Bắc Kinh hâm nóng các quan hệ
Dường như, Trung Quốc đang cố gắng hâm nóng quan hệ với các bên để tìm cách che mờ những e ngại về tham vọng của Bắc Kinh.
Ngày 30.8, tờ The Times of India dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt sẽ đến New Delhi vào tuần sau. Đồng thời, Trung Quốc cũng tìm cách hâm nóng quan hệ quân sự với Mỹ. Cuối tuần trước, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Sái Anh Đĩnh bất ngờ đi thăm Mỹ và hội kiến với Thứ trưởng Quốc phòng chủ nhà Ashton Carter, theo Tân Hoa xã. Tiếp đến, ông Sái còn gặp Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ, ở Honolulu, Hawaii. Cùng thời điểm chuyến thăm này, AP dẫn tin từ Lầu Năm Góc cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sẽ đến Trung Quốc vào giữa tháng 9 để bàn về hợp tác song phương. Những bước đi trên của Bắc Kinh diễn ra sau khi cả Washington lẫn New Delhi đều liên tục có nhiều động thái tăng cường vành đai “phòng ngừa” ở châu Á – Thái Bình Dương vì e ngại Trung Quốc. Mới đây, báo chí Mỹ đưa tin Washington đang gia cố lá chắn tên lửa tại khu vực trên. Tương tự, Ấn Độ cũng liên tục có nhiều động thái gia tăng sức mạnh quân sự như: phát triển tên lửa, hình thành lá chắn tên lửa, bổ sung tàu chiến, máy bay chiến đấu.
Cuộc diễn tập chung giữa Trung Quốc đại lục với Đài Loan – Ảnh: AFP
Liên quan đến Trung Quốc, Tân Hoa xã dẫn tin từ giới chức nước này cho hay Bắc Kinh sẽ triển khai máy bay không người lái, trang bị hệ thống giám sát 3D, để do thám ở các vùng biển lân cận. Dù không công bố địa điểm do thám nhưng thông tin trên khiến giới quan sát lo ngại trong bối cảnh Bắc Kinh liên tục có nhiều hành động gây bất ổn về tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.
Cũng trong ngày 30.8, CNA đưa tin lần đầu tiên trong lịch sử eo biển Đài Loan, một thứ trưởng của Trung Quốc đã lên tàu khu trục Đài Nam của Đài Loan. Theo đó, Thứ trưởng Bộ Giao thông Trung Quốc Từ Tổ Viễn dẫn đầu một nhóm quan chức nước này chứng kiến cuộc diễn tập chung hiếm hoi giữa đại lục và Đài Loan tại vùng biển trên. Diễn ra vào ngày 30.8, cuộc tập luyện cứu hộ chung có sự góp mặt của 18 tàu cứu hộ và tuần duyên, 2 trực thăng từ Đài Loan tham gia cùng 11 tàu, 1 trực thăng từ Trung Quốc đại lục. Hai bên điều động tổng cộng 600 người cho sự kiện lần này. Diễn biến này thể hiện quan hệ giữa Bắc Kinh với Đài Bắc đang chuyển sang giai đoạn “thân ái” giữa lúc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông đang căng thẳng.
Đài Loan xâm phạm chủ quyền việt nam
Ngày 30.8, CNA dẫn thông báo từ Lực lượng Phòng vệ Đài Loan cho biết trại hè huấn luyện dành cho sinh viên vùng lãnh thổ này trên đảo Ba Bình, tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, vừa kết thúc. Ngoài ra, tờ Taipei Times hôm qua đưa tin một số nhà lập pháp Đài Loan ngày 4.9 sẽ đến đảo Ba Bình để quan sát cuộc tập trận bắn đạn thật trái phép tại đây. Cuối tuần trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị chính thức yêu cầu Đài Loan hủy bỏ ngay kế hoạch tập trận bắn đạn thật từ ngày 1 – 5.9 trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo Thanh Niên
Trung Quốc tìm cách "lobby" Thái Lan, Campuchia về vấn đề biển Đông
"Thái Lan muốn Trung Quốc tin tưởng rằng trong nhiệm kỳ 3 năm của chúng tôi, Thái Lan sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho Trung Quốc cảm thấy hạnh phúc", ông Surapong nói với ông Dương Khiết Trì
Video đang HOT
Thái Lan nói rằng nước này sẽ giúp Trung Quốc mang về một giải pháp hòa bình giải quyết tranh chấp biển Đông với vai trò là điều phối viên ASEAN - Trung Quốc bắt đầu từ cuối tháng này.
