Bắc Kinh đe dọa Tokyo
Ngày 5.9, AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cam kết sẽ dùng “mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ lãnh hải”. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi truyền thông Nhật Bản đưa tin chính phủ nước này vừa đạt được thỏa thuận sơ bộ cùng gia tộc Kurihara về việc mua lại 3 đảo thuộc nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc. Theo Kyodo News, chính quyền Nhật Bản sẽ chi ra 2,05 tỉ yen (khoảng 26 triệu USD) để mua số đảo trên. Tuy nhiên, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimura từ chối xác nhận việc thỏa thuận.
Trong một diễn biến khác, Nhật Bản vừa lên tiếng phản đối việc Hàn Quốc dự định tăng tầm bắn, từ 300 km lên 800 km, và khối lượng đầu đạn tên lửa. Tokyo cho rằng động thái trên sẽ khiến một phần lãnh thổ Nhật Bản rơi vào tầm bắn của Seoul, theo báo The Chosun Ilbo.
Theo TNO
Hồng Lỗi: Philippines nên cẩn trọng trong phát ngôn, hành động
"Bão" không phải là giải pháp cho bãi cạn Scarborough, Philippines phải tính đến các giải pháp khác, mùa mưa bão đã bắt đầu, Philippines không thể tránh bão mãi được, bởi chỉ cần rời vị trí thường trực, sẽ không ai biết trước được có hay không khả năng xuất hiện một công trình kiên cố trên bãi đá này
Trong một động thái có liên quan đến căng thẳng Philippines - Trung Quốc xoay quanh bãi đá Scarborough trên biển Đông, ngày 16/6 Ngoại trưởng Philippines cho hay, Tổng thống nước này ra lệnh rút tàu thuyền khỏi bãi đá để tránh bão, đồng thời hy vọng Bắc Kinh thực hiện cam kết rút hết tàu khỏi khu vực này.
Video đang HOT
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi khẳng định Trung Quốc không hứa rút tàu khỏi bãi Scarborough
Ngày hôm nay 18/6 trong buổi họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người phát ngôn của cơ quan này, ông Hồng Lỗi cho hay Bắc Kinh không "hứa" rút tàu khỏi khu vực bãi cạn Scarborough.
"Thông tin về việc Trung Quốc cam kết rút tàu khỏi Hoàng Nham Đảo (Scarborough) không biết từ đâu mà có? Chúng tôi hy vọng phía Philippines cẩn trọng trong phát ngôn, hành động và nên làm những việc có lợi cho việc phát triển quan hệ hai nước", Hồng Lỗi nói.
Ngoài việc tiếp tục khẳng định cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc đối với bãi cạn Scarborough, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay, do điều kiện thời tiết khu vực bãi Scarborough đang không tốt nên các tàu cá Trung Quốc đang quay trở về bờ tránh bão.
Tàu cá Trung Quốc cập bờ tránh bão (hình minh họa)
Tuy nhiên, các tàu công vụ Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục hoạt động "quản lý và giám sát" khu vực này, thậm chí Trung Quốc phái thêm tàu Cứu hộ Nam Hải 115 đến vùng biển phụ cận bãi cạn Scarborough để trợ giúp ngư dân nước này đang đánh bắt cá tìm nơi trú ẩn an toàn.
Trước đó, giới truyền thông Philippines dẫn nguồn tin từ Ngoại trưởng nước này, ông Albert del Rosario cho hay Trung Quốc kam kết sẽ rút tàu khỏi Scarborough sau khi Philippines rút hết tàu thuyền khỏi khu vực này. Thời điểm đó Trung Quốc có 7 tàu công vụ và khoảng 20 tàu cá hoạt động tại Scarborough.
Đài GMA Philippines cho rằng, để Trung Quốc đỡ mất mặt khi rút lui, hai bên đã thỏa thuận để Philippines rút hết tàu trước, Trung Quốc rút sau vào đúng thời điểm đang có cơn bão hoành hành trên biển Đông, vừa để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền 2 bên, vừa giảm căng thẳng.
Phó phát ngôn viên Phủ Tổng thống Philippines bà Abigail Valte
Phó phát ngôn viên Phủ Tổng thống Philippines Abigail Valte cho biết, sau khi bão tan sẽ có ít nhất 5 cơ quan bao gồm cả văn phòng Phủ Tổng thống nước này sẽ xem xét việc có phái tàu công vụ quay trở lại Scarborough hay không.
Đồng thời bà Valte cũng nói rõ: "Lý do của việc rút tàu Philippines khỏi bãi cạn Scaborough là nhằm đảm bảo an toàn cho lực lượng Cảnh sát biển và Cục Thủy sản Philippines đang phải thường trực tại bãi đá Scarborough canh chừng tàu Trung Quốc có thể có hành động làm căng thẳng tình hình.
Trước đó khá nhiều học giả Trung Quốc kêu gọi giới chức Bắc Kinh kiên trì để tàu công vụ hoạt động tại bãi cạn Scarborough, bởi trong mùa mưa bão nếu "thi gan với Trung Quốc", Philippines chắc chắn sẽ không thể trụ được.
Tàu Ngư chính 311 cùng với lực lượng Hải giám là đội quân chủ lực của Trung Quốc tung ra các vùng biển có tranh chấp chủ quyền để thực hiện cái gọi là tuần tra, giám sát
Giới chức Philippines cũng đã tính trước đến khả năng này khi tháng 6 hàng năm là thời điểm bắt đầu của mùa mưa bão thì ngay cả tàu chính phủ cũng không trụ nổi, chưa nói tàu cá. Nếu bỏ Scarborough để tàu Trung Quốc ở lại, coi như Philippines bị mất ưu thế nếu như không muốn nói là thừa nhận thua.
Tuy nhiên, chỉ một trận bão mạnh đi qua khu vực này đã cho thấy các tàu công vụ Trung Quốc có to và nhiều hơn Philippines, nhưng cũng chưa phải loại tàu có thể đứng im một chỗ "nghênh bão" mà không rời 1 bước khỏi bãi cạn Scarborough như những học giả nước này vẫn tuyên truyền.
Trận bão đi qua khu vực Scaborough có thể là cơ hội để giảm căng thẳng nếu thực sự Trung Quốc tỏ ra thiện chí, tuy nhiên với những phát biểu vừa rồi thì có thể thấy rõ, cơn bão chỉ là cái cớ Bắc Kinh tạm rút tàu lãnh bão cho khỏi mất mặt trước công luận, nhiều khả năng họ sẽ sớm điều tàu quay trở lại bãi cạn Scarborough.
Như vậy có thể thấy rằng "bão" không phải là giải pháp cho bãi cạn Scarborough, Philippines phải tính đến các giải pháp khác, mùa mưa bão đã bắt đầu, Philippines không thể tránh bão mãi được, bởi chỉ cần rời vị trí thường trực, sẽ không ai biết trước được có hay không khả năng xuất hiện một công trình kiên cố trên bãi đá này.
Theo GDVN
Bắc Triều Tiên: Bắt tàu cá Trung Quốc là do xâm phạm lãnh hải Bình Nhưỡng bác bỏ thông tin "lực lượng bắt cóc" Bắc Triều Tiên bắt 3 tàu cá và 29 ngư dân Trung Quốc, họ xác nhận thêm, do các tàu cá Trung Quốc vượt đường giới tuyến xâm nhập và đánh bắt cá trái phép trên vùng biển chủ quyền của Bắc Triều Tiên nên Bình Nhưỡng đã bắt giữ một tàu cá...