Bắc Kinh ‘chết đứng’ khi IS xài nhiều vũ khí Trung Quốc
Trung Quốc rất tức giận trước một báo cáo từ Anh cho hay IS đang sính dùng vũ khí Trung Quốc nhiều thứ 2. Bắc Kinh cho rằng bản báo cáo từ Anh nhằm chạy tội cho Mỹ trong việc để thất thoát vũ khí vào tay IS.
Vũ khí của IS có nhiều hàng Trung Quốc
Trung Quốc hiện đã nhảy lên vị trí thứ 2 trong danh sách các quốc gia có vũ khí mà lực lượng khủng bố cực đoan tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) sử dụng. Tuyên bố này được nhóm nghiên cứu vũ khí xung đột (Conflict Armament Research) – một tổ chức độc lập tại London đưa ra.
Báo cáo cho biết nhóm khủng bố Hồi giáo đang sử dụng vũ khí và đạn dược được sản xuất từ ít nhất 21 quốc gia khác nhau. Dẫn đầu danh sách vũ khí mà IS đang sử dụng là các loại do Nga chế tạo, tiếp đến là Trung Quốc và Mỹ.
Bản báo cáo nói rằng vũ khí phổ biến nhất được IS sử dụng có nguồn gốc từ Nga, nước đã trang bị vũ khí cho quân đội chính quyền Bashar Al-Assad. Bằng cách tấn công quân chính phủ Syria, IS có thể lấy được chiến lợi phẩm là vũ khí của Nga.
Hầu hết các vũ khí của Mỹ là chiến lợi phẩm mà IS thu được từ các lực lượng chính phủ Iraq và các nhóm nổi dậy ở Syria trên chiến trường. Cả hai nhóm này (quân chính phủ Iraq và phe nổi dậy ở Syria) đều nhận vũ khí từ Mỹ. Báo cáo cũng cho biết IS có khả năng mua vũ khí từ nước ngoài qua buôn lậu nhờ thu nhập từ bán dầu.
Video đang HOT
Sau một vài trận mà quân người Kurd đánh bại IS, người ta thu dược khoảng 1.700 băng đạn được cho là của quân IS. Bản báo cáo cho biết có 492 băng đạn là do Nga và có cả do Liên Xô sản xuất trước kia.
Hàng Trung Quốc là nguồn vũ khí lớn thứ hai của Nhà nước Hồi giáo. Trong số 1700 băng đạn thu được thì có 445 là hàng sản xuất từ Trung Quốc. Vũ khí từ Mỹ chiếm hạng 3 với 323 băng đạn thu được trong đống chiến lợi phẩm sau khi đánh bại IS.
Bản báo cáo nói rằng 10% băng đạn nêu trên được sản xuất trong khoảng từ năm 2010 đến năm 2014. Đáng chú ý, hàng Bulgaria và Trung Quốc chiếm hơn một nửa trong số những băng đạn mới sản xuất.
Bản báo cáo không nêu nguyên nhân tại sao IS lại có vũ khí đạn dược từ Trung Quốc trong khi giải thích rõ tại sao IS lại có vũ khí từ Nga và Mỹ.
Hoàn cầu thời báo của Trung Quốc đã chỉ trích báo cáo nói trên một cách mạnh mẽ. Họ cho rằng Viện nghiên cứu vũ khí xung đột đang tìm cách “chạy tội” cho Mỹ bằng cách đổ lỗi cho Trung Quốc trong vấn đề tại sao IS có vũ khí sát thương.
Theo Tri Thức Trẻ
Trung, Mỹ và cuộc đua chiến đấu cơ tàng hình trên tàu sân bay
Trung Quốc và Mỹ đang bên bờ vực một cuộc chạy đua vũ trang mới khi cả hai đều tìm cách phát triển máy bay chiến đấu tàng hình có thể hoạt động trên các tàu sân bay.
David Axe, một phóng viên chuyên về quốc phòng người Mỹ cho rằng Trung Quốc đã đầu tư phát triển máy bay tàng hình J-31 hoạt động trên tàu sân bay duy nhất hiện nay của nước này. Bắc Kinh thường xuyên thử nghiệm các loại vũ khí mới nhằm bổ sung vào kho vũ khí của mình bằng cách xây dựng các loại mô hình nguyên mẫu đầu tiên.
