Bắc Kinh chịu ảnh hưởng gì từ biểu tình Hong Kong
Trong khi những người biểu tình đổ xuống đường phố ở Hong Kong, thế giới không chỉ nhìn vào các diễn biến ở đặc khu này. Những con mắt thầm lặng và chăm chú hơn dõi theo những phản ứng của Bắc Kinh.
Sự chăm chú, chờ đợi và dự đoán diễn ra ở những nơi mà thể chế chính trị và mối liên quan với Bắc Kinh đang trong giai đoạn khó khăn hoặc phải cân nhắc, như ở vùng Tây Tạng, Tân Cương hay Đài Loan.
“Chúng tôi không xa lạ (với biểu tình), khi mọi người lên tiếng phản đối chính quyền tại một số địa điểm như Lhasa hay Urumqi. Lúc đó, truyền thông nước ngoài lại không có mặt để cho thế giới thấy điều gì đang diễn ra”, Nury Turkel, một luật sư, nhà hoạt động người Mỹ gốc Duy Ngô Nhĩ, nói, nhắc đến thủ phủ hai khu tự trị Tây Tạng và Tân Cương.
“Sự khác biệt là khi các diễn biến ở Hong Kong xảy ra, các nhà báo đã có mặt để đưa tin cho toàn thế giới”.
So với các vùng tự trị Tây Tạng và Tân Cương, người dân Hong Kong không bị kiểm duyệt Internet, có hệ thống tư pháp độc lập và nền báo chí tương đối tự do hơn. Tuy nhiên, họ vẫn than phiền về vấn đề tương tự như người Tạng và Duy Ngô Nhĩ đã nêu ra trong nhiều năm qua: sự can thiệp gia tăng của chính quyền trung ương, bất bình đẳng kinh tế gia tăng do sự nhập cư của những người giàu có hơn từ đại lục.
Khu tự trị Tây Tạng (1), khu tự trị Tân Cương (2) và khu tự trị Nội Mông (3) ở Trung Quốc.
Vấn đề Đài Loan
Hiếm có nơi nào theo dõi sát tình hình ở Hong Kong hơn Đài Loan. Hòn đảo này tự tuyên bố có chính phủ độc lập, trong khi Bắc Kinh khẳng định đây là một phần lãnh thổ không thể tách rời mà Trung Quốc sẵn sàng thống nhất bằng vũ lực.
Việc Bắc Kinh áp dụng quy tắc bầu cử người đứng đầu chính quyền Hong Kong, trong đó các ứng viên cần được trung ương sàng lọc và ủng hộ, được cho là không sát với những gì đã thỏa thuận năm 1997 khi Hong Kong trở về Trung Quốc. Thực tế này khiến những người phản đối người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu có thêm lập luận để phản đối những nỗ lực thúc đẩy quan hệ kinh tế thân thiết hơn với Đại lục.
Video đang HOT
“Theo dõi những sự kiện ở Hong Kong, chúng tôi có cảm giác rằng trong tương lai không xa, chúng tôi rất có thể có kết cục giống như đặc khu này”, Titus Chen, giáo sư thuộc Đại học Tôn Dật Tiên của Đài Loan, nói. Chen nói ông và những người khác đang quan sát ảnh hưởng ngày càng lớn của đại lục đối với Hong Kong. “Hôm nay là Hong Kong, ngày mai có thể là Đài Loan”.
Nhiều nhà phân tích nhất trí rằng những sự kiện ở Hong Kong đã gây ra tổn thất đáng kể tới một trong những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc: 60 năm nỗ lực để tái thống nhất với Đài Loan.
Nỗ lực này vốn đã vấp phải sự phản đối, trong đó có việc các nhà hoạt động sinh viên hồi đầu năm ngoái chiếm cơ quan lập pháp Đài Loan trong gần một tháng để phản đối một dự luật thương mại với Trung Quốc. Những người phản đối cho rằng các biện pháp, được lãnh đạo Mã cùng đồng minh trong Quốc dân đảng hậu thuẫn, khiến hòn đảo thêm phụ thuộc vào đại lục.Cuộc biểu tình, được biết đến với tên gọi Phong trào Hoa hướng dương, đã thành công trong việc ngăn cản dự luật.
