Bắc Kinh “ép” tư sản Hồng Kông chỉ trích cuộc biểu tình đòi dân chủ
Giới tư sản ở Hồng Kông (HK) ngày càng chịu sức ép từ Bắc Kinh là phải chỉ trích các cuộc biểu tình đòi bầu cử dân chủ hơn tại đặc khu hành chính này của Trung Quốc (TQ).
Sinh viên TQ chụp cảnh ảnh chế ông Tập cầm dù vàng
Hôm nay 29.10, ví dụ điển hình của sự ép buộc là vụ doanh nhân – chính khách James Tien, sẽ bị tước quyền ủy viên Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân TQ (CPPCC, còn gọi là Chính Hiệp, tương đương mặt trận tổ quốc ở VN).
Đây là thông tin của một người biết chuyện, cho báo Wall Street Journal biết. Tien là thủ lĩnh đảng Tự do (thiên về ủng hộ làm ăn) và điều hành một công ty dệt may gia đình. Ông đã kêu gọi đặc khu trưởng HK Lương Chấn Anh từ chức hồi tuần trước vì đã không thể điều hành HK trong cuộc biểu tình.
Số phận lá phiếu của ủy viên Chính Hiệp Tien được đưa ra xử, vài ngày sau khi Tân Hoa Xã đề cập một số tư sản HK “im lặng” trước cuộc phản đối.
Hãng thông tấn TQ cũng thách đố người giàu nhất châu Á, tỉ phú Li Ka-shing, khi nói ông Li “không làm rõ ông có đồng ý hay không trước lời kêu gọi của những người phản đối”.
Video đang HOT
Bài xã luận của Tân Hoa Xã được đăng ngày 25.10 nhưng rút xuống trong cùng ngày. Sau đó, Tân Hoa Xã đưa bài viết khác, nêu rằng nhiều tư sản HK, gồm ông Li và các nhân vật khác được nêu tên trong bài viết đầu, đã lên tiếng phản đối tác động của cuộc biểu tình.
Người đại diện của ông Li từ chối bình luận với báo Wall Street Journal.
Hiện giới sinh viên HK vẫn tiếp tục cuộc phản đối. Họ vui vẻ chụp ảnh bên cạnh ảnh chế Chủ tịch TQ Tập Cận Bình cầm dù màu vàng, biểu tượng của cuộc phản đối. Giới sinh viên từng dùng chiếc dù để tránh bị cảnh sát xịt hơi cay.
Họ nhại việc một phóng viên Tân Hoa Xã chụp được ảnh ông Tập cầm cây dù che mưa, quần xắn ống thấp ống cao khi ông đi thăm một công trường ở TQ.
Trong khi đó, việc các nhà tư sản HK không ủng hộ đặc khu trưởng Lương hoặc không tích cực phản đối cuộc phản đối đã khiến Bắc Kinh cáu.
Nhiều người trong giới kinh doanh HK than phiền chuyện làm ăn bị xáo trộn vì cuộc phản đối làm nhiều tuyến đường bị kẹt trong một tháng qua. Nhưng rất ít người trong giới tư sản quyền thế trực tiếp lên tiếng ủng hộ đặc khu trưởng Lương Chấn Anh.
Một thăm dò của đại học HK hôm 28.10 cho biết: chỉ số hài lòng ông Lương của dân HK xuống rất thấp, khiến các nhà tư sản đứng trước thế khó xử. Họ chỉ quan tâm điều kiện làm ăn ổn định sao cho trùng khớp với các quyền lợi của Bắc Kinh.
Nhưng họ cũng phải ráng tránh trở thành “cái gai” chọc tức sự phẫn nộ của người biểu tình.
“Các đại gia này tin rằng cây đinh mà người phản đối sẽ đóng xuống, và bất kỳ tuyên bố nào thể hiện sự phản đối phong trào đòi dân chủ sẽ càng kích động cuộc phản đối, gây khó khăn và thậm chí tẩy chay hoạt động làm ăn của họ”, theo Jerome Cohen, đồng chủ nhiệm Viện Luật Mỹ – Á thuộc đại học luật New York.
Denis Wang, một giáo sư kinh tế của đại học HK, nói việc Tân Hoa Xã rút bài viết đầu có thể phản ánh một sự thừa nhận rằng việc cô lập các nhà tư sản HK có thể bị phản tác dụng.
“Nó chẳng có kết quả nào. Các đại gia không hề thể hiện sự phản đối mạnh mẽ đối với giới sinh viên. Họ đang thể hiện những tuyên bố trung lập”, ông Wang nói.
Theo Tân Hoa Xã, nhà tư sản Lui Che-Woo là người đã lên tiếng phản đối phong trào phản đối đòi dân chủ. Ông là chủ tập đoàn nhà đất – giải trí K. Wah Group. Nhưng người phát ngôn của tập đoàn nói ông Lui không hề trả lời phỏng vấn của Tân Hoa Xã hôm 25,10. Người này chỉ nói ông Lui “phản đối bất kỳ hành động nào tác động xấu đến nền kinh tế HK”.
Trong khi đó, đại gia mới nhất của TQ là Jack Ma (chủ tịch tập đoàn Alibaba Group Holding Ltd) nói tại một cuộc họp ở Mỹ ngày 28.10, rằng giới trẻ HK không được hưởng sự thịnh vượng của HK vốn mối quan hệ làm ăn giữa HK với Hoa lục:
“Những ông lớn thì lấy được những thứ tốt, còn giới trẻ cảm thấy vô vọng. Tôi thông cảm chuyện này, nhưng hai bên nên lắng nghe nhau, đừng đẩy bất đồng lên quá cao”.
Giới làm ăn HK lâu nay tránh làm Bắc Kinh khó ở, vì sợ mất mối làm ăn với Hoa lục. Nhưng cuộc đấu tranh đòi dân chủ tại HKL đã khiến họ có thể đứng ở thế trung lập nữa, theo hàng chục nhà làm ăn ở nhiều lãnh vực nói với báo The Wall Street Journal.
Một quan chức giấu tên từng làm việc ở HK và TQ, nói: “Ai cũng lo ngại về khả năng làm ăn với các công ty TQ. Nay thì găng tay đã được tháo ra ném xuống đất”, một cách ám chỉ sự thách thức.
Stanley Lau, chủ tịch Hiệp hội kỹ nghệ HK, nói vài tháng qua, các quan chức TQ và HK yêu cầu họ lên tiếng về tác động của cuộc phản đối lên doanh nghiệp của họ.
Đa số trong 3.000 công ty thành viên Hiệp hội này không bị tác động, vì xí nghiệp của họ ở Hoa lục. Nhưng ông Lau nói Hiệp hội phản đối cuộc phản đối đòi dân chủ. Ông bảo:
“Nếu cuộc phản đối còn tiếp tục, các nhà đầu tư sẽ nghiêm túc xem xét HK có còn là chỗ làm ăn tốt hay không”.
Theo Một Thế Giới