Tiêm kích hạm tàng hình F-35C của Mỹ
Nếu Trung Quốc thực sự có kế hoạch triển khai máy bay chiến đấu J-31 trên tàu sân bay Liêu Ninh, đây sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với máy bay chiến đấu tàng hình F-35C vốn được thiết kế để hoạt động trên tàu sân bay của Mỹ và đang gặp một số vấn đề. Máy bay F-35C, dự kiến được triển khai cho hạm đội tàu sân bay của Mỹ vào năm 2018, sẽ là máy bay tàng hình đầu tiên có thể được triển khai từ biển.
Khát vọng của Trung Quốc đối với những khả năng quân sự tiên tiến như trên xuất hiện vào một thời điểm mà Mỹ đang nỗ lực "xoay trục" trong lĩnh vực quân sự và ngoại giao tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc cho rằng họ có thể tụt hậu so với Mỹ trong lĩnh vực này ở châu Á, do đó Bắc Kinh đang tìm cách đối trọng với bất kỳ sự gia tăng ảnh hưởng nào của Washington ở khu vực sân sau của mình.
Khả năng hoạt động của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trên vùng biển mở sẽ là một lợi thế rất lớn đối với cả Mỹ và Trung Quốc, và đó là một khả năng mà có thể thay đổi đáng kể cán cân quyền lực ở Thái Bình Dương. Nếu căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng gia tăng liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, một chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 được phóng từ tàu sân bay có thể cung cấp cho Trung Quốc lợi thế tấn công trước trong trường hợp có chiến tranh.
Cùng với J-31, Trung Quốc hiện đang trong quá trình lắp đặt thêm các tàu sân bay. Một trong số chúng có thể sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân và lớn bằng siêu tàu sân bay của Mỹ.
Trung Quốc cũng đang phát triển một loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 khác được gọi là J-20. Trong khi J-20 chủ yếu được coi như là một bản sao của máy bay Mỹ, J-31 lại có kiểu dáng nhỏ hơn, đẹp hơn. Vladimir Barkovsky, Trưởng phòng thiết kế máy bay MiG của Nga, đã gọi J-31 là một "thiết kế bản địa tốt".
Một mô hình thu nhỏ của chiếc máy bay, được cho là máy bay chiến đấu tàng hình J-31, trưng bày tại khu vực dành cho quân sự tại Triển lãm Hàng không và Không gian vũ trụ Quốc tế Trung Quốc ở thành phố Chu Hải (Zhuhai), phía nam nước này ngày 12/11/2012.
J-31 có kích thước tương tự như F-35. Tuy nhiên, loại máy bay này của Trung Quốc có động cơ nhỏ hơn và thân máy bay bằng phẳng hơn, tập trung vào chiến đấu không đối không. Thiết kế này cũng có nghĩa là J-31 sẽ có một khoang vũ khí nhỏ hơn so với F-35, nhưng nó sẽ cải thiện được vấn đề nhiên liệu và tốc độ cao hơn do giảm được lực ma sát.
Có thể là Trung Quốc đang phát triển J-31 để cuối cùng sẽ bay cùng với J-20. Điều này sẽ tương tự như việc Mỹ sử dụng F-22 và F-35. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể phát triển J-31 chỉ để xuất khẩu và trở thành một đối thủ cạnh tranh với F-35. Nếu trường hợp này là đúng, Trung Quốc coi mình như là một nhà cung cấp vũ khí cho các quốc gia trên thế giới trong tương lai, những nước mà Mỹ còn cân nhắc trong vấn đề chuyển giao F-35C.
Một ứng cử viên có khả năng mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc là Pakistan. Hai quốc gia này trước đây đã cùng nhau phát triển một máy bay chiến đấu tiên tiến và 54% số vũ khí hiện nay của Pakistan là có xuất xứ từ Trung Quốc.
Nhưng việc Trung Quốc bán máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm cho Pakistan có thể khiến cho căng thẳng trong khu vực tăng lên vì Ấn Độ - đối thủ địa chính trị lớn của Pakistan hiện đang phối hợp phát triển một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm với Nga.
Theo Tin Tức
Sát thủ diệt Guam DF-26C của Trung Quốc đã lộ diện? Quân đội Trung Quốc không bao giờ chủ động công bố các hình ảnh về các loại vũ khí quan trọng của mình nhưng chúng lại xuất hiện rất nhiều trên mạng. Mạng Wantchinatimes tại Đài Loan ngày 11/9/2014 dẫn tin từ trang Strategy Page đưa tin cho biết Trung Quốc đã vô tình để lộ hình ảnh tên lửa đạn đạo tầm...