Bắc Kinh âm thầm thay đổi chiến thuật ở Hoa Đông
Chính phủ Nhật Bản cho hay Bắc Kinh có thể đã quyết định chuyển từ lập trường diều hâu sang cách tiếp cận bớt hung hăng hơn và lâu dài liên quan tới tranh chấp lãnh thổ ở Hoa Đông để giảm bớt sự cảnh giác của các quốc gia châu Á khác và làm suy yếu các lực lượng Nhật.
Một tàu hải giám của Trung Quốc tại tỉnh Chiết Giang.
Theo Bộ quốc phòng Trung Quốc, nhiều máy bay Nhật đã đi vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) do Trung Quốc thiết lập trên Hoa Đông hôm 6/8. Không quân Trung Quốc đã theo dõi và giám sát các hoạt động của máy bay, trong đó các chiến đấu cơ F-15 của Nhật tiếp cận các máy bay Trung Quốc 2 lần.
Trong khi đó, Tokyo đã nhận thấy sự sụt giảm về tần xuất các tàu hải giám Trung Quốc xuất hiện gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Số lần các tàu Trung Quốc đi vào khu vực trong 6 tháng đầu năm đã giảm xuống khoảng 40 lần, tương đương 6,6 lần mỗi tháng. Tổng số thời gian các tàu ở lại khu vực cũng giảm từ mức hơn 4 giờ trước đây xuống khoảng 2-3 giờ, theo hãng tin Nikkei của Nhật.
Video đang HOT
Bắc Kinh được cho là đã nhiều lần yêu cầu các tàu tránh đối đầu, đối lập với năm ngoái, khi các tàu Trung Quốc tìm cách bắt giữ các tàu đánh cá của Nhật và chặn đường của các cuộc tuần tra.
Sự thay đổi trong chiến lược được cho là có liên quan tới những căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông, nơi một tình huống khẩn cấp liên quan tới các bên đối đầu trong tranh chấp lãnh thổ có thể buộc Trung Quốc phải triển khai các tàu hải giám với số lượng lớn.
Các nguồn tin biết rõ về các vấn đề an ninh tại Nhật cho biết Trung Quốc tin rằng các căng thẳng gia tăng vì tranh chấp thổ sẽ không có tác dụng gì và không giành được sự cảm thông. Vì vậy, Bắc Kinh đã thay đổi chiến lược để duy trì một cuộc chơi lâu dài bằng sự hiện diện liên tục nhưng không hung hăng.
Tokyo sẽ khó khăn hơn trong việc đối phó với Trung Quốc nếu Bắc Kinh giảm bớt các hành động và ngôn từ khiêu khích, một quan chức quốc phòng Nhật Bản cho hay.
Theo Dantri
Trung Quốc sắp có bước đi nguy hiểm, gọi Biển Đông là "chiến trường"
Ngày hôm qua, tàu khảo sát địa chấn 12 cáp tân tiến bậc nhất thế giới của Trung Quốc đã được bàn giao và nhiều khả năng sẽ được đưa ra hoạt động tại Biển Đông.
Trang Chinanews đưa tin, ngày 6/8, tàu khảo sát địa chấn nước sâu 12 cáp tiên tiến nhất thế giới Hải Dương 721 đã được bàn giao tại xưởng Công ty TNHH tàu biển Thượng Hải cho công ty COSL. Đây là công ty sở hữu giàn khoan Khải Hoàn 01, hiện đang hoạt động tại vùng biển gần khu vực đảo tranh chấp với Trung Quốc Senkaku/Điếu Ngư.
Tàu khảo sát địa chấn nước sâu Hải Dương 721
Hải Dương 721 thuộc chủng loại tàu khảo sát nước sâu cỡ lớn của Trung Quốc, 107,4m, rộng 24m, cao 9,6m, độ sâu tác nghiệp đạt 3.000m. Tàu có thể thu thập số liệu địa chấn trong điều kiện biển cấp 5 và giữa 3 dòng hải lưu và có thể thả tới 12 cáp khảo sát.
Hải Dương 721 được hoàn thành chỉ trong 15 tháng, lập kỷ lục tốc độ đóng lắp tàu cùng loại nhanh nhất thế giới.
Tàu này được trang bị những thiết bị công nghệ tối tân nhất nhằm nâng cao hiệu quả thu thập dữ liệu về tài nguyên dầu khí, đẩy nhanh tốc độ khảo sát nước sâu.
Chinanews dẫn lời một chuyên gia trong ngành cho biết, Hải Dương 721 có thể kết hợp cùng tàu thăm dò nước sâu và giàn khoan nước sâu, hình thành một quy trình thăm dò, khai thác, sử dụng và bảo vệ dầu khí đại dương khép kín.
Cũng theo tờ này, Trung Quốc gọi khu vực đông bắc của Biển Đông là "chiến trường chính" đối với hoạt động khảo sát thăm dò nước sâu.
Trả lời phỏng vấn Sina, ông Chung Khánh Hoa, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH tàu biển Thượng Hải, cho biết tàu khảo sát nước sâu Hải Dương 721 sẽ được đưa tới tác nghiệp tại Biển Đông cùng tàu khảo sát Hải Dương 720.
Trước đây Trung Quốc thường phải mua hoặc thuê thiết bị thăm dò của nước ngoài với chi phí đắt đỏ. Tuy nhiên hiện nay với cặp đôi Hải Dương 720 và 721, Trung Quốc đã tỏ rõ "dã tâm" bằng mọi giá phải khai thác triệt để được nguồn tài nguyên nước sâu phong phú, mà chủ yếu là dầu khí tại Biển Đông.
Theo Tri Thức Trẻ
Trung Quốc hùng hổ kéo giàn khoan vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản Hành động này của Trung Quốc sẽ làm leo thang căng thẳng Nhật - Trung khi cả hai bên đều kiên quyết không khoan nhượng đối với vấn đề chủ quyền tại đảo này. Giàn khoan Trung Quốc Theo tin từ Tân Hoa Xã, trong khi hải quân Trung Quốc tổ chức diễn tập bắn đạn thật tại vùng biển Hoa Đông thì...