năm sau đó, số lượng hành khách sẽ tăng lên 100 triệu người/năm.
Các hãng hàng không nội địa China Southern Airlines và China Eastern Airlines sẽ hoạt động chính tại “siêu” sân bay này. Bên cạnh đó cũng có một số chuyến bay từ hãng hàng không Air China.
Hôm 27/10, chuyến bay của hãng Air China tới Bangkok, Thái Lan là hành trình quốc tế đầu tiên khởi hành từ sân bay Đại Hưng, còn hãng British Airway sẽ khai thác chuyến bay xuyên lục địa đầu tiên, từ Bắc Kinh tới London.
Khoảng 50 hãng hàng không nước ngoài bao gồm Finair dự định sẽ chuyển toàn bộ hoặc một phần hoạt động của họ tới sân bay này trong quý tới. Việc di chuyển này dự kiến sẽ được hoàn thành vào mùa đông năm 2021.
Video đang HOT
Bên trong sân bay được đầu tư 63 tỷ đô. Ảnh: BBC
Sân bay quốc tế Đại Hưng có kích thước gần bằng 100 sân bóng đá. Trong khi nhiều người kỳ vọng sự phát triển nhanh chóng của sân bay này thì không ít người lo ngại về vị trí khá xa trung tâm thủ đô Bắc Kinh.
Theo ước tính, để di chuyển từ trung tâm thủ đô tới sân bay quốc tế Đại Hưng sẽ mất tới hơn một tiếng (gấp đôi thời gian bình thường để tới sân bay Thủ đô Bắc Kinh). Với mong muốn thúc đẩy kinh tế, chính phủ xây dựng sân bay Đại Hưng không chỉ để phục vụ mỗi Bắc Kinh, mà còn là cho các tỉnh lân cận như Hà Bắc hay Thiên Tân.
Minh Hạnh
Theo doisongphapluat.com
Những bí ẩn ma quái nhất ở vùng đất băng vĩnh cửu
"Tiếng hát" ma quái từ thế giới khác, xác ướp nguyên vẹn sau nhiều thế kỷ của hàng trăm chim cánh cụt, lục địa bị chôn vùi... cho thấy Nam Cực bí ẩn ma quái hơn chúng ta tưởng.
Nam Cực là một trong các "thánh địa" khoa học được chú ý nhất trong năm qua bởi các bí ẩn kỳ dị bậc nhất mà nó vừa hé lộ.
1. "Tiếng hát" từ thế giới khác
Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh (BAS) vừa công bố các đoạn âm thanh kỳ bị được gọi là "âm thanh từ thế giới khác", "âm thanh của không gian". Nó không thể trực tiếp nghe thấy bằng tai người nhưng đã xâm nhập các thiết bị của BAS khi họ cố gắng phát hiện các tín hiệu của sét và bão. BAS đã thu lại và chuyển thể thành âm thanh ở tầng số có thể nghe được để cả thế giới cùng thưởng thức.
Theo BAS, bài hát ma quái của Nam Cực thực ra được tạo nên bởi các cơn bão địa từ, là kết quả của các hạt tích điện và electron bị mặt trời đẩy xuống Trái đất. Vì vậy nói nó là tiếng hát từ thế giới khác quả không ngoa.
2. Lục địa bị mất
Dữ liệu vệ tinh cho thấy lớp băng vĩnh cữu đang che giấu dưới lớp băng vĩnh cửu một tổ hợp gồm các khối lớn của vỏ trái đất được gọi là cratons, giống như phần nền móng của lục địa. Nhưng chúng không thuộc về lục địa Nam Cực ngày nay mà là phần còn sót lại của một lục địa cổ xưa đã tan rã từ 180 triệu năm về trước.
Ảnh: Vipersniper
Lục địa bị mất này chính là siêu lục địa Gondwana, thưở đất đai còn là một khối dính liền, chưa có 5 châu. Những gì tìm thấy ở Nam Cực chỉ mới là một phần của thế giới khổng lồ và kỳ bí cổ xưa đó.
3. Xác ướp 7 thế kỷ vẫn vẹn nguyên
Một bãi tha ma chim cánh cụt với hàng trăm xác ướp bí ẩn có niên đại 200 hoặc 750 năm đã được phát hiện trên Bán đảo dài ở Đông Nam Cực. Trong đó có rất nhiều chim cánh cụt con. Phát hiện được công bố năm 2018, sau 2 năm tìm thấy và nghiên cứu. Hai mốc thời gian 200 và 750 năm trước, một giai đoạn thời tiết khắc nghiệt đã xảy ra khiến chúng chết hàng loạt. Điều kiện khô, lạnh của một "sa mạc băng" đã ướp xác chúng một cách tự nhiên.
Ảnh: Institute of Polar Environment
4. Hàng loạt hồ nước biến mất kỳ lạ
Từ lâu các nghiên cứu đã cho thấy có một mạng lưới hồ ngầm rất lớn bên dưới Recovery Glacier của Nam Cực. Các hồ này nằm giữa phần đáy của sông băng và phần đất nền của lục địa. Dữ liệu vệ tinh cho thấy có 4 hồ lớn và 11 hồ nhỏ, liên kết chằng chịt. Tuy nhiên, dữ liệu radar mới nhất khiến các nhà khoa học giật mình: tất cả hồ đồng loạt biến mất. Hiện giờ bí ẩn vẫn chưa có lời giải.
Ảnh: NASA
5. Đường cao tốc bí ẩn dài 350 km
Không chỉ có con người biết xây đường cao tốc. Năm qua, các nhà khoa học đã phát hiện Dải băng Tây Nam Cực và Dải băng Đông Nam Cực được kết nối bởi các thung lũng khổng lồ dưới hẻm núi, tạo nên một con đường xuyên lục địa.
Trục đường chính dài đến 350 km, rộng 35 km. Nam Cực đã tự tạo nên con đường độc đáo này để các dòng chảy băng lưu thông dễ dàng khắp lục địa.
A.Thư
Theo Người Lao Động
Công nghệ tối tân tại 'siêu sân bay' 12 tỷ USD của Trung Quốc Trung Quốc vừa khai trương sân bay quốc tế Đại Hưng với tổng giá trị đầu tư 11,9 tỷ USD, trang bị công nghệ tối tân. Sân bay quốc tế Đại Hưng mới khai trương của Trung Quốc được dự đoán sẽ trở thành một trong các sân bay nhộn nhịp nhất thế giới, giảm tải cho sân bay quốc tế Bắc Kinh....