Bắc Kinh chỉ trích Philippines “suốt ngày bôi nhọ Trung Quốc”
Trong một cuộc họp báo cuối tuần qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã phản ứng với tuyên bố của Tổng thống Benigno Aquino III và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, rằng các tranh chấp ở biển Đông và Hoa Đông nên được giải quyết theo với các quy định của luật pháp quốc tế.
Trung Quốc nói chuyện “chính chuyên”
“Chuyện đáng chú ý là gần đây một số nước tiếp tục có những hành động khiêu khích và khuấy động mọi thứ lên, sau đó, họ không ngừng nói về tôn trọng luật pháp với mục đích đe dọa và bôi xấu Trung Quốc và làm dư luận hoang mang”, ông Tần nói.
Các quan chức Trung Quốc cũng muốn biết bằng chứng về chuyện Trung Quốc đã vi phạm luật quốc tế như tuyên bố của Philippines và Nhật Bản. “Kể từ khi một số nước rất thích nói về “quy tắc của pháp luật”, tôi tự hỏi “quy tắc của pháp luật” trên trái đất mà họ nói là cái gì?” – ông Tần hỏi.
Hành động vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế của Bắc Kinh
Điều ông Tần Cương nói hết sức nực cười vì lúc này, Trung Quốc chính là kẻ khiêu khích ở biển Đông khi đưa giàn khoan vào hoạt động tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bất chấp công ước về luật biển.
Khi các nước muốn nói chuyện bằng lý lẽ thì Trung Quốc mang tàu bán quân sự ra thực hiện các hành vi hết sức hung hăng.
Khi Philippines muốn mang tranh chấp với Trung Quốc về bãi cạn Scarborough ra toà thì Bắc Kinh không dám đáp ứng. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh rằng họ không chấp nhận các thủ tục tố tụng trọng tài do Philippines khởi xướng.
Ông Tần tuyên bố rằng, Trung Quốc đã thực hiện quyền hợp pháp “để xử lý đúng đắn vấn đề liên quan và duy trì hòa bình và ổn định khu vực”.
Những phát biểu nực cười của Bắc Kinh
Video đang HOT
Đỉnh điểm cho sự khôi hài của Trung Quốc là họ chỉ trích các quốc gia vận dụng luật quốc tế để nói chuyện với Bắc Kinh. “Một số quốc gia xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các nước khác dưới vỏ bọc của &’các quy định của pháp luật và che giấu các hành động bất hợp pháp của họ như là “hợp pháp”.
“Tôi muốn khuyên các quốc gia này hãy kiểm tra những việc làm của mình đối với luật pháp quốc tế và các chỉ tiêu cơ bản trong quan hệ quốc tế”, ông Tần nói.
Bản đồ dọc Trung Quốc tự vẽ bị các nước láng giềng phản đối
Tuy nhiên, ông Tần Cương lại không hề nêu ra được có giải pháp nào để giải quyết vấn đề tốt hơn là dùng luật quốc tế. Còn trên thực tế, các hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông bị cả thế giới lên án.
Gần đây, tấm bản đồ dọc với đường lưỡi bò liếm gần trọn biển Đông của Trung Quốc vừa phát hành không nhận được sự công nhận của bất kỳ quốc gia nào.
Thay vào đó, các nước tại ASEAN đã lên tiếng phản đối tấm bản đồ lưỡi bò này. Bộ ngoại giao Ấn Độ cũng phản ứng chính thức và nói thẳng rằng: “nó không thay đổi hiện trạng trên thực địa”.
Chừng nào Trung Quốc chưa chịu tuân thủ luật pháp quốc tế và tôn trọng các quốc gia khác, chừng đó họ sẽ khó trở thành đầu tàu của khu vực chứ chưa nói đến chuyện cạnh tranh vị trí siêu cường với Mỹ.
Theo Một Thế Giới
Trung Quốc ngạo mạn thách các nước kiện ra tòa quốc tế
Truyền thông Trung Quốc tiếp tục thách thức dư luận thế giới khi tuyên bố Bắc Kinh sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa án quốc tế về chủ quyền ở các đảo trên Biển Đông.
Tờ Hoàn Cầu thời báo hôm qua tuyên bố, Bắc Kinh sẽ không chấp nhận các phán quyết của bất cứ tòa án quốc tế nào về vấn đề chủ quyền ở các đảo trên Biển Đông.
"Có lẽ việc tập trận chung với Mỹ đã cho Philippines thêm chút can đảm. Nước này đang kiện Trung Quốc về việc dùng vũ lực chiếm đóng một số đảo của Manila tại Tây Sa (Trường Sa)," tờ báo luôn cổ vũ cho tư tưởng dân tộc cực đoan ở Trung Quốc viết.
