Bắc Kinh bán vũ khí để chứng minh là một “siêu cường”?
Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), kể từ cuối năm ngoái, Trung Quốc đã tiến lên chiếm vị trí thứ ba trên thế giới sau Hoa Kỳ và Nga về xuất khẩu vũ khí.
Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), kể từ cuối năm ngoái, Trung Quốc đã tiến lên chiếm vị trí thứ ba trên thế giới sau Hoa Kỳ và Nga về xuất khẩu vũ khí, Sputnik đưa tin.
Thành tựu của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất vũ khí và xuất khẩu thiết bị quân sự đã làm nảy sinh ở phương Tây những dự báo bi đát. “Điều gì sẽ xảy ra khi Trung Quốc làm thế giới tràn ngập món hàng máy bay và tàu chiến giá rẻ?”, tạp chí Mỹ “Foreign Policy” nêu câu hỏi.
Trong tương quan gia tăng doanh số bán vũ khí Trung Quốc trên thế giới, mối lo ngại nêu trên liệu có cơ sở đến đâu, đó là nội dung bài viết của chuyên viên Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ, được Sputnik giới thiệu.
Theo tác giả Vasily Kashin, dự báo ảm đạm xuất phát từ thực tế là vũ khí Trung Quốc quả thực có mức giá rẻ, còn trình độ kỹ thuật thì khác với những năm trước, bây giờ đã vươn lên ngang tầm các nhà sản xuất hàng đầu của thế giới. Thêm nữa, người ta cho rằng Trung Quốc dự định tăng cường bán vũ khí tràn lan cho tất cả những khách hàng muốn mua, bất kể là ai.
Danh tiếng của Trung Quốc trên thị trường vũ khí toàn cầu được xác lập vào những năm 1980. Khi đó, các cơ sở công nghiệp quốc phòng của CHND Trung Hoa đối mặt với tình trạng giảm sút mạnh lượng đơn đặt hàng trong nước, phải tìm cách cố tồn tại nhờ đẩy mạnh xuất khẩu và họ may mắn có được sự hỗ trợ của chính phủ.
Giá tiền công lao động ở Trung Quốc hồi đó vô cùng rẻ mạt so với tiêu chí của những nước đang phát triển. Trung Quốc bảo lưu công suất đạt được trong thời kỳ 1950-1970 dành cho sản xuất đại trà những hệ thống vũ khí thuộc loại tương đối đơn giản. Trong đó, trường hợp cuộc chiến tranh Iran-Iraq kéo dài phần lớn thập niên 80 đã thúc đẩy sự gia tăng rõ rệt trên thị trường vũ khí quốc tế. Trung Quốc có tiếng là quốc gia sẵn sàng buôn bán vũ khí cho tất cả và có khả năng cung cấp những lô lớn hàng loạt thiết bị quân sự mà lại với giá thấp.
Mặc dù có sự sa sút đột ngột trong xuất khẩu vũ khí Trung Quốc những năm 1990-đầu những năm 2000, danh tiếng hình thành trong thập kỷ 80 vẫn được bảo tồn.
Video đang HOT
Trước hết, chẳng còn thấy nguyên do cụ thể nào nữa để vũ khí Trung Quốc có giá rẻ lạ thường. Mức lương trong ngành công nghiệp Trung Quốc tăng cao nhanh chóng. Ngành công nghiệp quốc phòng buộc phải cạnh tranh với công nghiệp dân dụng để có đội ngũ công nhân-kỹ sư với tay nghề chuyên môn cao.
Trong một số lĩnh vực quốc phòng riêng biệt, chẳng hạn như công nghiệp hàng không hay tên lửa của Trung Quốc, thì chi phí cho công lao động đã đạt đến mức như của các nước Đông Âu, mà vẫn tăng thêm không ngừng. Cũng tiếp tục tăng giá chi phí thuê mặt bằng, tiền điện cùng các phí dịch vụ công cộng. Nâng thêm cả tỷ lệ nhập khẩu các nguyên vật liệu cần thiết cho công nghiệp quốc phòng.
Thứ hai, trái ngược với những năm 1980, giờ đây ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc không còn phụ thuộc nhiều vào món tiền bán vũ khí. Ngân sách quân sự Trung Quốc đạt tới mức 144 tỷ USD, gần 1/3 dành chi cho việc mua sắm thiết bị và vũ khí sản xuất hàng loạt.
Ngoài ra, có những hạng mục riêng trong ngân sách dành kinh phí đáng kể cho chi tiêu quốc phòng. So với tổng kinh phí này, khoản tiền từ xuất khẩu quân sự không phải là đỉnh cao ý nghĩa.
Yếu tố cuối cùng là hệ thống kiểm soát xuất khẩu của Trung Quốc đến những năm 1990 và 2000 đã trở nên khắt khe hơn. Bây giờ bất kỳ giao kèo xuất khẩu vũ khí nào cũng phải trải qua hệ thống phê duyệt ba cấp khá phức tạp. Cách tiếp cận của Trung Quốc với vấn đề xuất khẩu vũ khí hiện nay đang trở nên thận trọng hơn so với trước đây.
Trong những năm tới xuất khẩu vũ khí Trung Quốc hẳn là sẽ tiếp tục phát triển. Nhưng đó sẽ là tiến trình có kế hoạch, gắn bó chặt chẽ với đà tăng trưởng kinh tế và bành trướng thế lực chính trị của Trung Quốc tại những phần khác nhau trên thế giới.