Ông Surapong Tovichakchaikul và ông Dương Khiết Trì gặp nhau tại Bắc Kinh
Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul cho biết, Bắc Kinh "bày tỏ lo ngại" về xung đột trên biển Đông nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa 4 nước thành viên ASEAN với Trung Quốc.
Vấn đề biển Đông đã được Ngoại trưởng Trung Quốc ông Dương Khiết Trì nêu ra trong khi đàm phán với ông Surapong tại Bắc Kinh trong tuần này.
"Quan điểm của Thái Lan là nỗ lực cho hòa bình trên biển Đông. Chúng tôi muốn các nước liên quan giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán", Ngoại trưởng Thái Lan Surapong cho biết.
"Với vai trò là điều phối viên quan hệ ASEAN - Trung Quốc, Thái Lan muốn Trung Quốc tin tưởng rằng trong nhiệm kỳ 3 năm của chúng tôi, Thái Lan sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho Trung Quốc cảm thấy hạnh phúc", ông Surapong nói với ông Dương Khiết Trì.
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đưa vấn đề biển Đông ra thảo luận với người đồng cấp Thái Lan nhằm tìm kiếm một sự ủng hộ
Ngoại trưởng Thái Lan cho hay ông đã sẵn sàng để nói chuyện với các bên tranh chấp trên biển Đông "để xác định nhu cầu của họ và mặt bằng chung".Vấn đề căng thẳng trên biển Đông sẽ được thảo luận tại hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh vào tuần tới cùng với sự tham dự của Ngoại trưởng Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.
Thái Lan cũng đã đề nghị Trung Quốc thành lập một ủy ban hậu cần cấp Bộ trưởng để thảo luận về các tuyến đường liên kết hành lang Bắc - Nam giữa tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với miền Bắc Thái Lan.
Ông Surapong nói rằng Thái Lan và Trung Quốc đang dự kiến sẽ ký kết các điều khoản tham chiếu cho việc xây dựng một tàu cao tốc kết nối giữa Bangkok và Chiang Mai trong tháng 10 này và sẽ được công bố vào đầu năm tới.
Trong hội đàm, Dương Khiết Trì cho hay chính phủ Trung Quốc hoan nghênh hợp tác giữa quân đội hai nước trong thời gian vừa qua.
Ngày càng có nhiều hoạt động giao lưu, diễn tập chung giữa quân đội Thái Lan và Trung Quốc, ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Bangkok đang tăng lên rõ rệt
Ông Surapong chuyển lời cảm ơn của chính phủ Thái Lan đến Trung Quốc vì nước này đã gửi các chuyên gia của mình sang giúp Thái Lan trong lĩnh vực quản lý nguồn tài nguyên nước.
Trong một động thái liên quan, Ngoại trưởng Indonesia, Marty Natalegawa cho hay nước này đang nỗ lực tham gia thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp căng thẳng đang diễn ra trên biển Đông.
ASEAN và Trung Quốc đã xây dựng một dự thảo về các hành vi ứng xử của các bên trên biển Đông (COC) có tính chất ràng buộc hơn bản Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC).
Vấn đề chủ quyền biển Đông dự kiến sẽ là nguồn gốc của một cuộc tranh luận nóng sẽ diễn ra tại ASEAN trong cuộc họp Ngoại trưởng ASEAN từ 9/7 đến ngày 13/7 tại Campuchia.