Binh sỹ Philippines tập trận cùng hải quân Mỹ
Báo này lập luận rằng việc thụ lý vụ kiện có thể phải chờ thêm ít nhất hai năm nữa, trong khi Bắc Kinh "nhất định sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa quốc tế".
Trong khi đó, tờ Philippines Inquirer hôm 27/6 khi đưa tin về cuộc tập trận liên quân Mỹ - Philippines đã bình luận rằng: "Không còn cách nào khác, ngay từ bây giờ phải loại bỏ các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông".
Nội dung bài viết của Philippines Inquirer ít nhiều thể hiện hy vọng mối quan hệ liên minh với Mỹ sẽ là điểm tựa để Manila phát triển tiềm lực hải quân, bị cho là yếu hơn khá nhiều so với Bắc Kinh.
Theo kênh truyền hình ABS-CBN của Philippines, nước này và Mỹ huy động hơn 1.400 binh lính, 5 tàu chiến tập trận ở vịnh Subic, cách bãi Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) khoảng 100 hải lý.
Khu vực quanh vịnh Subic cũng là nơi mà năm ngoái, hải quân Trung Quốc, hải quân Philippines tập trận trong bối cảnh được mô tả là "căng thẳng lên đến đỉnh điểm" giữa Manila và Bắc Kinh.
Liên quan đến tấm bản đồ phi pháp với đường 10 đoạn &'nuốt trọn' Biển Đông của Bắc Kinh, cả Ấn Độ và Philippines đều đã mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích.
Không chỉ đòi hỏi chủ quyền tới hơn 90% diện tích Biển Đông, bản đồ của Trung Quốc còn đòi luôn cả Arunachal Pradesh - bang Đông Bắc Ấn Độ - như một phần thuộc Tây Tạng.
Sáng nay, 30/6, tờ Hoàn Cầu thời báo phản ứng rằng việc "Ấn Độ, Philippines không nên có đòi hỏi phi lý về chủ quyền của Trung Quốc".
Tham vọng cướp đất, cướp đảo của Bắc Kinh đang lộ rõ với những bước đi mỗi lúc một ngang ngược hơn. Đối với Việt Nam, sau khi kéo giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế nước ta, Trung Quốc xua thêm giàn khoan Nam Hải 9 đến Vịnh Bắc Bộ - tại khu vực hai nước đang đàm phán phân định ranh giới. Tiếp đó, nước này tuyên bố đưa tàu thăm dò dầu khí ra Biển Đông.
Nhìn trên bản đồ do Cục Hải sự Trung Quốc đăng tải, tàu thăm dò dầu khí Hải Dương 719 nằm ở khoảng giữa đường nối từ cảng Tam Á nước này đến tỉnh Đà Nẵng của Việt Nam.
Trung Quốc ngang nhiên đưa thêm giàn khoan, tàu thăm dò dầu khí tới Vịnh Bắc Bộ ngay sau khi Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì kết thúc chuyến thăm Việt Nam.
Thông tin này được ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết hôm nay, trong cuộc họp báo thường kỳ.
Tàu hải giám Trung Quốc mở hết tốc lực truy cản tàu cảnh sát biển của Việt Nam
Ông Bình cho biết, các cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện giàn khoan Nam Hải-09 di chuyển đến vùng chưa phân định ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Vịnh Bắc Bộ.
"Theo luật pháp quốc tế, ở khu vực vùng biển chưa phân định, không nước nào được đơn phương thăm dò, khai thác. Đáng chú ý là việc này diễn ra ngay sau chuyến thăm Việt Nam của Dương Khiết Trì", ông Bình nói.
Tàu thăm dò dầu khí Hải Dương 791 của Trung Quốc
Người phát ngôn tuyên bố Việt Nam mạnh mẽ phản đối và yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hoạt động gây căng thẳng, phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Trong cuộc họp báo thường kỳ chiều nay, ông Bình cũng ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc trắng trợn phát hành bản đồ khổ dọc với &'đường lưỡi bò' bao phủ gần hết Biển Đông.
Ông Bình xác nhận thông tin Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng trái phép một số công trình nhà ở tại đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa của Việt Nam và xây kiên cố một số điểm đảo ở quần đảo Trường Sa bị nước này chiếm đóng trái phép bằng vũ lực hồi tháng 3 năm 1988.
Theo VTC
Chính Trung Quốc đang chơi "luật rừng" Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa có phát biểu rằng việc một nước tìm cách thao túng quan hệ quốc tế bằng "luật rừng" đã là chuyện quá khứ. Tuy nhiên, nếu xét những gì Trung Quốc đang làm trên Biển Đông hiện nay thì rõ ràng là thời của "luật rừng" đang đến. Phát biểu trước Tổng thống Myanmar và...