Bắc Kạn: Nông nghiệp, nông thôn thay đổi ra sao sau 13 năm thực hiện Nghị quyết 26?
Sau 13 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2001 – 2021, tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả khá toàn diện.
Ngày 19/11, đoàn công tác Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về khảo sát phục vụ tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị TƯ 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có buổi làm việc với tỉnh Bắc Kạn.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương (người đứng trong ảnh) tại buổi làm việc với tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng
Tại buổi làm việc, bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, sau 13 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, bộ mặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt là sự thay đổi trong nhận thức của các cán bộ, đảng viên, tầng lớp nông dân về vị trí, vai trò cũng như tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Kinh tế nông nghiệp, nông thôn tại Bắc Kạn sau khi thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW đã có bước phát triển khá. Cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, bước đầu hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh.
Đoàn công tác thăm mô hình trồng cây dong riềng tại thôn Đồng Tâm, xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng
Video đang HOT
Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, đời sống vật chất người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, thu nhập của người dân khu vực nông thôn tăng; mức hưởng thụ về văn hóa được nâng cao, kết cấu kinh tế – xã hội ở nông thôn phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống.
Hệ thống chính trị ở nông thôn sau khi thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW hoạt động ngày càng hiệu quả, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Theo bà Hoa, việc tái cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn đã có nhiều chuyển biến, các lĩnh vực nông trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy lợi đều có thành tựu nhất định.
Miến dong Tài Hoàn (HTX Tài Hoan, xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn), sản phẩm OCOP 5 sao của tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng
Kết quả phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, chương trình OCOP chỉ sau 3 năm thực hiện, tỉnh Bắc Kạn đã có 131 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 1 sản phẩm OCOP quốc gia (5 sao); 12 sản phẩm 4 sao; 118 sản phẩm 3 sao của 76 chủ thể trên địa bàn tỉnh.
“Các kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với kết cấu hạ tầng và đô thị hóa nông thôn; công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển y tế, giáo dục, văn hóa; đổi mới xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ; nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; đổi mới cơ chế chính sách, để huy động các nguồn lực, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần đều được quan tâm và đạt kết quả tốt”, bà Hoa cho biết thêm.
Ông Hoàng Duy Chinh, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn tại buổi làm việc với đoàn công tác Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X). Ảnh: Chiến Hoàng
Tại buổi làm việc với đoàn công tác, ông Hoàng Duy Chinh, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn khẳng định, tất cả các chủ trương, nghị quyết của tỉnh Bắc Kạn đều tập trung vào nông nghiệp, nông thôn.
“Sự thay đổi rõ rệt là nhận thức của người dân. Chúng tôi là người địa phương còn thấy sự đổi khác, nhất là nhận thức của người dân liên quan đời sống văn hóa, sản xuất”, ông Chinh nói.
Ông Chinh đề nghị nghị quyết mới không cần nhiều chính sách nhưng chính sách phải “ra tấm, ra món”, tập trung vào kết cấu hạ tầng giao thông, ổn định dân cư (sắp xếp dân cư) và giáo dục đào tạo (giáo dục phổ thông và giáo dục nghề).
Giám đốc HTX Tài Hoan (xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) giới thiệu sản phẩm của HTX với đoàn công tác. Ảnh: Chiến Hoàng
Thay mặt đoàn công tác, ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương đánh giá cao nỗ lực và kết quả đạt được sau 13 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của tỉnh Bắc Kạn.
Ông Hưng bày tỏ sự vui mừng khi nhìn thấy những thành tựu đã đạt được của tỉnh Bắc Kạn sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW.
“Tỉnh Bắc Kạn đã làm được rất nhiều việc quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã 2 lần ra nghị quyết riêng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chỉ đạo rất quyết liệt, toàn diện.
Các kiến nghị, các vấn đề đã nêu, chúng tôi trong tổ biên tập sẽ ghi chép đầy đủ, lắng nghe, tiếp thu và tổng hợp để báo cáo Trung ương trong thời gian tới”, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương khẳng định.
Cùng ngày, đoàn công tác Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã có buổi làm việc tại huyện Na Rì.
Đồng thời, tham quan các mô hình chăn nuôi, trồng trọt và HTX tại huyện Na Rì để có cái nhìn đa chiều, toàn diện hơn đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Bắc Kạn.
Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Triển khai thực hiện Quyết định số 02-QĐ/TW ngày 26/3/2021 của Ban Bí thư về việc thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chiều 4/5, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo.
Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chủ trì Hội nghị. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết, đồng chí Trần Tuấn Anh chủ trì hội nghị.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội; là vấn đề có tính chiến lược trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự nghiệp cách mạng của Đảng. Với ý nghĩa, vai trò quan trọng như vậy, Đảng luôn chủ trương phải phát triển nông nghiệp, nông thôn và không ngừng nâng cao đời sống của người nông dân. Nhiều nghị quyết, văn bản quan trọng về vấn đề này đã được Đảng ban hành như: Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Kết luận 97-KL/TW ngày 15/5/2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Kết luận 54-KL/TW ngày 7/8/2019 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và những chủ trương, chính sách về lĩnh vực an ninh lương thực, phòng chống thiên tai, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm...
Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng được Đảng nhấn mạnh và nêu rõ, trong đó có những nội dung quan trọng như: Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Văn kiện Đại hội Đảng cũng đề cập đến việc khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, nông nghiệp số, thích ứng với biến đổi khí hậu; tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản...
Việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII xem xét đưa nhiệm vụ tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW và xây dựng Nghị quyết thay thế Nghị quyết này, trình Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII vào đầu năm 2022, cho thấy sự cần thiết và ý nghĩa quan trọng của lĩnh vực này đối với sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.
Đánh giá cao các đại biểu đã tích cực làm việc, đóng góp những ý kiến sâu sắc, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đề nghị tất cả các thành viên trong Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phát huy tinh thần sáng tạo, vào cuộc quyết liệt, khẩn trương, nghiêm túc thực hiện sự phân công của Ban Chỉ đạo nhằm hoàn thành các mốc tiến độ đề ra. Đặc biệt, tổng kết đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện, sâu sắc về những việc đã làm được, những việc chưa làm được và bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Trung ương. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tìm ra những điểm mới có tính chất khơi thông, mở đường cho khai thác, phát huy được nguồn lực con người, điều kiện tự nhiên, xã hội phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh tế - xã hội của đất nước phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, đô thị hóa... Mục tiêu là phải xây dựng được một Nghị quyết mới, mở ra một thời kỳ mới trong sự nghiệp chăm lo đời sống nhân dân, đặc biệt là nông dân và phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Xây dựng kế hoạch, chiến lược thực hiện chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn Chuyển đổi số giúp nông dân, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Đó là nhận định của Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng tại Hội thảo chuyên đề "Chuyển đổi số nông nghiệp - nông thôn trong tiến trình...