Bác kháng cáo của ‘quý bà’ tự sát để chiếm vàng là không oan
Sau thời gian tạm hoãn phiên tòa xem xét lời kêu oan của Lê Thị Hạnh (người bị cấp sơ thẩm xác định lừa 32 cây vàng của đối tác) để điều tra một số chứng cứ, Tòa phúc thẩm vẫn giữ nguyên hình phạt đối với bà này.
Ngày 14/6, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã bác kháng cáo kêu oan của Lê Thị Hạnh, giữ nguyên mức án 12 năm tù đối với bị cáo về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Hạnh luôn miệng kêu oan trong 4 phiên tòa nhưng khôgn được chấp nhận. Ảnh: Vũ Mai.
Đây là phiên tòa phúc thẩm thứ hai được mở bởi trong phiên trước đó Hạnh đề nghị HĐXX phải triệu tập một số người “có thể chứng minh bị cáo vô tội”. Đồng thời luật sư của bà này cho biết sẽ cung cấp một số chứng cứ mới để minh oan cho thân chủ… Do đó, Tòa phúc thẩm đã cho hoãn phiên xét xử để xem xét những chứng cứ này.
Tuy nhiên, đến chiều ngày 14/6, cho rằng đã đủ cơ sở buộc tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với Lê Thị Hạnh, HĐXX đã đưa ra quyết định như trên.
Bản án sơ thẩm xác định, sau nhiều lần qua lại làm ăn có lãi, Hạnh quen với chị Nguyễn Thị Thu Dung – chủ tiệm vàng Kim Mai. Ngày 26/3/2009, biết tiệm vàng này có hình thức mua bán vàng “ảo”, Hạnh đề nghị được tham gia chơi với số tiền ký quỹ 127 lượng vàng. Thấy bà này tỏ vẻ giàu có, chủ tiệm đồng ý và đưa một biên nhận cho Hạnh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau nhiều lần giao dịch, Hạnh thua gần hết số vàng ký quỹ trên. Đến cuối tháng 5/2009, Hạnh chốt quỹ của mình còn lại gần 12.000 USD rồi sai người quen đến lấy về. Do lúc này Hạnh đang đưa mẹ về quê chữa bệnh nên không trả lại giấy biên nhận ký quỹ 127 cây vàng trước đây cho chị Dung.
Đầu tháng 6/2009, quá buồn rầu vì thua hết tài sản của gia đình, Hạnh đã viết một lá thư “tuyệt mệnh” tạ lỗi với mẹ.
“Khi má nhận được thư này thì con đã chết rồi, con thật bất hiếu. Trong lúc ba vừa mất xong, má bị tai biến, anh thì tâm thần, vậy mà con lấy hết tiền bạc của má và anh chị em đem đi mua bán vàng SJC để thua lỗ quá nhiều. Vì vậy con không muốn sống để hại gia đình mình, con thành thật xin lỗi má và gia đình. Con biết rằng dù chết đi con cũng không rửa hết tội…”.
Trưa 11/6/2009, Hạnh muốn chiếm đoạt vàng của chị Dung nên gọi đến tiệm đặt mua 132 cây vàng SJC và yêu cầu giao hàng tại ngân hàng Sacombank (quận 3) để bà này rút tiền trả luôn tại đó. Do tin tưởng vào đối tác, chị Dung điều hai nhân viên của mình mang vàng đến.
Khi vừa nhận vàng xong, Hạnh đưa luôn cho Nguyễn Hưng Trí (cháu ruột) mang đi và bảo nhân viên của chị Dung chờ mình rút tiền thanh toán. Một lúc sau, Hạnh vào nhà vệ sinh uống thuốc ngủ và thủy ngân để tự tử.
Ngày 17/6/2009, em ruột Hạnh mang 100 cây vàng SJC đến công an quận 3 giao nộp và cho biết Trí đã mang số vàng trên giao cho gia đình vào tối hôm xảy ra việc Hạnh tự sát.
