Bắc Kinh lên tiếng về vụ doanh nhân Trung Quốc bị Anh cáo buộc hoạt động gián điệp
Ngày 17/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm (Lin Jian) lên tiếng phản bác cáo buộc của Anh đưa ra liên quan đến hoạt động gián điệp của một công dân nước này tại Anh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Bắc Kinh. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: “Tôi đã nêu rõ lập trường của chúng tôi ngày hôm qua. Cáo buộc về cái gọi là gián điệp Trung Quốc là vô lý. Tôi muốn chỉ ra rằng sự phát triển của mối quan hệ Trung – Anh là phục vụ lợi ích chung của cả hai nước, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới và ứng phó với các thách thức toàn cầu. Tôi hy vọng rằng Anh sẽ hợp tác với Trung Quốc để tích lũy thêm nhiều yếu tố tích cực và chứng minh tính chất cùng có lợi và ‘cùng thắng’ trong sự hợp tác giữa hai nước”.
Trong một tuyên bố khác được công bố trực tuyến, người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc nhấn mạnh rằng, những tiếng nói chống Trung Quốc là của một số ít nghị sĩ Anh – những người không làm gì ngoài việc thể hiện ý kiến méo mó đối với Trung Quốc.
Tuyên bố cũng nói rằng: “Những gì mà một số nghị sĩ Anh thực sự là bôi nhọ Trung Quốc, nhắm vào cộng đồng người Hoa tại Anh và phá hoại các cuộc trao đổi nhân sự bình thường giữa Trung Quốc và Anh. Chúng tôi lên án mạnh mẽ điều này”.
Những phát biểu này được đưa ra sau khi doanh nhân Trung Quốc Yang Tengbo bị phía Anh tình nghi là điệp viên của Trung Quốc – người được cho là đã tạo dựng mối quan hệ gần gũi với Hoàng tử Andrew của Anh. Ông Yang đã bác bỏ những cáo buộc này tại phiên tòa vào ngày 16/12.
Video đang HOT
Ông Yang, 50 tuổi, được mô tả trong phán quyết tuần trước của Ủy ban Phúc thẩm Di trú Đặc biệt (SIAC) là “người thân tín” của Hoàng tử Andrew.
Trong phiên xét xử ngày 12/12, tòa án giữ nguyên phán quyết trước đó cấm ông Yang nhập cảnh vào Anh. Ông cũng đã từ bỏ quyền ẩn danh của mình vào ngày 16/12 để có thể phản bác các cáo buộc.
Trước đó, thông tin về danh tính của ông Yang không được tiết lộ trong quá trình tố tụng của SIAC, đã bị đưa ra khỏi chuyến bay từ Bắc Kinh đến London vào tháng 2/2023 và được thông báo rằng Vương quốc Anh có ý định cấm ông nhập cảnh vào nước này.
Ông Yang, còn được gọi là Chris Yang, được mô tả trong một phiên tòa vào tuần trước là đã đạt được “mức độ tin tưởng bất thường” với em trai của Vua Charles. Ông là đồng sáng lập của Pitch@Palace China, một sáng kiến dành cho các doanh nhân được Hoàng tử Andrew thành lập vào năm 2014 và sau đó mở rộng sang Trung Quốc.
Theo một số nguồn tin, ông Yang được mời đến dự tiệc sinh nhật lần thứ 60 của Hoàng tử Andrew vào năm 2020.
Vào tuần trước, Văn phòng của Hoàng tử Andrew cho biết ông đã chấm dứt mối quan hệ với ông Yang sau khi nhận được khuyến nghị từ Chính phủ Anh. Văn phòng của ông thông báo: “Công tước đã gặp cá nhân đó thông qua các kênh chính thức mà không hề thảo luận bất kỳ vấn đề nhạy cảm nào. Ông không thể bình luận thêm về các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia”.
Ông Yang bị cáo buộc đã làm việc cho Ban Công tác mặt trận thống nhất Trung Quốc (UFWD). Báo cáo cũng mô tả UFWD có chức năng tác động nhằm đảm bảo rằng các chính trị gia và nhân vật cấp cao ở các quốc gia nước ngoài ủng hộ đảng Cộng sản Trung Quốc hoặc ít nhất là không chỉ trích, phản bác Trung Quốc.
