Bắc Kinh bất ngờ đổi giọng
Ngày 5-7, khi phát biểu trước lực lượng Không quân Philippines tại căn cứ quân sự Clark, tân Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố, Manila sẵn sàng đàm phán với Bắc Kinh, nếu Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết có lợi cho nước này.
Ông R. Duterte nhắc lại quan điểm phản đối mọi xung đột vũ trang và muốn có quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Và ông Rodrigo Duterte đang thực hiện chính sách hoàn toàn khác so với người tiền nhiệm Benigno Aquino – kiên quyết phản đối đàm phán song phương vì luôn cho rằng, Trung Quốc sẽ gây sức ép với Philippines, nên quyết định kiện Bắc Kinh ra PCA.
Lính Trung Quốc tập trận ở Biển Đông
Lóa mắt vì đảo nhân tạo
Ngày 4-7, tờ China Daily cho biết, Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với Philippines về vấn đề Biển Đông nếu Manila bỏ qua phán quyết của PCA. Trước đó, trong thư chúc mừng tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 30-6, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, Bắc Kinh muốn cải thiện quan hệ với Manila thông qua các nỗ lực chung. Ông Rodrigo Duterte được giới phân tích cho rằng, sẽ giải quyết tranh chấp với Trung Quốc một cách “thực dụng”. Cùng ngày 30-6, tân Tổng thống Philippines cho biết, ông sẽ không chế nhạo hay phô trương nếu phán quyết của PCA có lợi cho Manila trong vụ kiện của Philippines đối với “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc.
Ngày 1-7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tái khẳng định quan điểm của Bắc Kinh – tranh chấp tại Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc chỉ có thể giải quyết bằng đàm phán song phương! Ông Hồng Lỗi còn chỉ trích chính quyền của cựu Tổng thống Benigno Aquino trong “vấn đề Biển Đông”. Bởi ông Benigno Aquino đã kiện Bắc Kinh ra PCA. Cùng ngày 1-7, người phát ngôn của Tổng thống Philippines Ernesto Abella cho biết, ông Rodrigo Duterte muốn có một “cuộc thảo luận” với Bắc Kinh về Biển Đông nhằm đạt được “mối quan hệ hai bên cùng thắng” với Manila.
Video đang HOT
Ngày 4-7, tân Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tuyên bố, Manila không sợ bất kỳ ai và sẽ không nhượng bộ về chủ quyền lãnh thổ với bất kỳ quốc gia nào khi PCA chuẩn bị ra phán quyết về vụ kiện của Philippines. Ông Perfecto Yasay cũng nhấn mạnh sự cần thiết của các cuộc đàm phán song phương và đa phương, bởi Philippines tìm kiếm hòa bình, chứ không phải chiến tranh. Ngoài ra, ông Perfecto Yasay còn từ chối đưa ra một tuyên bố cứng rắn chống lại Trung Quốc nếu quyết định của PCA nghiêng về Manila. Khi trả lời phỏng vấn Hãng Reuters, Luật sư Paul Reicher được Philippines thuê làm đại diện tại PCA cho rằng, PCA sẽ ra phán quyết chống lại yêu sách “đường lưỡi bò” vô lý và phi pháp của Bắc Kinh. Và nếu không chấp nhận vụ kiện, cũng như phán quyết của PCA, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia “ngoài vòng pháp luật”. Tờ South China Morning Post từng đưa tin, quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng nghĩ tới việc thuê đội ngũ luật sư hàng đầu để chống lại vụ kiện của Philippines, nhưng những luật sự giỏi nhất về luật quốc tế trong lĩnh vực này đã được Manila thuê hết.
Ngày 3-7, tờ Inquirer của Philippines dẫn thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington D.C (Mỹ), tố cáo Trung Quốc kê khống số nước ủng hộ Bắc Kinh trong vụ kiện của Philippines tại PCA. Trong khi đó, Thẩm phán Antonio Carpio, Chánh án Tòa án Tối cao Philippines cho rằng, số lượng quốc gia ủng hộ Trung Quốc chẳng hề liên quan đến vụ kiện của Manila. Nhiều người cho rằng, tham vọng đã khiến Bắc Kinh quyết không chịu từ bỏ việc xây dựng đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông. Và năng lực hạn chế của Hải quân Trung Quốc trong việc bảo vệ “Con đường tơ lụa trên biển” đang thúc đẩy Bắc Kinh bồi lấp, củng cố các đảo nhân tạo chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông.
