‘Bắc kim thang’ chưa ra rạp đã bị sợ hủy hoại tuổi thơ, nhưng sự thật bài hát Bắc kim thang có trong sáng như bạn nghĩ?
Trong khi ‘ Thiên linh cái’ vẫn đang bị hoãn chiếu vô thời hạn thì ‘ Bắc kim thang’ tiếp tục là bộ phim kinh dị ‘made in Vietnam’ rất đáng ‘hóng’.
Hôm 6/7 mới đây, nhà sản xuất mới tung poster ’sương sương’ về bộ phim kinh dị Bắc kim thang nhưng cũng đủ khiến dân tình được phen náo loạn. Chả là fan phim kinh dị vẫn đang chờ Thiên linh cái ra rạp như nắng hạn chờ mưa, thì sự xuất hiện của Bắc kim thang vẫn khiến fan thấp thỏm không yên vì bao giờ chắc chắn ra rạp được mới yên chí.
Trên mạng xã hội, nhiều ý kiến cho rằng bộ phim sẽ phá nát tuổi thơ với câu slogan rùng rợn: ‘Tháng 10 này đừng nghe Bắc kim thang’. Rất có thể sau khi bộ phim ra rạp, giai điệu bài hát quen thuộc dành cho thiếu nhi sẽ trở thành giai điệu chết chóc, ám ảnh. Nhưng ý nghĩa thực sự của bài hát Bắc kim thang là gì bạn đã thử tìm hiểu chưa? Liệu bài đồng dao thiếu nhi này có ‘trong sáng’ như bạn nghĩ?
Bắc kim thang mới tung poster đã khiến dân tình náo loạn.
Bài đồng dao Bắc kim thang có phần lời chỉ vỏn vẹn vài câu khá đơn giản, thậm chí vô nghĩa. ‘Bắc kim thang cà lang bí rợ/ Cột qua kèo, kèo qua cột/ Chú bán dầu qua cầu mà té/ Chú bán ếch ở lại làm chi?/ Con le le đánh trống thổi kèn/ Con bìm bịp thổi tò tí te tò te’. Ấy vậy mà hầu như không có ai từng đi qua tuổi thơ mà không biết đến bài hát này. Trẻ con vẫn nghêu ngao hát mà chẳng cần quan tâm ý nghĩa của nó là gì.
Sự thật về bài hát này kinh dị hơn bạn tưởng?
Thậm chí có hẳn một hội thảo khoa học cách đây vài năm đã đem ý nghĩa của bài Bắc kim thang ra thảo luận. Có ý kiến cho rằng, bài hát này phải có tên là Bắt kim than mới đúng (tức là Bắt con ngựa màu nâu sậm) và cả nội dung bài hát xoay quanh những chú ngựa ô.
Tuy nhiên, có một giả thuyết khác về nguồn gốc và ý nghĩa của bài Bắc kim thang, theo đó bài hát này bắt nguồn từ một câu chuyện cổ tích giữa một anh bán dầu và một anh bán ếch. Hai người bạn sống với nhau trên một cù lao nhỏ, một người chuyên đi bắt ếch về đêm, một người chuyên đi bán dầu lúc rạng sáng.
Đó là lý do vì sao hai câu đầu bài hát là ‘Bắc kim thang cà lang bí rợ/ Cột qua kèo, kèo qua cột’. Kim thang có ý chỉ chiếc thang hình chữ Kim trong tiếng Hán cổ, nghĩa là thang tam giác cân, giống cái cột cho các loại cà, bí leo lên. Tóm lại, câu hát mô tả tình cảm keo sơn gắn bó của hai anh em như kèo với cột.
Kim thang chỉ một loại dàn cho bí leo.
Một ngày nọ, anh bán ếch có công cứu đôi chim le le và bìm bịp bị mắc bẫy nên chúng mang ơn và hứa sẽ đền đáp. Chúng báo cho anh bán ếch biết tin rằng có hai con ma đang muốn lấy mạng hai anh để được đầu thai. Cách duy nhất để bảo toàn tính mạng là hai người không được ra ngoài vào lúc sáng sớm trong vòng 7 ngày.
Anh bán ếch thuật lại với bạn nhưng anh bán dầu không tin. Tuy vậy, anh bán ếch vẫn cố gắng tìm mọi cách để giữ chân bạn, không cho anh bán dầu đi ra ngoài vào lúc sáng sớm. Đến ngày thứ 7, anh bán ếch mệt quá ngủ thiếp đi, anh bán dầu sực tỉnh lúc sáng sớm, nhớ ra mình không đi chợ đã mấy ngày rồi bèn quẩy gánh lên đường. Đi qua cầu, anh đã bị con ma kéo xuống sông chết đuối.