Mối lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền chính trị và thể chế của Anh đã không ngừng gia tăng tại Westminster trong những năm gần đây. Ủy ban Tình báo và An ninh của Quốc hội Anh đã công bố báo cáo năm 2023 nêu rõ quan điểm về việc Trung Quốc đang tìm cách nhắm mục tiêu và gây ảnh hưởng đến người dân trong hệ thống chính trị của Vương quốc Anh.
Ấn Độ thả chim bồ câu bị nghi là gián điệp sau 8 tháng bắt giữ
Con chim bị nghi là gián điệp vì trên chân được buộc hai chiếc vòng có những thông điệp được viết bằng chữ Trung Quốc.
Chim bồ câu bị cáo buộc là "gián điệp Trung Quốc" đã được thả ra sau 8 tháng với sự can thiệp của Tổ chức Bảo vệ Quyền lợi Động vật (PETA) tại Ấn Độ. Ảnh: IANS
Ngày 1/2, quan chức của sở cảnh sát R.C.F Ấn Độ cho biết, Bệnh viện thú y Bai Sakarbai Dinshaw Petit ở khu vực Parel đã xin phép cảnh sát "phóng thích" con chim bồ câu bị giam giữ ở đây suốt 8 tháng sau khi bị cáo buộc là "gián điệp Trung Quốc".
Con chim bồ câu đã bị cảnh sát bắt vào tháng 5/2023 tại cầu tàu Pir Pau ở ngoại ô Chembur. Phía cảnh sát cho biết trên chân con chim được buộc hai chiếc vòng, một bằng đồng và một bằng nhôm và có những thông điệp được viết bằng chữ Trung Quốc.
Nghi ngờ con chim bồ câu là "gián điệp", cảnh sát đã gửi đến bệnh viện thú y Bai Sakarbai Dinshaw Petit (BSDPHA). Tại đây, con vật đã trải qua một cuộc kiểm tra y tế và sau đó bị giam giữ trong một chiếc lồng riêng.
Bệnh viện cho biết con chim hoàn toàn khỏe mạnh nhưng không nhất thiết phải bị nhốt trong lồng. Họ đã xin phép Sở cảnh sát RCF để thả nó trở lại bầu trời nhưng không nhận được phản hồi thích hợp.
Trong quá trình điều tra vụ án, cảnh sát phát hiện con vật này là chim bồ câu đua ở Đài Loan (Trung Quốc) và nó đã trốn thoát và hạ cánh xuống Ấn Độ trong một cuộc đua.
Khi Saloni Sakaria - nhân viên của Tổ chức Bảo vệ Quyền lợi Động vật (PETA) tại Ấn Độ biết được câu chuyện kỳ lạ này, cô đã hành động để bảo vệ sự tự do cho chú chim, liên hệ với các quan chức của Sở cảnh sát R.C.F và kêu gọi họ ngay lập tức cấp phép thả chú chim ra khỏi lồng của nó ở BSDPHA.
Sau khi được cảnh sát đồng ý và hoàn tất các thủ tục, con chim bồ câu cuối cùng đã được thả tự do bay lên bầu trời trong khuôn viên bệnh viện thú y, giữa những tiếng vỗ tay cổ vũ của một nhóm nhỏ những người yêu động vật.
Sakaria cho biết: "Chúng tôi tại PETA Ấn Độ bày tỏ lòng biết ơn tới bệnh viện thú y BSDPHA vì đã chăm sóc chú chim trong nhiều tháng qua". Cô cũng ca ngợi Sở cảnh sát R.C.F vì đã nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của PETA và cấp phép cho BSDPHA để giúp giải thoát chú chim tội nghiệp.
Phát hiện gián điệp làm cho Mỹ, Trung Quốc tiết lộ cách thức tình báo Mỹ tuyển dụng Ngày 22/10, Cơ quan tình báo hàng đầu của Trung Quốc cho biết một công dân Trung Quốc làm việc cho một viện quốc phòng đã bị buộc tội làm gián điệp cho Mỹ. Cờ Mỹ (bên trái) và cờ Trung Quốc. Ảnh minh hoạ: Reuters Theo hãng tin Reuters của Anh, đây là vụ việc mới nhất cho thấy cam kết cao...