Tại phiên tòa ngày 10/1, Hạnh liên tục chối tội và nại ra một số vấn đề khiến HĐXX phải trả hồ sơ để điều tra lại. Hai tháng sau, ngày 9/3, dù bà này vẫn giữ nguyên thái độ nhưng TAND TP HCM vẫn tuyên phạt 12 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo VNExpress
'Quý bà' tự sát để chiếm vàng lĩnh 13 năm tù
Dù Lê Thị Hạnh phủ nhận toàn bộ hành vi phạm tội, nhưng cơ quan xét xử cho rằng có đủ cơ sở xác định bị cáo đã gian dối để chiếm đoạt 132 lượng vàng của đối tác.
Ngày 9/3, TAND TP HCM đã tuyên phạt Lê Thị Hạnh mức án 13 năm tù về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", buộc bồi thường 32 cây vàng còn lại cho bị hại.
Trước đó, trả lời thẩm vấn của HĐXX, Hạnh vẫn khẳng định chưa bao giờ tham gia "lướt sóng" sàn vàng với chị Nguyễn Thị Thu Dung - chủ tiệm vàng Kim Mai. Biên nhận 127 cây vàng mà tiệm này viết cho bị cáo là số tài sản riêng đã gửi trước đó. Hôm ở ngân hàng Sacombank, chị Dung đã cho người mang số vàng đến trả cho mình chứ không giao dịch mua bán gì. Do sức khỏe không tốt nên bị "ngất xỉu" chứ không tự tử.
Hạnh tại phiên tòa. Ảnh: Vũ Mai
Theo cáo trạng, sau nhiều lần qua lại làm ăn có lãi, Hạnh quen với chị Dung. Ngày 26/3/2009, biết tiệm vàng này có hình thức mua bán vàng "ảo", Hạnh đề nghị được tham gia chơi với số tiền ký quỹ 127 lượng vàng. Thấy bà này tỏ vẻ giàu có, chủ tiệm đồng ý và đưa một biên nhận cho Hạnh.
Tuy nhiên, sau nhiều lần giao dịch, Hạnh thua gần hết số vàng ký quỹ trên. Đến cuối tháng 5/2009, Hạnh chốt quỹ của mình còn lại gần 12.000 USD rồi sai người quen đến lấy về. Do lúc này Hạnh đang đưa mẹ ra Huế chữa bệnh nên không trả lại giấy biên nhận ký quỹ 127 cây vàng trước đây cho chị Dung.
Đầu tháng 6/2009, quá buồn rầu vì thua hết tài sản của gia đình, Hạnh đã viết một lá thư "tuyệt mệnh" tạ lỗi với mẹ. Trưa 11/6/2009, Hạnh muốn chiếm đoạt vàng của chị Dung nên gọi đến tiệm đặt mua 132 cây vàng SJC và yêu cầu giao hàng tại ngân hàng Sacombank (quận 3) để bà này rút tiền trả luôn tại đó. Do tin tưởng vào đối tác, chị Dung điều hai nhân viên của mình mang vàng đến.
Khi vừa nhận vàng xong, Hạnh đưa luôn cho Nguyễn Hưng Trí (cháu ruột) mang đi và bảo nhân viên của chị Dung chờ mình rút tiền thanh toán. Một lúc sau, Hạnh vào nhà vệ sinh uống thuốc ngủ và thủy ngân để tự tử.
Ngày 17/6/2009, em ruột Hạnh mang 100 cây vàng SJC đến công an quận 3 giao nộp và cho biết Trí đã mang số vàng trên giao cho gia đình vào tối hôm xảy ra việc Hạnh tự sát.
Tại phiên tòa ngày 10/1, Hạnh liên tục chối tội và nại ra một số vấn đề khiến HĐXX phải trả hồ sơ để điều tra lại.
Theo VNExpress
30 giờ phá vụ án giết bảo vệ ngân hàng Hung thủ Hoàng Anh tại cơ quan công an Một vụ án đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra ngay tại trụ sở ngân hàng Sacombank. Nạn nhân là một bảo vệ trực ca tại đây. Tưởng chừng như quá trình phá án sẽ gặp phải nhiều gian nan thế nhưng chỉ sau 30 giờ làm việc hung thủ gây án đã bị...