Bắc Kinh đòi Thái Lan miễn Visa cho du khách TQ
Đòi hỏi này của Trung Quốc (TQ) vốn là ưu đãi chỉ dành cho các quan chức chính phủ và nhà ngoại giao.
Ảnh: Du khách TQ ở Thái Lan
Theo báo Nation ngày 14.7, trong chuyến thăm chính thức Bắc Kinh tuần trước, thư ký thường trực Sihasak Phuangketkeow của Bộ Ngoại giao Thái Lan được nghe phía TQ nhắc lại yêu cầu miễn visa.
Yêu cầu này được đưa ra với lý Thái Lan đang vào thời điểm cần “bạn bè” để dựa cậy, sau khi nhiều nước phương Tây ra các mức trừng phạt thấp đối với chính quyền quân sự Thái Lan hiện tại, ngoài ra quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan với các nước phương Tây bị giảm sút, sau cuộc lật đổ chính quyền dân cử của quân đội Thái Lan ngày 22.5.
Các quan chức TQ nói với ông Sihasak, rằng Bắc Kinh xem Thái Lan là “bạn tốt”, đối tác mạnh và hai nước “như anh em”, cũng như nên đẩy quan hệ lên tầm cao mới, dù phải đối mặt với các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
Video đang HOT
TQ nhấn mạnh Thái Lan nên chóng trở về thể chế dân chủ, tiến hành bầu cử. Ông Sihasak cũng nói TQ cho ông hay rằng họ sẽ không can thiệp vào các rắc rối nội bộ của Thái Lan.
Các quan chức TQ cũng bày tỏ quan tâm đầu tư một dự án đường sắt song song ở Thái Lan.
Ông Sihasak nói yêu cầu miễn Visa của Bắc Kinh sẽ được trình Hội đồng quốc gia vì hòa bình và trật tự (NCPO) xem xét: “Bộ Ngoại giao sẽ tập hợp các mặt lợi – hại về việc miễn visa và trình chúng lên NCPO xem xét”.
Nếu được thông qua, ưu đãi miễn visa cũng có nghĩa người TL có thể du lịch TQ mà không cần visa. TQ hiện là nguồn du khách số 1 của Thái Lan. Năm ngoái, Bộ Du lịch – Thể thao TQ cho biết hơn 4 triệu lượt du khách TQ đến Thái Lan tham quan, vui chơi trong 10 tháng đầu năm 2013.
Tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng tạm quyền Sihasak đã gặp Ngoại trưởng TQ Vương Nghị, thứ trưởng Ngoại giao Liu Zhenmin và Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì. Đây là chuyến thăm TQ đầu tiên của ông Sihasak từ sau cuộc đảo chính.
Ông Sihasak cũng thông báo ngắn với các quan chức TQ về nỗ lực cải tổ và phục hồi ổn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Theo tờ Nation, đây là một phần nỗ lực giải thích tình hình chính trị Thái Lan với các nước khác,.
Năm 2015, Thái Lan và TQ sẽ kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Ông Sihasak nói đã có nhiều thay đổi và phát triển trong 40 năm qua, hai nước nên đối xử với nhau như những đối tác bình đẳng. Hai bên cần giúp nhau tiến bộ và nếu có trục trặc xảy ra thì cùng nhau giải quyết.
Ông Sisahak cũng nói nhưng không cho biết chi tiết, rằng Thái Lan muốn TQ mở cửa thị trường cho nông sản, không áp dụng các tiêu chuẩn vệ sinh làm biện pháp hạn chế hàng hóa Thái Lan.
Theo Một Thế Giới
Căng thẳng tiếp tục sau khi Quốc hội Crimea bỏ phiếu sáp nhập vào Nga
Trước quyết định của Quốc hội Crimea, Thủ tướng tạm quyền của Ukraine Arseny Yatseniuk tuyên bố việc bỏ phiếu đưa Crimea sáp nhập vào Nga là một động thái bất hợp pháp.
Crimea đã và vẫn đang là một phần không thể thiếu của Ukraine: "Đây là một quyết định bất hợp pháp và cuộc trưng cầu dân ý không hề có cơ sở pháp lý". Tuyên bố nhấn mạnh Ukraine sẽ không phụ thuộc vào quốc gia láng giềng. "Trong trường hợp căng thẳng leo thang và hành động can thiệp quân sự vào lãnh thổ Ukraine tiếp tục được các lực lượng bên ngoài tiến hành, Chính phủ Ukraine và quân đội sẽ hành động theo luật pháp. Chúng tôi đã sẵn sàng bảo vệ đất nước". Tổng thống tạm quyền Ukraine cũng cho biết Quốc hội nước này bắt đầu thủ tục giải tán nghị viện nước Cộng hòa tự trị Crimea.
