Bác kháng cáo vụ người dân kiện ‘lô cốt’
Ngày 7.10, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM xử phúc thẩm vụ ông Nguyễn Văn Lang (80 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh) kiện Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM yêu cầu bồi thường do bị “ lô cốt” án ngữ trước cửa nhà, bị thất thu do không kinh doanh được. Tòa phúc thẩm đã bác kháng cáo của ông Lang, giữ nguyên án sơ thẩm.
Quang cảnh phiên tòa
Như Thanh Niên đã đưa tin, theo trình bày của nguyên đơn, căn nhà số 12/7 Nguyễn Huy Tự (P.Đa Kao, Q.1) thuộc quyền sở hữu của gia đình ông Lang cho các con mở quán ăn. Đến tháng 1.2005, dự án Vệ sinh môi trường lưu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè thi công, dựng “lô cốt” chắn ngay sát cửa quán ăn của gia đình khiến việc kinh doanh bị ngừng trệ, thất thu nên ông yêu cầu Sở GTVT bồi thường số tiền mất thu nhập là 6 triệu đồng trong 42 tháng.
Ngoài ra, việc xây dựng tuyến cống bao giếng S27 kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè còn khiến căn nhà của ông bị lún, nứt nhiều nơi phải sửa chữa mất 60 triệu đồng. Vì vậy, ông Lang đã yêu cầu chủ đầu tư bồi thường 120 triệu đồng (nhân hệ số 2 theo công văn của UBND TP). Đồng thời ông Lang cũng yêu cầu bồi thường lãi suất chậm thanh toán. Tổng cộng hơn 462 triệu đồng.
Xử sơ thẩm, TAND TP.HCM buộc Sở GTVT bồi thường hơn 31,5 triệu đồng (theo kết quả kiểm định mức độ thiệt hại của Công ty kiểm định xây dựng Sài Gòn) vì thi công làm nứt nhà và ghi nhận sự tự nguyện của Sở GTVT hỗ trợ thêm 18,4 triệu đồng.
Sau đó, ông Lang kháng cáo cho rằng bản án sơ thẩm tuyên buộc như trên là không có sức thuyết phục và kháng cáo toàn bộ bản án.
Tại phiên xử phúc thẩm, ông Lang và luật sư trình ra một văn bản của UBND TP.HCM ban hành đơn giá áp dụng bồi thường cho việc thi công công trình trong dự án làm hư hỏng đến nhà dân được nhân hệ số 2. Theo ông Lang, dù công trình chủ đầu tư thi công là công trình công cộng nhưng gây thiệt hại cho dân thì phải bồi thường.
Bảo vệ quyền lợi cho ông Lang, luật sư Trần Vũ Hải (Đoàn luật sư Hà Nội) cũng cho rằng công trình nói trên chỉ được cấp phép thi công 12 tháng nhưng kéo dài quá hạn rất lâu gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của gia đình ông Lang. Căn cứ vào văn bản của ngành lao động, thu nhập trung bình của một người là 2,65 triệu đồng/tháng thì chi phí 6 triệu đồng/tháng ông Lang đưa ra là phù hợp, và đề nghị tòa chấp nhận.
Video đang HOT
Đại diện của Sở GTVT trình bày trước tòa không chấp nhận yêu cầu của ông Lang.
Đại diện Viện KSND Tối cao giữ quyền công tố tại tòa cho rằng quy định đơn giá nhân hệ số 2 bồi thường cho công trình bị ảnh hưởng chỉ áp dụng cho những đối tượng nằm trong dự án, trường hợp của ông Lang không thuộc đối tượng áp dụng bởi quy định trên.
Sau khi nghe các bên tranh luận, Hội đồng xét xử tuyên bác kháng cáo của ông Lang, giữ nguyên án sơ thẩm vì ông Lang kiện đòi bồi thường mất thu nhập nhưng không cung cấp được chứng cứ chứng minh. Còn việc căn nhà bị hư hỏng đã có cơ quan chuyên môn giám định mà ông Lang không khiếu nại quyết định giám định nói trên là đã chấp nhận số liệu giám định.
Vì vậy, tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm. Theo đó, Sở GTVT bồi thường cho ông Lang 50 triệu đồng.
Theo TNO
Những biểu hiện lạ ở một cơ sở y học cổ truyền
Mặc dù đã bị đình chỉ hoạt động nhưng cơ sở Thanh Tâm (số 82 Phan Xích Long, P.3, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) vẫn ngang nhiên hành nghề với nhiều... biểu hiện lạ.