Mỹ sẽ động thủ nếu…
Theo giới truyền thông, từ khi quyết định kiện Trung Quốc ra PCA năm 2013, Philippines đã không ngừng theo đuổi chương trình nâng cấp, hiện đại hóa quân đội bằng cách mua sắm những trang thiết bị hiện đại cho cả hải quân, không quân và lục quân. Và tính tới thời điểm hiện nay, Philippines đã sở hữu tàu tuần duyên lớp Hamilton, tàu đổ bộ, chiến đấu cơ siêu âm FA-50PH, máy bay vận tải quân sự C-295, máy bay vận tải hạng nặng C-130, trực thăng đa nhiệm AW109, tàu vận tải biển chiến lược, xe bọc thép chở quân M-113A2, xe tăng, xe cứu hộ… Philippines cũng đã ký Hiệp ước tăng cường phòng thủ chung với Washington, mở đường cho quân đội Mỹ sử dụng 5 căn cứ quân sự tại nước này.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng khẳng định trước các nhà chức trách Trung Quốc rằng, Washington sẽ buộc phải hành động nếu Bắc Kinh tiếp tục khiêu khích trên Biển Đông. Đồng thời yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết của PCA. Nhiều nhà phân tích cảnh báo, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương khó tránh khỏi tình trạng gia tăng căng thẳng sau phán quyết của PCA không có lợi cho Trung Quốc, bởi Bắc Kinh có đủ khả năng và “ngón nghề” để thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông. Khi trả lời phỏng vấn báo chí nhân Ngày các lực lượng vũ trang Singapore (1-7), Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho rằng, có cơ sở vững chắc để ASEAN giúp giải quyết tranh chấp giữa một số thành viên của ASEAN với Trung Quốc liên quan tới vấn đề Biển Đông. Ông cũng cho rằng, phán quyết của PCA có thể làm gia tăng những hành động và phản ứng, do đó các nước cần thận trọng.
Ngày 3-7, tờ Japan News cho biết, Chính phủ Nhật Bản đang phối hợp với các nước thành viên G-7 để ra tuyên bố chung yêu cầu Trung Quốc tuân thủ và thực thi phán quyết của PCA. Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh G-7 tổ chức ở Nhật Bản hồi tháng 5, các nhà lãnh đạo G-7 đã ra tuyên bố chung, tái khẳng định tầm quan trọng của việc tìm kiếm các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp. Trong khi đó, Đại diện thường trực của Nhật Bản tại Liên Hiệp Quốc Koro Bessho đã tổ chức họp báo để bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với vấn đề Biển Đông. Theo ông, nếu có bất kỳ quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nào đề nghị đưa vấn đề Biển Đông ra thảo luận tại Hội đồng Bảo an, việc này sẽ được thực hiện.
“Tờ giấy lộn” của Bắc Kinh
Tờ Foreign Policy vừa dẫn phát biểu tại tổ chức nghiên cứu chính sách Carnegie Endowment for International Peace ở Washington hôm 5-7 của cựu Ủy viên quốc vụ Trung Quốc, khi ông Đới Bỉnh Quốc khẳng định, phán quyết sắp tới của PCA chỉ là “tờ giấy lộn không hơn không kém”! Ông Đới Bỉnh Quốc không những đề nghị các nước không nên thực thi phán quyết của PCA, mà còn khuyến cáo, Bắc Kinh sẽ không tha thứ cho bất kỳ hành động “khiêu khích” nào tiếp theo của Philippines. Đồng thời cáo buộc Mỹ đã gây căng thẳng tại Biển Đông bằng các hoạt động tuần tra trên biển và trên không. Ngày 5-7, tờ China Daily cũng có bài hăm dọa đối với phán quyết sắp tới của PCA – phản ứng của Bắc Kinh sau phán quyết của PCA tùy thuộc hoàn toàn vào hành động tiếp theo của Philippines và các nước khác!
Dư luận cho rằng, việc truyền thông Trung Quốc đưa tin về cuộc tập trận phi pháp tại khu vực bao gồm vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, mà Bắc Kinh đang tiến hành (từ ngày 5 đến 11-7) chứng tỏ, Trung Quốc rất lo lắng trước phán quyết của PCA. Tờ South China Morning Post vừa dẫn bình luận của ông Ashley Townshend, nghiên cứu sinh tại Đại học Sydney (Australia) – việc ấn định thời điểm cho cuộc tập trận chứng tỏ ý đồ muốn “phô trương thách thức” trước khi PCA ra phán quyết ngày 12-7. Đồng thời coi đây là cách Trung Quốc bộc lộ rõ mưu đồ độc chiếm Biển Đông. Trong khi đó, ông Gregory Poling, Giám đốc Chương trình sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) cảnh báo, Bắc Kinh có thể điều chiến đấu cơ tới quần đảo Trường Sa, có thể tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
Chuyên gia Ernest Bower cũng đến từ CSIS nhận định, Bắc Kinh sẽ thực hiện các bước nhằm chống lại phán quyết của PCA và không loại trừ khả năng thiết lập ADIZ tại Biển Đông. Tiến sĩ Satoru Nagao, giảng viên tại Đại học Gakushuin (Nhật Bản) coi cuộc tập trận của Trung Quốc nhằm chứng tỏ sức mạnh quân sự của Bắc Kinh trong khu vực. Còn theo Giáo sư Richard Javad Heydarian, chuyên gia về Biển Đông tại Đại học La Salle (Philippines), cuộc tập trận là cách Trung Quốc thể hiện sự sẵn sàng “viễn chinh” để phục vụ cho mưu đồ chủ quyền phi pháp mà Bắc Kinh đang theo đuổi.