Câu chuyện dân gian về anh bán ếch và anh bán dầu được cho là nguồn gốc của bài hát Bắc kim thang.
Anh bán ếch tỉnh dậy không thấy bạn bèn đi tìm nhưng đã quá muộn, anh bán dầu đã chết đuối, xác nổi trên mặt sông. Trong khi đó, hai con ma vẫn quanh quẩn xung quanh anh bán ếch xúi dại ‘chú bán ếch ở lại làm chi’.
Le le và bìm bịp thấy thế bèn kêu thảm thiết như đánh trống thổi kèn nhằm phân tán đầu óc anh bán ếch, giúp anh không nghe theo tiếng tà ma mà giữ được tính mạng. Đồng thời tiếng kêu của chúng như để tiễn biệt anh bán dầu chết oan và chia sẻ nỗi đau mất bạn với anh bán ếch.
Anh bán dầu qua đời khiến anh bán ếch tiếc thương.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một câu chuyện dân gian truyền miệng chưa có bằng chứng nào về tính xác thực của nó. Việc sử dụng chất liệu dân gian để làm phim không phải là chuyện hiếm. Đừng lo tuổi thơ bị hủy hoại vì bạn đã đi qua nó từ lâu rồi mà. Nếu sợ, đơn giản là hãy tránh đi, đừng xem để không bị ám ảnh.
Nhưng nếu có một trái tim thật khỏe mạnh, không sợ tuổi thơ bị hủy hoại thì Bắc kim thang bản điện ảnh cũng là một trải nghiệm đáng thử đấy chứ! Bạn nghĩ sao nếu bộ phim này có cơ hội ra rạp?
Nhân lúc hóng phim ra rạp, hãy nghe lại bài hát Bắc kim thang
Theo tiin.vn
"Bắc kim thang": Từ một bài hát dân gian dành cho trẻ em cho tới truyền thuyết kinh dị đầy ám ảnh
Không chỉ thế giới mà ở Việt Nam cũng có những câu chuyện dân gian truyền miệng rất được các nhà làm phim kinh dị ưa dùng làm chất liệu điện ảnh, và một trong số đó là "Bắc kim thang".
"Bắc kim thang, cà lang bí rợ
Cột qua kèo, là kèo qua cột"
Nhiều thế hệ Việt Nam chắc hẳn không ai là không biết đến bài đồng dao quen thuộc này như một phần của tuổi thơ. Thế nhưng đằng sau những câu hát ngây thơ của trẻ em ấy lại là một câu chuyện cổ tích mà chẳng mấy ai biết về tình cảm gắn bó keo sơn bền chặt giữa những người bạn, lại thêm tính chất truyền miệng của văn học dân gian đã thêu dệt nên yếu tố tâm linh huyền ảo và có phần đáng sợ. Và khi câu chuyện ấy ngày càng phổ biến trong cộng đồng, các nhà làm phim đã nắm bắt ngay cơ hội đó để phát triển dự án kinh dị.
Chẳng trống kèn truyền thông, mới đây nhà sản xuất đã bất ngờ tung một tấm poster giới thiệu về dự án này với phần hình ảnh cực kỳ rùng rợn. Điều này đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của cộng đồng mê phim ảnh, đặc biệt là phim kinh dị vì từ đầu năm đến nay rất nhiều tác phẩm giàu tiềm năng đã bị cấm chiếu do không qua được cửa kiểm duyệt.
Thế nhưng mừng chưa được bao lâu khán giả đã bắt đầu lo ngay ngáy vì lo sợ kiểm duyệt. Trước đó một tác phẩm kinh dị khác của điện ảnh Việt là "Thiên Linh Cái" tuy được người xem mong ngóng từng ngày ra rạp nhưng cuối cùng lại bị dời lịch chiếu vô thời hạn.
Theo yeah1.vn
Tú Hảo "hoảng loạn", nhiều hiện tượng lạ xảy ra khi thỉnh Kumanthong về nhà Phép thuật bên trong loại bùa chú "Kumanthong - Thiên Linh Cái" dường như luôn là một ẩn số khiến nhiều người tò mò. Teaser cuối cùng của Web-drama " Cừu đen - Kumanthong" cũng đã chính thức được công bố trong ngày 24/4, dường như càng "nhá hàng" thì sự mong chờ ngày phim lên sóng của khán giả lại càng tăng...