Phía Mỹ cho biết bất kỳ cuộc trưng cầu dân ý nào tại Crimea mà không có sự tham gia của Chính phủ Ukraine tại Kiev đều vi phạm luật quốc tế. "Về buổi trưng cầu dân ý được Nghị viện Crimea thông báo, Mỹ cho rằng các quyết định về vùng tự trị này hay bất kỳ khu vực nào của Ukraine phải do Chính phủ tại Kiev đưa ra", một quan chức cao cấp của Mỹ nói.
Phản ứng với hành động này, bắt đầu từ 7-3, Mỹ cũng áp đặt các quy định hạn chế visa đối với quan chức của Nga, khu tự trị Crimea và những công dân mà họ cáo buộc "đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina". "Tổng thống Mỹ Obama ra lệnh hạn chế nhằm phản ứng với việc Nga tiếp tục vi phạm chủ quyền của Ukraina", Nhà Trắng tuyên bố.
Về phía phương Tây tiếp tục có những động thái nhằm gia tăng sức ép lên Nga, đêm 6-3, tại Brussels (Bỉ), Liên minh châu Âu (EU) đã kết thúc cuộc họp thượng đỉnh bất thường về Ukraine. Sau hội nghị, giới chức EU thông báo liên minh này đã vạch ra một kế hoạch gồm 3 bước nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine hiện nay: Thứ nhất, EU dừng ngay lập tức các cuộc đàm phán thị thực với Nga, dừng công tác chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G8 sẽ diễn ra tại thành phố Sochi của Nga; thứ hai, giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine thông qua đàm phán giữa Ukraine với Nga và bằng cách thiết lập cơ chế đối thoại quốc tế, ví dụ theo hình thức nhóm công tác. Các cuộc đàm phán cần được khởi động ngay lập tức và có kết quả trong một thời hạn nhất định. Bằng không, EU sẽ áp đặt các biện pháp bổ sung, bao gồm cấm nhập cảnh và phong tỏa tài khoản của các quan chức Nga và hủy Hội nghị Thượng đỉnh Nga - EU sắp tới; và thứ ba, bất cứ hành động tiếp theo nào của Nga "gây bất ổn tình hình" ở Ukraine sẽ dẫn tới hậu quả lâu dài giữa Nga và EU, bao gồm các biện pháp trừng phạt về kinh tế. Đối với Ukraine, EU tuyên bố sẽ ký thỏa thuận liên kết với Kiev trước khi quốc gia Đông Âu này tiến hành bầu cử Tổng thống vào ngày 25-5 tới. Các nhà lãnh đạo EU cũng nhất trí với đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) về việc cung cấp gói viện trợ trị giá 11 tỷ Euro (khoảng 15 tỷ USD) cho Ukraine có thời hạn đến năm 2020, song với điều kiện Kiev phải thực thi toàn bộ yêu cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Trong khi đó, Tân Hoa xã đưa tin, ngày 6-3, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Vasily Nebenzya cho biết Moskva thẳng thừng loại trừ khả năng Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Trả lời báo giới, ông Nebenzya nhấn mạnh: "Điều đó không xảy ra trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Điều đó là không thể được". Ông khẳng định cả Nga và NATO đều nhận thức rõ hậu quả của việc Ukraine trở thành thành viên của liên minh quân sự này.
Cựu điệp viên CIA: Mỹ chi 5 tỷ USD dàn dựng biểu tình ở Ukraine
Mới đây, PressTV đã đưa một thông tin gây chấn động rằng cựu điệp viên của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ CIA Scott Rickard đã tiết lộ về kịch bản Mỹ và EU đã chuẩn bị cho cuộc biểu tình tại Kiev từ mấy năm trước. Ông Scott Rickard khẳng định chính quyền Mỹ đã chi trực tiếp từ ngân sách Nhà nước hơn 5 tỷ USD cho chiến dịch mà họ gọi là "Dự án cam". "Không ai khác chính phương Tây đã đạo diễn "cuộc khởi nghĩa" ở Kiev. Nguyên nhân của những sự kiện này không nằm ngoài yếu tố kinh tế và địa chính trị. Phương Tây nỗ lực kéo Ukraine cũng như một số quốc gia cựu Xô-viết khác về phía NATO. Đồng thời đưa các quốc gia này gia nhập vào Liên minh châu Âu, tình hình tại Ukraine đang phát triển theo dự định và làm hài lòng chính quyền Mỹ", cựu điệp viên Scott Rickard nói.
Theo ANTD
Thái Lan công bố biện pháp hòa giải dân tộc Hôm 28-5, chính quyền quân sự Thái Lan đã công bố một kế hoạch gồm 8 điểm hướng tới mục tiêu cải cách đất nước và thúc đẩy tình đoàn kết dân tộc. Theo đó, Chủ tịch Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia (NCPO), ông Prayuth Chan-ocha (ảnh), thủ lĩnh lực lượng tiến hành đảo chính tại Thái Lan vừa...