Theo tờ Hongkong Economic Times, Bắc Kinh đã điều tàu chiến của 3 Hạm đội Nam Hải, Bắc Hải và Đông Hải, tập trung về quân cảng Tam Á ở đảo Hải Nam. Và lục quân cũng đã triển khai phi đội trực thăng đến Biển Đông diễn tập tác chiến bắn đạn thật (5-7), nhưng địa điểm không được tiết lộ. Tân Hoa xã cho biết, ngày 6-7, máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 do Trung Quốc phát triển đã chính thức được biên chế cho lực lượng không quân. Với tải trọng 200 tấn, Y-20 là phương tiện lý tưởng để vận chuyển hàng hóa trong mọi điều kiện thời tiết. Và đây được coi là một trong những công cụ để Bắc Kinh thực hiện mưu đồ bành trướng tại Biển Đông.
Tờ Taipei Times cho biết, Trung sĩ Cao Giai Tuấn do thức trắng đêm vì căng thẳng, nên đã dẫn tới việc phóng nhầm tên lửa Hùng Phong III từ tàu hộ tống Kim Giang. Giới quân sự cho rằng, nếu quả tên lửa Hùng Phong III bay hết tầm và vượt qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan, tình hình sẽ diễn biến phức tạp. Bởi Trung Quốc hiện triển khai ít nhất 1.600 tên lửa hướng về Đài Loan và sẵn sàng khai hỏa bất cứ lúc nào. Được biết, Trung Quốc đã triển khai tên lửa đạn đạo hiện đại Đông Phong 16 (DF-16) cùng tên lửa tầm ngắn Đông Phong 11 (DF-11) và Đông Phong 15 (DF-15) hướng về Đài Loan. Trung Quốc cũng có thể điều tên lửa diệt hạm Đông Phong 21D (DF-21D) tham gia vào dàn tên lửa ven biển răn đe Đài Loan.
Theo Petrotimes
Tân tổng thống Philippines thưởng cảnh sát bắn chết tội phạm ma túy
Tân tổng thống Rodrigo Duterte treo thưởng các mức tiền cho cảnh sát bắn chết tội phạm ma túy và tuyên bố tiền dư trong quỹ tranh cử đủ cho 100 xác chết.
Tội phạm ma túy bị bắt ở Philippines. Ảnh: Channel News Asia.
Ông Duterte tuyên bố sẽ có ba mức thưởng cho cảnh sát bắn chết tội phạm ma túy, Channel News Asia hôm qua đưa tin. Theo đó, mức cao nhất là 64 USD cho "trùm ma túy", mức tiếp theo là 42,5 USD cho kẻ chịu trách nhiệm phân phối ma túy, mức thấp nhất 1,64 USD cho kẻ bán rong ma túy.
Sau khi thắng cử, ông Duterte từng tuyên bố ông không thể chờ đợi đến lúc chính thức nhậm chức tổng thống để "phân phát tiền thưởng cho cảnh sát". Duterte nói tiền thừa trong quỹ vận động tranh cử của ông đủ trả cho "100 xác chết của những kẻ bán ma túy".
Chỉ huy cảnh sát tỉnh Nueva Ecija cho biết một số địa phương trong tỉnh đã phân bổ tiền trong ngân sách để thưởng cho cảnh sát săn lùng tội phạm ma túy. Việc trao thưởng sẽ sẵn sàng trong cuối năm nay.
Trước khi ông Duterte nhậm chức, Thị trưởng Tomas Osmena ở thành phố Cebu thậm chí còn tuyên bố thưởng 1.000 USD cho cảnh sát nếu bắn hạ được tội phạm ma túy. Số tiền này gấp ba mức lương cơ bản của cảnh sát Philippines. Nhiều nghi phạm ma túy đã bị bắn chết tại Philippines từ tháng 5. Riêng trong ngày 21/6, 8 nghi phạm ma túy bị bắn chết trong các vụ việc riêng rẽ.
Giới quan sát lo ngại chính sách đàn áp tội phạm của Tổng thống Duterte có thể đẩy Philippines rơi vào tình trạng bùng phát bạo lực. Rodrigo Duterte, người gây nhiều tranh cãi với những phát ngôn bị coi là "bạo miệng" giống ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump, tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 16 của Philippines hôm 30/6 tại thủ đô Manila.
Văn Việt
Theo VNE
Tổng thống Philippines muốn xoa dịu tranh chấp với Trung Quốc sau phán quyết của PCA Tổng thống Rodrigo Duterte cho hay ông hy vọng một "cú hạ cánh nhẹ nhàng" trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông khi tòa án trọng tài công bố phán quyết vụ kiện về "đường lưỡi bò". Tổng thống Rodrigo Duterte. Ảnh: Inquirer Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tuyên bố vào ngày 12/7 sẽ ra phán quyết cuối cùng...