"Từ đầu, Indonesia cho rằng cuộc tranh luận này không nên xảy ra", Ngoại trưởng Indonesia cho hay, "COC được thiết lế là một công cụ ngăn ngừa xung đột. Indonesia sẽ kiểm tra xem COC có đủ thẩm quyền hay không để đảm bảo tính khả thi và xác định rõ lộ trình thực hiện khi xảy ra sự cố."
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa
Động thái nêu trên của Bắc Kinh nhằm vận động hành lang đối với các quốc gia ASEAN không có tranh chấp trên biển Đông nhưng lại nắm vai trò luân phiên điều phối hoạt động nội khối trong một thời gian nhất định không mới, nhưng nguy hiểm.
Trước đó không lâu, ngay trước và trong khi diễn ra hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tại Phnom Penh hồi cuối tháng 5 vừa qua, ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã sang thăm Campuchia "cho không" Phnom Penh 19 triệu USD viện trợ quân sự.
Vấn đề đáng bàn là Bắc Kinh không cho trước hay sau thời điểm này, mà đúng năm Campuchia đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN, một vai trò quan trọng trong việc quyết định nghị trình các hội nghị nội khối (đưa hay không đưa vấn đề biển Đông ra bàn bạc, bàn bạc đến đâu, thời lượng bao nhiêu...).
Cũng trong chuyến công du này, ông Liệt đã có cuộc gặp gỡ song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Singapore và nhắn nhủ, Bắc Kinh mong muốn Singapore "quan tâm tới các lợi ích to lớn của Trung Quốc". Ngoài ra ông Liệt có 45 phút nhắc lại quan điểm của Trung Quốc về vấn đề biển Đông (giải quyết bằng đàm phán tay đôi với từng nước) trước Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN.
Sự vui mừng của ông Lương Quang Liệt khi bắt tay chào người đồng cấp Singapore khi ông lần đầu tiên tham dự đối thoại an ninh Shangri-La 2011
Những hoạt động leo thang gây căng thẳng của Trung Quốc trên biển Đông trong thời gian qua, đặc biệt là căng thẳng trên bãi cạn Scarborough với Philippines hay ngang nhiên tuyên bố mời thầu phi pháp, phi lý và vô hiệu với 9 lô dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam là một thực tế đáng lo ngại ai cũng nhìn thấy.
Không chỉ trắng trợn, lấn lướt trên thực địa, Bắc Kinh còn tìm mọi cách có thể để can thiệp vào hoạt động xây dựng chính sách nội khối ASEAN đối với vấn đề biển Đông, đặc biệt nhằm vào, tìm cách gây ảnh hưởng đối với Thái Lan, Campuchia, Indonesia là 3 nước không có tranh chấp trực tiếp.
Những đòi hỏi, tuyên bố hay hành động thực tế của Trung Quốc trên biển Đông là hết sức ngang ngược, phi lý, phi pháp và không thể chấp nhận, cộng đồng quốc tế đều biết, nhất là tuyên bố "đường lưỡi bò 9 đoạn" do Trung Quốc tự chế, không căn cứ, không tọa độ, mơ hồ và thể hiện rõ tham vọng biến biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc.
Những thực tế ấy không ai phủ nhận được, đó sẽ là điểm yếu, tử huyệt trong chính sách bành trướng sức mạnh và tham vọng bá quyền của Bắc Kinh dù có được lobby thế nào cũng khó lòng trót lọt bởi trong quan hệ quốc tế ngày nay, không phải anh thích làm gì thì làm, bất chấp luật pháp và công luận quốc tế.
Theo GDVN
Malaysia hiểu rõ ý đồ của Trung Quốc, ủng hộ thành viên Philippines Trước sự thua thiệt từ tranh chấp bãi cạn Scarborough hiện nay với Trung Quốc, Philippines tiếp tục kiên trì tìm mọi cách để đòi lại. Ngày 30/5, tờ "Philippines Daily Inquirer" Philippines cho biết, về sự kiện đối đầu bãi cạn Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc, Phó Tổng thống Philippines ra tuyên bố cho biết, Malaysia ủng hộ phương thức giải...