Bắc Kinh cân nhắc cấm mọi ứng dụng dạy học trước cho trẻ mầm non
Lệnh cấm sẽ ngăn tình trạng trẻ từ 3 đến 5 học đọc, viết, tiếng Anh, Toán và các kỹ năng khác qua các ứng dụng trực tuyến.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), trong một kế hoạch dự thảo do Ủy ban Giáo dục thành phố Bắc Kinh công bố ngày 16/2, giới chức đề xuất cấm các ứng dụng trực tuyến dạy trước chữ tiếng Trung, tiếng Anh, Toán… cho trẻ em mầm non.
Tại Trung Quốc, do lo lắng con mình sẽ không theo kịp các bạn và làm quen với môi trường hoàn toàn mới khi vào lớp 1, nhiều bậc phụ huynh đã cho con học trước chương trình, tạo cho con tính cạnh tranh hơn ngay khi mới chỉ còn ở độ tuổi mầm non.
Bản dự thảo sẽ nhận ý kiến đóng góp từ công chúng cho đến ngày 22/2. Bản dự thảo này cũng yêu cầu các bên tổ chức dạy thêm trực tuyến học sinh tiểu học và THCS phải đăng ký với chính quyền thành phố Bắc Kinh dưới hình thức tổ chức phi lợi nhuận.
Tháng 7 năm ngoái, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã ban hành một loạt quy định cứng rắn nhằm giảm tải gánh nặng bài tập về nhà và dạy thêm học thêm cho học sinh.
Ông Xiong Bingqi – Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ 21 – cho biết mặc dù lệnh cấm ứng dụng mới nhất chỉ có hiệu lực ở cấp độ thành phố, song nó sẽ sớm được áp dụng tại nhiều tỉnh thành khác tại Trung Quốc vì nhiều người tin rằng học trực tuyến gây hại nhiều hơn là đem lại lợi ích cho trẻ em trong độ tuổi này.
Video đang HOT
“Ngồi máy tính quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới thị lực của các em. Hiện tại, tỷ lệ cận thị ở nhóm tuổi mầm non của Trung Quốc đã là 20%”, ông Xiong cảnh báo. Vị chuyên gia nhấn mạnh thêm bắt các em học toán và chữ ở độ tuổi sớm như vậy là đi ngược tự nhiên.
Thay vào đó, cha mẹ nên tập trung hướng dẫn các con tập thể dục, giữ vệ sinh cá nhân, học các giao tiếp giữa người với người…
“Hiện còn rất nhiều phụ huynh mong muốn một kết quả nhanh chóng. Họ nên có tầm nhìn về lâu dài cho việc giáo dục con cái”, chuyên gia nhận định.
Bất chấp lệnh cấm, nhiều em bé ở các trường mẫu giáo vẫn đang phải học các môn lớp 1 vì một số trung tâm dạy thêm vẫn hoạt động ngầm.
Linda Li, một người mẹ có con trai 5 tuổi ở Thượng Hải, đã gửi con mình đến một cơ sở dạy tiếng Anh vài tháng trước. Trước lệnh cấm của địa phương, cơ sở này đã đổi tên và đăng ký hình thức hoạt động là một nhóm có chung sở thích, giúp trẻ em đọc sách truyện tiếng Anh.
“Học trước và chuẩn bị trước vẫn tốt hơn. Tôi không muốn con bị tụt lại so với các bạn. Tôi nghĩ rằng có cầu ắt sẽ luôn có cách để lách luật”, bà Linda chia sẻ.
GS Ngô Bảo Châu lên tiếng thông tin gia nhập viện Toán của Trung Quốc
GS Ngô Bảo Châu đã chia sẻ với VietNamNet về những thông tin trên mạng xã hội cho rằng ông gia nhập Viện Toán thuộc Học viện Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc).
Cùng đó, còn thông tin lan truyền rằng GS Ngô Bảo Châu lấy tên tiếng Trung là Wu Baozhu - 吴ê53;Ĩ64; và chức danh của ông là giáo sư chủ nhiệm, thuộc biên chế chính thức của viện chứ không phải khách mời hay giáo sư thỉnh giảng.
