Bắc Kạn: Trồng thứ cây lạ ra quả gai chi chít, nhân ăn thơm bùi, bán đắt như tôm tươi
Cây dẻ Ván hiện đang được bà con nông dân trồng nhiều tại huyện Ngân Sơn ( tỉnh Bắc Kạn). Cây dẻ Ván tại đây cho quả to lạ thường, chỉ 30-35 hạt đã được 1 kg, và đặc biệt nhân hạt ăn thơm, bùi và rất đằm vị.
Dẫn PV vào rừng dẻ của HTX Hợp Phát, ông Hà Tấn Tùng, Phó Trưởng Phòng NNPTNT huyện Ngân Sơn giới thiệu, hạt dẻ Ván ở đây được người tiêu dùng đặc biệt yêu thích nhờ vị ngọt, bùi đằm hiếm có. Do đó, hạt dẻ Ván Đức Vân luôn có giá cao hơn các loại hạt dẻ khác trên thị trường.
Hạt dẻ Ván Đức Vân chín sớm hơn các loại dẻ khác từ 1-2 tháng nên vừa được giá lại vừa dễ bán.
Tại rừng dẻ Ván Đức Vân của HTX Hợp Phát thuộc thôn Nặm Làng, chúng tôi được “mục sở thị” những cây dẻ đang vào vụ trĩu quả. Cả một rừng dẻ Ván trĩu trịt quả, víu cong ngọn phần phật trong gió như mời gọi.
Ông Tùng giới thiệu, cây dẻ Ván đầu dòng tại rừng dẻ Ván này có nguồn gốc lai ghép từ cây dẻ Trùng Khánh ( Cao Bằng) với mắt cây dẻ Ván tỉnh Lạng Sơn, đã được 10 năm tuổi. Tại rừng dẻ Ván của HTX Hợp Phát, hiện có đến 17 cây được lựa chọn làm cây đầu dòng.
Ông Tùng cho biết, có 31 cây dẻ Ván nữa đang được cơ quan chuyên môn tiếp tục đánh giá, thẩm định để lựa chọn làm cây đầu dòng, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển diện tích trồng dẻ Ván Đức Vân tại huyện Ngân Sơn.
Ông Tùng chia sẻ, huyện Ngân Sơn chỉ có khu vực các xã phía Bắc là phù hợp nhất để trồng cây dẻ Ván do khí hậu, nhiệt độ thấp hơn các nơi khác.
Ở các xã phía Nam của huyện Ngân Sơn, người dân có trồng tự phát một số diện tích cây dẻ Trùng Khánh. Tuy số cây dẻ này đã cho thu hoạch, song hiệu quả kinh tế không cao như giống dẻ Ván Đức Vân.
Video đang HOT
1 trong 17 cây dẻ Ván đầu dòng tại rừng dẻ Ván của HTX Hợp Phát.
Theo ông Tùng, giống dẻ Ván Đức Vân cho quả chín sớm hơn so với hạt dẻ Trùng Khánh (Cao Bằng) từ 1-2 tháng nên bán được giá mà bán cũng dễ hơn. Nếu như hạt dẻ nơi khác khoảng 60 hạt mới được 1 kg, hạt dẻ Ván Đức Vân chỉ khoảng 30 – 35 hạt đã đạt 1 kg.
“Đặt hạt dẻ Ván Đức Vân lên miệng chén uống rượu rất vừa vặn đủ thấy độ to, mẩy của hạt dẻ nơi đây,” ông Tùng nói.
Hạt dẻ Ván Đức Vân chỉ 30-35 hạt đã được 1kg.
Phó Trưởng Phòng NNPTNT huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) cho biết thêm: “Huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đã thành lập đoàn công tác đến Ngân Sơn tham quan, học tập kinh nghiệm trồng và phát triển diện tích cây dẻ. Hiện nay chúng tôi đang tập trung mở rộng diện tích để đưa cây dẻ Ván Đức Vân trở thành cây chủ lực”.
Ông Nông Văn Cường, chủ vườn ươm cây dẻ Ván chuyên cung cấp cho người dân trên địa bàn huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
Tiếp chuyện PV Dân Việt, chị Bàn Thị Nguyệt, thành viên HTX Hợp Phát cho biết, bà con ở đây ít đất canh tác, trước kia chủ yếu đi làm làm củi, gánh hàng đi các bãi vàng để bán, thu nhập bấp bênh, lại rất vất vả.
“Từ khi có cây dẻ Ván, chúng tôi đã tập trung trồng giống cây này. Về cơ bản, dẻ Ván Đức Vân dễ bán, được giá cao mà chăm sóc cũng không quá cầu kỳ. HTX chúng tôi có 21 thành viên, hôm nay chị Giám đốc cũng vừa mang sản phẩm đi đăng ký nhãn hiệu và làm thủ tục công nhận sản phẩm OCOP.