Thanh tra Sở Y tế làm việc với chủ cơ sở y học cổ truyền Thanh Tâm - Ảnh: Nguyên Mi
Sáng nay 3.10, thanh tra Sở Y tế cùng Công an Q.Bình Thạnh đã bất ngờ kiểm tra cơ sở khám bệnh y học cổ truyền Thanh Tâm. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở này vẫn mở cửa đón khách mặc dù đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động vì nhiều sai phạm (quyết định xử lý vi phạm của UBND TP.HCM ngày 26.7).
Cơ sở có tên đăng ký là Công ty TNHH Y học cổ truyền Thanh Tâm, được Sở Kế hoạch - Đầu tư cấp phép hoạt động ở lĩnh vực phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, không lưu trú bệnh nhân.
Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, ngoài tầng trệt là phòng khám y học cổ truyền với giờ làm việc và bảng quy trình làm việc sơ sài, tất cả các phòng còn lại không có gì giống... phòng khám bệnh.
Bên trong cơ sở không hề có tủ dược liệu, phòng khám không có lương y, bác sĩ phụ trách, chỉ có vỏn vẹn bảng tên đề lương y Phan Nguyên Vũ trên bàn làm việc ở phòng khám ở tầng 1.
Trong phòng day, ấn huyệt
Chưa hết, tầng 2 và 3 tại cơ sở này có bảng đề là khu day, ấn huyệt, với những chiếc giường nhỏ có màn ngăn cách và phòng thay đồ. Trong các phòng day ấn này không có bảng quy trình kỹ thuật. Hộp thuốc cấp cứu cũng thiếu nhiều loại thuốc quan trọng theo quy định của ngành y tế.
Lạ nhất là ở tầng 4 của tòa nhà có khu xông hơi.
Sổ khám bệnh ghi sơ sài họ tên bệnh nhân, năm sinh và chẩn đoán bệnh với cùng một nét bút. Thanh tra Sở y tế cho biết đây chỉ là sổ đối phó, cơ sở rút kinh nghiệm từ những lần thanh tra trước bị ghi nhận là thiếu sổ khám bệnh.
Bác sĩ Bùi Minh Trạng, Chánh Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, nhận định cơ sở có "dấu hiệu tệ nạn" núp bóng phòng khám xoa bóp, ấn huyện y học cổ truyền do người khiếm thị thực hiện.
Được biết, cơ sở y học này trước có tên là Công ty TNHH Y học cổ truyền 82 Quyết Thắng, đã từng bị đoàn liên ngành 814 (đoàn thanh, kiểm tra về tệ nạn xã hội) thanh tra và kết luận nhiều vi phạm, phát hiện có nhiều bao cao su vừa qua sử dụng được giấu dưới mền, gối; không có hợp đồng lao động với nhân viên...
Để đối phó với việc xử lý vi phạm của cơ quan chức năng, cơ sở đã thực hiện thay đổi giám đốc, đổi tên doanh nghiệp... nhưng thực chất các hoạt động vẫn y như cũ.
Cơ sở khám bệnh y học cổ truyền Thanh Tâm (số 82 Phan Xích Long, P.3, Q.Bình Thạnh)
Bên cạnh đó, thanh tra Sở Y tế TP.HCM, Phòng y tế Q.Bình Thạnh cũng nhiều lần mời giám đốc cơ sở và người phụ trách chuyên môn đến xử lý vi phạm nhưng cơ sở không chấp hành.
Bác sĩ Trạng cho biết thậm chí cơ sở còn gây áp lực với Phòng y tế Q.Bình Thạnh bằng cách dẫn hai người khiếm thị đến phòng y tế quận, cho rằng quận gây khó dễ cho cơ sở của hội người mù.
Trước nhiều vi phạm, bác sĩ Trạng cho biết theo quy định của pháp luật, nếu cơ sở vẫn ngoan cố, không chấp hành việc xử lý vi phạm thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành cưỡng chế.
Theo TNO
Tinh vi tội phạm trốn thuế Theo báo cáo của cơ quan thuế, tình trạng mua, bán hoá đơn bất hợp pháp, lập hoá đơn khống diễn biến phức tạp. Đồng thời, việc các doanh nghiệp mua hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng hóa đơn này để tính chi phí, kê khai, khấu trừ giảm số thuế phải nộp cũng như để hoàn thuế ngày càng gia...