Bắc kim thang sẽ bị cấm ?
Theo nguồn tin không chính xác từ một nữ diva chuyên biểu diễn ở các quán karaoke ôm thì việc ca khúc “ Con đường xưa em đi” cùng một số bài nhạc vàng sáng tác trước năm 75 bị tạm dừng lưu hành để thẩm định mới chỉ là phát súng khởi đầu, bởi sắp tới, có thể sẽ tới lượt bài hát “ Bắc kim thang” và một loạt các khúc thiếu nhi – sáng tác trước hoặc sau năm 69 – cũng sẽ bị dừng lưu hành để thẩm định lại một số vấn đề nhạy cảm trong ca từ…
Chúng ta sẽ thử cùng nhau phân tích xem tại sao bài hát “Bắc kim thang” lại bị đưa vào danh sách cần thẩm định nhé!
Ngay ở câu đầu tiên của bài là “Bắc kim thang cà lang bí rợ” – bạn đã thấy khó hiểu quá đúng không? Việc bạn thấy khó hiểu là hoàn toàn dễ hiểu, vì đây là một bài hát nước ngoài, được dịch sang lời Việt, và người dịch là một cậu sinh viên năm thứ 6 của một trường trung cấp ngoại ngữ. Cậu này vốn từ không được phong phú cho lắm nên từ nào biết thì cậu ấy dịch, còn không biết thì cậu ấy sẽ để nguyên gốc tiếng nước ngoài (như cái câu trên đây là một ví dụ. Tôi cũng chỉ biết nó là tiếng nước ngoài thôi, còn cụ thể là tiếng nước nào thì tôi chịu).
Video đang HOT
Thôi, những câu nào mà là tiếng nước ngoài, chúng ta không hiểu, thì chúng ta không bàn, giờ ta chỉ bàn những câu mà đã được dịch sang tiếng Việt. Phân tích những câu đã được dịch sang tiếng Việt, không khó để nhận ra rằng bài hát này đề cập đến một vấn đề rất nhạy cảm, đó là tình yêu đồng tính, và cụ thể ở đây là đồng tính nam: “Cột qua kèo, kèo qua cột”. Cột và kèo chúng ta đều biết rồi: đó là những thứ tròn tròn, dài dài, và rất cứng. Thủ pháp đảo từ “cột qua kèo, kèo qua cột” khiến ta có cảm giác hai vật đó đang quấn lấy nhau!
Chúng ta sẽ tự hỏi: “Vậy hai người đàn ông yêu nhau trong bài hát này là ai?”. Câu trả lời có ngay ở câu sau, đó là chú bán dầu, và chú bán ếch. (Dầu ở đây là dầu ăn nhé, không phải dầu hỏa hay dầu nhớt như nhiều người vẫn nghĩ).
Khi bạn trai của chú bán ếch – tức là chú bán dầu – gặp nạn và té từ trên cầu xuống (Chú bán dầu qua cầu mà té), chưa biết chú bán dầu sống chết ra sao – vì bài hát không nêu rõ tình trạng chấn thương – nhưng nếu là một con người sống có tình, thì chú bán ếch phải túc trực ở bên chăm sóc và lo toan cho bạn tình của mình. Thế nhưng, lời của bài hát lại xúi giục chú bán ếch thay lòng đổi dạ, cổ xúy cho lối sống vô tình và ích kỷ (Chú bán ếch ở lại làm chi?). Ôi trời ơi! Ở lại chăm nuôi bạn trai chứ còn ở lại làm chi?
Và quả thật, chú bán ếch đã nghe theo lời xúi giục nhẫn tâm ấy, chú đã bỏ đi. Bởi khi chú bán dầu chết, người ta không hề thấy bóng dáng, cũng chả nghe tiếng khóc than của chú bán ếch, mà chỉ có con le le đánh trống thổi kèn, con bìm bịp thổi tò tí te tò te tiễn đưa chú bán dầu về nơi an nghỉ cuối cùng.
Một bài hát được dịch lời cẩu thả, tùm lum tà la, nửa tây nửa ta, miêu tả trần trụi cảnh giường chiếu, rồi xui khiến người ta ruồng bỏ người yêu trong lúc nguy nan, vậy mà vẫn được cấp phép lưu hành để cho các cháu thiếu nhi hát oang oang!
Khổ thân các cháu thiếu nhi! Chúng nó thấy hay thì chúng nó hát thôi chứ chúng nó có suy nghĩ quái gì về cái vấn đề nhạy cảm ở tận đẩu tận đâu ấy đâu!
Nguồn : Võ Tòng Đánh Mèo Fb
Nàng thay đổi nhiều rồi
Hai anh bạn nói chuyện với nhau:
- Chú với con bé mà chú đang tán đi tới đâu rồi?
- À, vì anh mà nàng thay đổi rất nhiều rồi.
- Chú trông thế mà cũng không phải dạng vừa đâu nhỉ. Thay đổi như thế nào?
- Địa chỉ nhà và số điện thoại.
Thiếu thứ gì thì nhặt thứ ấy!!! Thầy giáo hỏi học sinh: Nếu có 1 túi đạo đức và 1 túi tiền ở đường thì em nhặt túi nào? ảnh minh họa -Trò không suy nghĩ , trả lời luôn : Thưa thầy, em nhặt túi tiền -Thầy liền hắng giọng : Nếu như là thầy thì thầy sẽ nhặt túi đạo đức chứ không nhặt túi tiền, mà vì...