Hình ảnh GS Ngô Bảo Châu trên website của Viện Toán thuộc Học viện Cáp Nhĩ Tân
Những thông tin này nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Trao đổi với VietNamNet, GS Ngô Bảo Châu cho hay: "Cách đây mấy năm tôi có đi Cáp Nhĩ Tân một vài lần để thỉnh giảng và tham gia hội đồng đánh giá hoạt động của viện nghiên cứu bên đó. Trong một chuyến đi như thế, hiệu trưởng trường Cáp Nhĩ Tân đã có buổi tiếp chính thức, tặng kỷ niệm chương và thông báo rằng trường luôn tiếp đón tôi bất kỳ lúc nào ở tư cách giáo sư thỉnh giảng. Tôi có đi thỉnh giảng, hợp tác nhiều nơi, nên tôi không thấy việc đi thăm Cáp Nhĩ Tân có gì đặc biệt hơn. Thường khi đi thỉnh giảng ở đâu đó, tôi sẽ quay lại một vài lần để công việc đi đến một kết quả gì đó, chứ không thuần tuý chỉ đi cho biết. Vì thế tôi chấp nhận lời mời của ông hiệu trưởng với ý định sẽ còn quay lại đó 2-3 lần, hợp tác nghiên cứu với một nhà toán học ở đó. Tuy nhiên vì dịch bệnh nên tôi chưa quay lại được. Trong thời gian đó tôi cũng có thêm nhiều kế hoạch khác phát sinh nên thực tế không rõ có đi thăm Cáp Nhĩ Tân trong tương lai gần nữa không".
GS Ngô Bảo Châu.
GS Ngô Bảo Châu cũng cho rằng chuyện mình lấy lên tiếng Trung là Wu là hoàn toàn sai sự thật.
"Có lẽ nhà trường đã đưa tin về buổi gặp của tôi với ông hiệu trưởng kia bằng tiếng Trung Quốc. Người Trung Quốc thường sẽ phiên âm tên người Việt Nam qua chữ của họ. Sau đó có thể do dịch qua Google thành như thế. Quay lại thì thành "tin vịt" trên mạng xã hội Việt Nam".
GS Ngô Bảo Châu một lần nữa nhấn mạnh những thông tin đang được chia sẻ trên mạng xã hội về việc ông "trở thành thành viên của Viện toán thuộc Học viện Cáp Nhĩ Tân", "lấy tên tiếng Trung là Wu Baozhu" hay "Chức danh của GS Ngô Bảo Châu là giáo sư chủ nhiệm, thuộc biên chế chính thức của Viện toán thuộc Học viện Cáp Nhĩ Tân" là không chính xác.
"Tôi không có trong biên chế ở trường đại học nào ở Trung Quốc. Nói chung, tôi không có ý định đi làm việc lâu dài ở bất kỳ chỗ nào ở Trung Quốc mà chỉ đi thỉnh giảng, hợp tác khoa học".
GS Châu khẳng định, hiện nay biên chế của ông là giáo sư ở Đại học Chicago và trách nhiệm ở Việt Nam là Giám đốc khoa học của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán. GS Châu cũng cho biết thêm, trong 5 năm từ 2020-2025, ông sẽ thỉnh giảng ở College de France (Pháp) và việc đi thỉnh giảng các nơi khác sẽ không có định kỳ, chỉ là các chuyến đi ngắn.
Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân (HIT) được thành lập vào năm 1920, là một trong 2 trường đại học đầu tiên được mô phỏng theo các trường đại học ở Liên Xô. Sau gần 100 năm, HIT đã phát triển thành một trường đại học nghiên cứu nổi tiếng ở Trung Quốc, cung cấp các bằng cấp về khoa học, kỹ thuật, quản lý, nghệ thuật, kinh tế và luật.
Năm 1954, trường được xếp vào 6 trường đại học trọng điểm đầu tiên của nước này và được coi là cái nôi đào tạo các kỹ sư. Năm 1996, trường nằm trong "Dự án 211 và được một trong 9 trường đại học đầu tiên trong "Dự án 985" vào năm 1999.
Năm 2017, HIT lọt vào danh sách các trường hạng A. Hiện tại, HIT đã phát triển thành một học viện hàng đầu về kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán học (IASM) của Học viện đã được thành lập nhằm thúc đẩy phát triển chương trình giảng dạy toán học, nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học.
Theo thông tin trên trang chủ, Viện Toán thuộc Học viện Cáp Nhĩ Tân - thuộc hệ thống Viện Khoa học hàn lâm Trung Quốc cho biết nhà toán học Ngô Bảo Châu là giáo sư thỉnh giảng.
Trung Quốc chuyển tàu tốc độ cao cho thủ đô Lào Đoàn tàu tốc độ cao đầu tiên trên tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào được chuyển tới Vientiane ngày 16/10 và bàn giao cho đơn vị vận hành. Đoàn tàu điện động lực phân tán (EMU) sơn màu trắng, đỏ, xanh này do Trung Quốc thiết kế và chế tạo, có thể chạy với vận tốc tối đa 160 km/h. Đoàn tàu...