Một thí dụ điển hình là quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 do Trung Quốc sản xuất. Đó không chỉ là thành tựu từ lối tiếp thị ráo riết của Trung Quốc trong nỗ lực tối đa hóa lợi nhuận, mà còn là hệ quả từ những thay đổi trong đường lối đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong xu hướng giảm bớt mức độ thân phương Tây, Trung Quốc đã được Thổ Nhĩ Kỳ chọn làm đối tác trong lĩnh vực quân sự-kỹ thuật, có thể vì ghi nhận rằng Bắc Kinh đang vươn lên giữ vai trò một trung tâm đối trọng-thay thế của nền kinh tế thế giới.
Đối với Trung Quốc, xuất khẩu vũ khí bây giờ không chỉ là mục đích tự thân của nền kinh tế thị trường, mà còn là công cụ hữu hiệu để gia tăng uy tín và ảnh hưởng của một tân siêu cường, tờ báo Nga sputnik cho hay.
Theo Bizlive
Trung Quốc vô tình tiết lộ "bí mật quân sự" cho Mỹ?
Bản chào hàng từ một công ty nhà nước Trung Quốc đã tiết lộ những chi tiết mới về máy bay không người lái (UAV) tấn công Cai Hong-3 (CH-3), hay Cầu Vồng-3.
UAV tấn công Cai Hong-3
Thời báo Washington Times ngày 25/3 đưa tin, Chính phủ Mỹ đã nhận được thông tin chào hàng từ công ty China Aerospace Long-March International của Trung Quốc, trong đó mô tả các chi tiết về CH-3 cùng một phiên bản tên lửa của nó có tên CH-3A.
Theo đó, CH-3 là một trong số 9 UAV mà Bắc Kinh đang chào bán đối với khách hàng nước ngoài, gồm cả các UAV mini lẫn các UAV cớ lớn.
Một số loại UAV được cho là "nhái" thiết kế của các UAV Mỹ như UAV tấn công Predator, và UAV do thám tầm xa Global Hawk.
Theo bản catalog, CH-3 sở hữu "tính năng do thám, khả năng chống nhiễu hiệu quả cao, tải trọng đa dạng, được tích hợp hệ thống do thám/tấn công, vận hành thuận tiện và bảo trì đơn giản.
Các UAV có thể được dùng trong các hoạt động quân sự như thu thập thông tin tình báo chiến trường, tác chiến chống khủng bố, tuần tra vùng cấm bay, truyền dữ liệu và tác chiến điện tử".
CH-3 đã được xuất khẩu cho Pakistan và Nigeria. Hiện mới có 1 chiếc CH-3A vũ trang bị rơi trong đợt tấn công những kẻ khủng bố Boko Haram.
CH-3 có thiết kế copy máy bay dân dụng cỡ nhỏ Jetcruzer được chế tạo bởi hãng Advance Aerodynamics and Structures Inc của Mỹ. Năm 2000, hãng này đã bán 30 chiếc Jetcruzer 500 cho Trung Quốc.
Công ty Trung Quốc cũng đang bán hai loại tên lửa có thể được phóng từ "hệ thống UAV tầm trung tiên tiến". Gói hợp đồng này gồm 3 máy bay và 1 hệ thống kiểm soát mặt đất tự hành.
CH-3 có thể cất/hạ cánh thông qua một phi công từ xa và có một thiết bị hạ cánh mũi có thể nâng hạ.
"Ưu điểm của UAV này là có độ tin cậy, hiệu quả cao và chi phí thấp. Nó có thể được dùng trong nhiều nhiệm vụ bay khác nhau như trinh sát chiến trường, điều chỉnh bắn pháo, truyền dữ liệu, thu thập thông tin tình báo và tác chiến điện tử."
Trong khi đó, phiên bản CH-3A có thể được trang bị vũ khí dẫn đường chính xác trong thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và tấn công.
Phiên bản phi vũ trang có tầm bay 1.500 dặm và có thể bay liên tục 12 giờ. Phiên bản trang bị tên lửa có thể bay 621 dặm, thời gian bay liên tục 6 giờ và có thể mang theo 400 pound (xấp xỉ 200 kg) bom.
Tải trọng mang theo trên CH-3 có thể gồm camea trinh sát điện-quang 4 len, radar khẩu độ tổng hợp có thể nhìn xuyên mây và một số cấu trúc cùng hệ thống tác chiến điện tử.
Các tên lửa có thể phóng từ CH-3A gồm tên lửa không đối đất AR-1 có laser dẫn đường tấn công chính xác xe tăng và công trình cố định. Loại tên lửa này có tầm xa 3 - 5 dặm, phiên bản tầm xa lớn là 10 dặm. Ngoài ra CH-3A có thể mang bom dẫn đường chính xác FT-1.
Theo Đại Lộ
Mỹ Nhật lo ngại vũ khí chống vệ tinh Trung Quốc Mỹ và Nhật Bản đồng loạt bày tỏ lo ngại về vũ khí chống vũ trụ của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc giải thích, bản thân cần cấp bách nâng cấp hiện đại hóa. Trung Quốc tiến hành thử nghiệm đánh chặn phòng thủ tên lửa đoạn giữa (nguồn mạng sina TQ). Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc tiết lộ, tháng...