Hiện HTX có khoảng 5ha trồng cây dẻ Ván, cũng đã có hơn 1ha cho quả trong 1 – 2 năm nay. Bà con rất phấn khởi và tin tưởng đây sẽ là cây giảm nghèo, nhất là khi việc trồng cây dẻ Ván tại Ngân Sơn thời gian qua nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ chính quyền, các cấp ngành và cơ quan chuyên môn”, bà Nguyệt nói.
Ông Nông Văn Cường, một chủ vườn ươm tại xã Đức Vân (huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) cho biết, hằng năm, vườn ươm nhà ông bán ra hơn 10.000 cây dẻ Ván giống. Dù giá cây dẻ Ván khá cao, trung bình 50.000 đồng/cây, nhưng nhu cầu của bà con rất lớn.
“Được cái, cây đầu dòng lấy mắt để ghép tại Ngân Sơn chất lượng tốt nên tỷ lệ sống cao”, ông Cường cho biết thêm.
Nhiều cây dẻ Ván trong vườn ươm nhà ông Cường tuy mới ghép trước Tết Nguyên đán 2020 nhưng đã cho quả.
Trao đổi với PV, ông Hà Sỹ Thắng, Bí thư Huyện ủy Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) cho biết, tận dụng điều kiện khí hậu trong lành, mát mẻ, thuận lợi cho phát triển cây dẻ Ván, huyện Ngân Sơn đã đưa nội dung phát triển cây dẻ Ván tại các xã phía Bắc vào Nghị quyết, hướng mục tiêu diện tích trồng cây dẻ Ván trên địa bàn huyện đạt 100ha/năm.
Theo ông Thắng, hiện nay toàn huyện đã có 69ha cây dẻ Ván, nhiều diện tích đã cho quả. Đặc biệt cây đầu dòng đảm bảo cung cấp được mắt ghép phục vụ việc nhân rộng diện tích cây dẻ Ván tại địa phương. 17 cây đầu dòng hiện có đều đảm bảo chất lượng, được sự đánh giá, thẩm định và công nhận của các cơ quan chuyên môn.
“Nếu phát triển tốt, cây dẻ Ván Đức Vân sẽ là cây chủ lực giúp huyện Ngân Sơn giảm nghèo, nâng cao đời sống cho bà con, cùng với đó còn tạo ra thương hiệu nông sản mới có giá trị trên vùng đất Ngân Sơn là hạt dẻ Ván Đức Vân”, ông Thắng Khẳng định.
Đôi nam nữ ở Bắc Kạn gặp tai nạn do đường trơn, 1 người chết, 1 nguy kịch
Do đường mưa ướt, trơn trượt nhiều ngày khiến phương tiện mất lái, đâm vào hộ lan bên đường làm 1 người chết, 1 người nguy kịch.
Thông tin từ Đội CSGT tuần tra số 2, Phòng CSGT Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết, rạng sáng nay (18/8), tại km102 300, đường Hồ Chí Minh, địa phận Bản Súng, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng khiến 1 người tử vong tại chỗ, 1 người nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Cụ thể, khoảng 2h, ngày 18/8, anh Trần Mỹ Linh (SN 1991, trú tại thôn Nà Kèng, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn) điều khiển xe mô tô mang BKS 97B1-497.27 chở theo chị Hoàng Thị Gấm (SN 2003, trú tại Bằng Lăng, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn) đi theo hướng Hà Nội - Cao Bằng. Khi đến km102 300, đường Hồ Chí Minh, địa phận Bản Súng, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn thì xảy ra tai nạn, tự lao vào hộ lan bên đường.
Hậu quả, anh Trần Mỹ Linh tử vong tại chỗ, còn chị Hoàng Thị Gấm được người dân phát hiện, đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do thời điểm xảy ra vụ tai nạn, trời có mưa lớn, khiến đường trơn trượt, phương tiện bị mất lái, tự đâm và hộ lan bên đường.
Ngay khi tai nạn xảy ra, cơ quan chức năng đã kịp thời có mặt tại hiện trường cứu chữa, điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
Bắc Kạn: Mang ong đi đặt nhờ trên đất thiên hạ, vào mùa quay mật mỏi tay, có ngay trăm triệu Dốc đèo hun hút với bạt ngàn cây cối rừng già, bốn mùa cho hoa đã giúp ông Lưu Văn An (thôn Bản Mạch, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) thu cả trăm triệu đồng mỗi tháng nhờ nghề nuôi ong mật. PV Dân Việt gặp ông Lưu Văn An (thôn Bản Mạch, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân...