Bắc Kinh chìm trong bụi cát dày đặc
Bắc Kinh bị bao phủ trong lớp bụi màu nâu dày do bão cát thổi từ Nội Mông và các khu vực khác ở tây bắc đất nước.
Cơ quan Khí tượng Trung Quốc phát cảnh báo vàng sáng nay, nói rằng bão cát đã lan từ Nội Mông vào các tỉnh Cam Túc, Sơn Tây và Hà Bắc, bao quanh thủ đô Bắc Kinh. Trung Quốc có hệ thống cảnh báo ô nhiễm không khí gồm 4 cấp mã màu, trong đó màu đỏ là nghiêm trọng nhất, tiếp theo là cam, vàng và xanh lam.
Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc chìm trong bụi cát dày đặc sáng nay. Video: AFP .
Chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Bắc Kinh đạt mức tối đa 500 (cực xấu) với nồng độ bụi PM10 đạt 8.000 microgam/m3 ở một số quận. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nồng độ PM 10 trung bình hàng ngày không quá 50 microgam.
Kết quả đo PM2.5 (loại bụi mịn có thể xâm nhập vào cơ thể người) cũng đạt gần 300 microgam/m3, cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn 35 microgam/m3 của Trung Quốc và mức khuyến nghị 25 microgam/m3 của WHO.
Mọi chuyến bay ở Hohhot, thủ phủ của Nội Mông, đều bị hoãn. Nước láng giềng Mông Cổ cũng bị ảnh hưởng do bão cát lớn, với ít nhất 341 người mất tích, theo Xinhua.
Bắc Kinh thường xuyên đối mặt với những trận bão cát vào tháng 3 và tháng 4 do nằm gần sa mạc Gobi, cũng như nạn phá rừng trên khắp miền bắc. Trung Quốc đang nỗ lực trồng lại rừng và phục hồi hệ sinh thái nhằm hạn chế lượng cát bị thổi vào thủ đô.
Công nhân vệ sinh quét dọn trong lớp bụi nâu dày do bão cát ở Bắc Kinh sáng nay. Ảnh: Reuters .
Thủ đô Trung Quốc và các khu vực xung quanh phải hứng chịu mức độ ô nhiễm tương đối cao trong những tuần gần đây. Thành phố cũng chìm trong sương mù khi lễ khai mạc kỳ họp quốc hội bắt đầu từ ngày 5/3. Trong dịp Tết Nguyên đán, chính quyền Bắc Kinh cũng phát cảnh báo vàng về ô nhiễm không khí nặng.
Đường Sơn, thành phố sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc và là nguồn ô nhiễm chính đối với Bắc Kinh và Hà Bắc, cuối tuần trước cho biết sẽ trừng phạt các doanh nghiệp địa phương không thực hiện biện pháp chống khói bụi khẩn cấp.
Ông Tập muốn phổ cập tiếng Hoa ở Nội Mông
Ông Tập kêu gọi "giải quyết vấn đề sắc tộc" và tăng cường sử dụng tiếng Hoa phổ thông ở Nội Mông, nơi tiếng Mông Cổ được dùng phổ biến.
Phát biểu tại phiên họp Đại hội đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức quốc hội Trung Quốc, ở Bắc Kinh hôm 5/3, Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng Khu tự trị Nội Mông nên "kiên quyết thúc đẩy sử dụng sách giáo khoa quốc gia" để khắc phục "những tư tưởng sai lầm" về văn hóa và quốc gia.
"Giới chức địa phương nên kiên trì con đường đúng đắn để giải quyết các vấn đề dân tộc đặc sắc Trung Quốc. Người Nội Mông nên thuộc nằm lòng rằng dân tộc Hán không thể tách rời các dân tộc thiểu số và các dân tộc thiểu số không thể tách rời dân tộc Hán", ông Tập nói, thêm rằng quan chức nên làm tốt công việc phổ cập ngôn ngữ quốc gia.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thảo luận với đoàn đại biểu Nội Mông tại kỳ họp thứ tư, quốc hội khóa 13 ở Bắc Kinh hôm 5/3. Ảnh: Xinhua .
Quốc hội Trung Quốc tuần này khai mạc kỳ họp thứ tư với sự tham dự của hàng nghìn đại biểu. Đài truyền hình nhà nước CCTV chiếu cảnh các đại biểu, gồm một số người mặc trang phục truyền thống Mông Cổ, vỗ tay tán dương sau phát biểu của ông Tập.
Khu tự trị Nội Mông ở cực bắc Trung Quốc, giáp Mông Cổ và có mối quan hệ dân tộc, văn hóa, ngôn ngữ với quốc gia này. Ngoài tiếng Hoa, khoảng 25 triệu người sinh sống tại đây còn sử dụng tiếng Mông Cổ như một ngôn ngữ chính thức.
Hàng chục nghìn người Nội Mông đã biểu tình và tẩy chay trường học vào năm ngoái, sau sắc lệnh bắt buộc thay tiếng Mông Cổ bằng tiếng phổ thông trong nhà trước. Sắc lệnh được cho là nỗ lực nhằm hòa nhập các dân tộc thiểu số Trung Quốc vào nền văn hóa của dân tộc Hán. Đây được xem là các cuộc biểu tình hiếm hoi và lớn nhất tại Trung Quốc trong nhiều thập kỷ.
Trong cuộc thảo luận với đoàn đại biểu Nội Mông, ông Tập chúc mừng khu vực này hoàn thành mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nói rằng vẫn còn nhiều nhiệm vụ gian nan phía trước để theo đuổi sự thịnh vượng chung và cần nỗ lực kiên quyết để ngăn tái nghèo quy mô lớn.
Báo Mỹ: Điều sẽ diễn ra nếu Trung Quốc phát động tấn công Đài Loan Thu hồi đảo Đài Loan là mục tiêu dài hạn của Trung Quốc và những gì đang diễn ra khiến giới phân tích, chuyên gia lo ngại rằng Trung Quốc có thể phát động chiến dịch tấn công Đài Loan trong vài năm tới. Phần biểu thị màu vàng là những nơi phù hợp để đổ bộ. Kể từ tháng 9, các chiến...