Người biểu tình Hong Kong phong tỏa một tuyến phố chính phía ngoài trụ sở chính quyền đặc khu hôm 29/9.
Bắc Kinh tháng trước đưa ra tuyên bố về mong muốn thống nhất Đài Loan trong thể chế “một đất nước hai chế độ”. Với những sự kiện đang diễn ra ở Hong Kong, tuyên bố này có thể gây khó cho Mã Anh Cửu, người vốn đang cố gắng xóa bỏ mối nghi ngờ Bắc Kinh trong lòng cộng đồng cử tri Đài Loan.
Hong Kong, từng là ví dụ tốt nhất của Bắc Kinh để cho thấy tính ưu việt của “một nước, hai chế độ” và chứng minh rằng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản có thể cùng tồn tại duối mái nhà “một Trung Quốc”, bỗng nhiên trở thành một thách thức cho ban lãnh đạo của ông Tập Cận Bình.
Một thế hệ mới
George Chen, cây bút của tạp chí Foregn Policy nói rằng nguồn tin của ông cho biết ông Tập đích thân theo dõi tình hình Hong Kong, và Bắc Kinh đã yêu cầu trưởng đặc khu Lương Chấn Anh ổn định tình hình mà không được sử dụng súng ống. Quyết định dùng hơi cay ngày 28/9 không được ban ra từ Bắc Kinh. Ngay sau đó, chính quyền đặc khu đã xuống tông, ôn hòa hơn hẳn với người biểu tình, trong khi người phó của ông Lương ra đối thoại với sinh viên.
Bất ổn ở Hong Kong nổ ra đúng vào lúc các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh phải đối phó với hàng loạt thách thức, từ tốc độ phát triển kinh tế chậm lại đến hàng loạt căng thẳng ngoại giao với các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Nhật Bản và Philippines.
Hong Kong từ lâu đã duy trì hình ảnh là trung tâm tài chính hàng đầu, là hòn đá tảng về độ ổn định cũng như thượng tôn pháp luật giữa một châu Á nhiều tham nhũng và bất ổn.
“Nhiều đòi hỏi của người biểu tình không được đáp ứng”, Ishaan Tharoor, tác giả trên tờ Washington Post, nhận xétvề ảnh hưởng của nó đối với dư luận khu vực, “nhưng phong trào bất bạo động của họ đã cho thấy sự xuất hiện của một thế hệ thanh niên mới quan tâm hơn đến chính trị”.
Với người nước ngoài, hình ảnh những sinh viên biểu tình hòa bình bị xịt hơi cay và bị xã hội đen tấn công gợi lại những biến cố trong quá khứ, từng khiến Bắc Kinh chịu sự lạnh nhạt của phương Tây trong nhiều năm. Các diễn biến ở Hong Kong, được phản ánh tức thời trên các mạng xã hội và báo chí quốc tế, gây khó khăn cho đại lục trong việc làm đẹp hình ảnh. Trong những ngày gần đây, các cuộc tuần hành với hàng nghìn người tham gia đã diễn ra ở Singapore, Seoul, Manila và nhiều nơi khác thể hiện sự đoàn kết với những người biểu tình ở Hong Kong.
John Delury, giáo sư nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Yonsei, Hàn Quốc, nói các sinh viên của ông, trong đó có nhiều người đến từ châu Á bị thu hút bởi những sự kiện ở Hong Kong.
“Tôi nghĩ sự ảnh hưởng đến với những người trẻ tuổi ở châu Á có thể lớn hơn những gì Bắc Kinh dự đoán”, Delury nói.
Theo VnExpress
Người Hồng Kông cương quyết biểu tình đến khi 'đạt được thỏa thuận'
Đại diện phong trào Chiếm Trung Hoàn đồng ý thương lượng chính thức với chính quyền, nhưng cuộc gặp gỡ sẽ bị hủy bỏ nếu chính quyền kiên quyết "quét sạch" người biểu tình khỏi đường phố, theo BBC.
