Bắc Kinh kêu gọi 19 quốc đảo ủng hộ ‘Một Trung Quốc’
Bắc Kinh tổ chức họp trực tuyến với các quốc đảo Thái Bình Dương và Caribe để thảo luận về Covid-19 và kêu gọi ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc”.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trịnh Trạch Quang hôm 13/5 tham gia hội nghị trực tuyến với đại diện 10 quốc đảo Thái Bình Dương, nhằm thảo luận về kế hoạch Trung Quốc viện trợ và cung cấp vật tư y tế cho các nước này chống Covid-19.
Truyền thông Vanuatu đưa tin các quốc đảo Thái Bình Dương đã bày tỏ “sự ủng hộ vững chắc với chính sách Một Trung Quốc” trong hội nghị. Theo thông báo của đại sứ quán Trung Quốc tại vài quốc gia Thái Bình Dương và Australia, những nước tham gia hội nghị đã kêu gọi phản đối mọi nỗ lực “chính trị hóa” Covid-19.
Thứ trưởng Trung Quốc Trịnh Trạch Quang tại hội nghị với các quốc đảo Thái Bình Dương hôm 13/5. Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
“Họ cũng ca ngợi Trung Quốc vì cách tiếp cận cởi mở, minh bạch và có trách nhiệm khi áp dụng các biện pháp ứng phó kịp thời và quyết liệt, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm chống dịch”, thông báo có đoạn.
Video đang HOT
Hội nghị giữa Trung Quốc với các quốc đảo Thái Bình Dương diễn ra một ngày sau khi Bắc Kinh tổ chức hội nghị với 9 quốc gia vùng Caribe và ngay trước thềm Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA), dự kiến khai mạc vào ngày 18/5. Nghị quyết kêu gọi điều tra về Covid-19, động thái mà Bắc Kinh phản đối, được cho là sẽ được thảo luận tại WHA.
Trung Quốc bày tỏ sự tức giận trước lời kêu gọi điều tra nguồn gốc nCoV của Australia, đồng thời cáo buộc Mỹ xúi giục các nước khác ủng hộ Đài Loan tham gia hội nghị của WHA với tư cách quan sát viên. Theo chính sách “Một Trung Quốc”, Bắc Kinh coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất. Hòn đảo không được tham gia các cuộc họp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bởi Bắc Kinh được coi là đại diện cho họ.
Đài Loan hiện duy trì quan hệ ngoại giao chủ yếu với các quốc đảo Thái Bình Dương và vùng Caribe. Sau khi mất hai đồng minh ở Thái Bình Dương là Quần đảo Solomon và Kiribati hồi năm ngoái, Đài Loan đã gửi viện trợ chống Covid-19 đến những quốc đảo còn lại ủng hộ họ. 14/15 đồng minh của Đài Loan đã đề xuất WHO cho phép hòn đảo dự hội nghị của WHA.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết những nước ủng hộ Đài Loan “đang tìm cách cản trở nghiêm trọng hội nghị WHA, đồng thời làm suy yếu sự hợp tác chống đại dịch trên toàn cầu”. Bắc Kinh nhấn mạnh việc Đài Bắc dự hội nghị phải được họ cho phép.
Đài Loan từng tham gia WHA với tư cách quan sát viên từ năm 2009, khi quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc còn nồng ấm. Tuy nhiên, Trung Quốc gây sức ép tước tư cách quan sát viên WHA của Đài Loan sau khi bà Thái Anh Văn, người phản đối chính sách “Một Trung Quốc”, trở thành lãnh đạo hòn đảo từ năm 2016.
Harry - Meghan cấm Australia đặt tên con cho máy bay
Nhà Sussex từ chối đề nghị đặt tên chiếc máy bay chữa cháy của Australia là Archie, với lý do con trai 'chưa bước vào cuộc sống với các hoạt động vì lợi ích chung của xã hội'.
Vợ chồng Harry bế con trai ra mắt công chúng hồi năm ngoái. Ảnh: Mirror.
Chính quyền New South Wales muốn đặt tên chiếc máy bay chữa cháy của họ là Archie, nhằm đánh dấu việc nữ Công tước xứ Sussex tuyên bố có thai khi đang cùng chồng công du Australia hồi năm 2018.
Tuy nhiên, khi giới chức bang này gửi lời đề nghị chính thức, nhà Harry - Meghan đã ngay lập tức từ chối, Sydney Sunday Telegraph cho biết.
Trong thư hồi đáp, cặp vợ chồng hoàng gia cảm ơn chính quyền New South Wales bởi "lời đề nghị tử tế" này nhưng lịch sự từ chối với lý do "Archie chưa bước vào cuộc sống với những hoạt động vì lợi ích chung của xã hội".
Trước yêu cầu này của nhà Sussex, chiếc 737 Large Air Tanker, máy bay giữ vai trò chủ chốt trong việc dập các vụ cháy rừng ở Australia trong năm nay, đã được đặt theo tên của Thống đốc bang New South Wales, bà Marie Bashir.
Chiếc 737 Large Air Tanker giữ vai trò chủ chốt trong chữa cháy rừng Australia trong năm nay. Ảnh: Mirror.
Thông tin nhà Sussex không đồng ý cho máy bay chữa cháy Australia đặt theo tên bé Archie được tiết lộ không lâu sau khi cặp vợ chồng tuyên bố thành lập quỹ từ thiện mới có tên Archwell, hồi tuần trước. Tên này được lấy cảm hứng từ con trai Archie, theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là "hành động".
Nhà Sussex công bố tên quỹ Archwell chỉ một ngày sau khi Nữ hoàng lên tiếng về đại dịch đang hoành hành ở Vương quốc Anh, khiến Thái tử Charles cùng nhiều lãnh đạo cấp cao như Thủ tướng Boris Johnson hay Bộ trưởng Y tế Matt Hancock nhiễm bệnh. Động thái này của họ bị dư luận chỉ trích, cho rằng chọn sai thời điểm khi nước Anh nói riêng và thế giới nói chung đều đang vật lộn để chống Covid-19.
Hướng Dương
Australia tiếp tục duy trì nghiêm các quy định kiểm dịch Covid-19 Chính phủ Australia ngày 13/4 khẳng định, sẽ duy trì nghiêm các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 đang được áp dụng mặc dù số ca nhiễm mới đã giảm. Chính phủ Australia ngày 13/4 khẳng định, sẽ duy trì nghiêm các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 đang được áp dụng mặc dù số ca nhiễm mới đã liên tục giảm mạnh...