Ngày 7.10, phong trào biểu tình đòi bầu cử tự do tại Hồng Kông đã bước sang ngày thứ 10. Theo BBC, ngày 6.10, các công chức đã trở lại văn phòng, số người chiếm đóng đường phố đã giảm đi, tuy nhiên một số lượng khác vẫn kiên quyết bám trụ.
BBC dẫn lời Alex Chow, Tổng thư ký Liên hội Sinh viên Hồng Kông, nói rằng: "Mọi người cần nghỉ ngơi, nhưng họ sẽ quay trở lại". Theo BBC, cuộc gặp gỡ đầu tiên chuẩn bị cho việc đàm phán giữa chính quyền và sinh viên đã kết thúc với nhất trí rằng hai bên sẽ bắt đầu đối thoại chính thức.
Theo South China Morning Post (SCMP), việc đối thoại sẽ bắt đầu trong tuần này. Các sinh viên tuyên bố sẽ không chấm dứt biểu tình tại Admiralty, Causeway Bay và Mong Kok chừng nào chưa đạt được một thỏa thuận đột phá.
Người Hồng Kông quyết biểu tình đến khi đạt được thoả thuận.
Lester Shum, đại diện của Liên hội Sinh viên Hồng Kông, cho biết các sinh viên đã đạt được thỏa thuận với ông Lau Kong-wah, Phó ban Các vấn đề về Lập pháp và Đại lục, rằng đàm phán sẽ diễn ra thành nhiều vòng, trên cơ sở mối quan hệ bình đẳng và tôn trọng.
"Chúng tôi đã nhất trí sẽ bắt đầu đàm phán trong tuần này. Chúng tôi muốn rằng đó phải là một cuộc đàm phán nghiêm túc, thay vì gặp gỡ trò chuyện hoặc khuyên nhủ", người đại diện sinh viên nói.
Hiện địa điểm diễn ra đàm phán vẫn chưa được quyết định, dù theo SCMP, các sinh viên muốn cuộc gặp chính thức với bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), Chánh văn phòng đặc khu, được diễn ra tại một trường đại học, tốt nhất là Đại học Hồng Kông.
Người biểu tình nằm nghỉ bên các vật dụng được dùng để phong toả đường phố.
Trong khi đó, phát biểu với báo chí trong một cuộc gặp khác, ông Lau Kong-wah, nói rằng nếu người biểu tình mong muốn cải cách hệ thống bầu cử bằng cách thức hợp pháp, Hồng Kông phải chấp nhận đường lối mà cơ quan lập pháp Trung Quốc đưa ra trước đó, bất chấp việc quyết định này chính là khởi phát của cuộc biểu tình.
Đáp lại, Lester Shum cho rằng việc chính quyền Hồng Kông khăng khăng đi theo chủ trương bầu cử trên sẽ là "trở ngại" cho cuộc đàm phán mang tính xây dựng, SCMP dẫn lời.
Phong trào Chiếm Trung Hoàn của người dân Hồng Kông nổ ra từ ngày 28.9, theo sau một tuần bãi khóa của sinh viên, để phản đối quy định của chính quyền T.Ư Trung Quốc về việc bầu cử đặc khu trưởng Hồng Kông. Theo đó, một hội đồng sẽ quyết định trước 2-3 ứng viên cho chức vụ này, trước khi người dân Hồng Kông bỏ phiếu.
Hàng ngàn người, có lúc hàng vạn, đã chiếm đóng các đường phố trung tâm của Hồng Kông để phản đối quyết định này, đồng thời yêu cầu đặc khu trưởng Lương Chấn Anh từ chức; tuy nhiên ông Lương đã bác đề nghị này.
Theo Thanh Niên
Báo chí Trung Quốc "đổi giọng" về vấn đề Hong Kong Đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc trong suốt tuần qua không đả động đến phong trào phản kháng tại Hong Kong. Nhưng sáng 06/10/2014 đã dành 10 phút để nói về các sinh hoạt tại Hong Kong đang trở lại bình thường, theo RFI. Sinh hoạt bình thường trở lại ở khu thương mại Mong Kok, Hong Kong, ngày 06/10/2014. Thông tín...