Bắc Kạn: Những “thầy giáo” đặc biệt tại Thánh đường Nà Phặc
Nhiều năm nay, ngôi thánh đường nhỏ nằm ven dòng suối giữa núi rừng Nà Phặc, huyện Ngân Sơn ( tỉnh Bắc Kạn) đã trở thành ngôi nhà thứ 2 của nhiều em nhỏ người dân tộc thiểu số.
Các em đến nhà thờ không chỉ để học giáo lý, mà còn được các vị linh mục dạy học Toán, tiếng Anh, nuôi ăn ở từ A-Z…
Kí túc xá đặc biệt tại Nhà thờ Nà Phặc
Nhà thờ Nà Phặc, thuộc Giáo xứ Bắc Kạn hiện đang do Linh mục Joseph Nguyễn Văn Tĩnh quản lý. Năm 1979, khi xảy ra chiến tranh biên giới phía Bắc, nhiều người chạy về Nà Phặc để tránh đạn bom. Khi chiến tranh kết thúc, một số người trở về Cao Bằng, còn 25 gia đình ở lại và lấy luôn tên của vùng đất Nà Phặc (nghĩa là ruộng bí) để đặt tên cho giáo họ Nà Phặc.
Nhà thờ giáo họ Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: P.V
Hiện giáo họ Nà Phặc có khoảng 70 nhân danh, đa phần là người dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng. Thánh lễ ở đây được cử hành theo 2 thứ tiếng: tiếng Kinh và tiếng Mông.
Hôm chúng tôi đến thăm, ngôi thánh đường này còn đang xây dựng dở dang. Trong khuôn viên ngổn ngang gạch đá, rất đông bà con người Mông đang cùng dự Thánh lễ tại ngôi nhà tạm lợp mái lá.
Thánh lễ do cha Nguyễn Văn Thật cử hành bằng tiếng Mông, hát Thánh ca cũng bằng tiếng Mông. Bà con giữ im lặng, ngồi nghiêm trang nghe cha Thật giảng về chuyện không được tảo hôn, vì sao không nên kết hôn khi chưa đủ tuổi trưởng thành…
Video đang HOT
Bà con các dân tộc ở Nà Phặc dự Thánh lễ tại thời điểm nhà thờ đang trong quá trình hoàn thiện. Ảnh: DCCT
Trò chuyện với chúng tôi, cha Nguyễn Văn Tĩnh cho biết: “Trước đây, khu đất này chỉ có căn nhà dựng tạm bằng gỗ, mái lợp lá cọ, chật chội lắm. Chúng tôi vẫn gọi đùa là nhà điều hoà vì 4 phía gió lùa. Dù là căn nhà tạm bợ, nhưng nó vừa là nơi để giáo dân cầu nguyện, vừa là nơi để các cháu mồ côi, con nhà nghèo tá túc học tập. Mỗi năm, chúng tôi lại dành ra một phần kinh phí quyên góp được để xây thêm phòng học, phòng ở cho các cháu”.
Vòng ra phía sau ngôi nhà tạm bà con đang dự Thánh lễ, chúng tôi thấy một tốp các em khoảng 12-13 tuổi đang nấu cơm. Cạnh đó là dãy nhà cấp 4 gồm vài phòng nhỏ vừa là nơi ở của linh mục, vừa là “kí túc xá” của các em. Tôi thấy mâm cơm có cá khô rim, rau muống xào, thịt luộc, lạc rang.
Cha Giuse Nguyễn Văn Thật cho biết: “Hiện có 6 em đang học tập, sinh hoạt miễn phí tại “kí túc xá” của nhà thờ. Thời điểm đông nhất, nhà thờ có trên 20 em. Các linh mục cũng vừa là thầy giáo, sẽ thay nhau dạy các em học Toán, Lý, Hoá, tiếng Anh… Tuy nhiên, do dịch Covid-19 nên chúng tôi tổ chức ở quy mô nhỏ hơn”.
Một số em học sinh người dân tộc thiểu số đang học tập, sinh hoạt miễn phí tại Nhà thờ Nà Phặc. Ảnh: P.V
Cũng theo cha Tĩnh, nhận thấy nhu cầu được sinh hoạt tôn giáo của bà con, năm 2018, chính quyền địa phương đã cấp phép cho các cha xây dựng nhà thờ.
Cùng với sự đóng góp của nhiều cá nhân, tổ chức, đến nay nhà thờ giáo họ Nà Phặc đã được hoàn thiện khang trang, sạch sẽ. Tầng trên là Thánh đường, tầng hầm là nơi ăn ngủ của các em học sinh nghèo người Mông, Dao…
Giúp bà con hiểu biết luật pháp, gìn giữ văn hoá, ngôn ngữ
Chia sẻ với PV Dân Việt, Linh mục Nguyễn Văn Tĩnh cho biết, hiện toàn tỉnh Bắc Kạn có hơn 1.200 giáo dân, trong đó đông nhất là người dân tộc Mông. Giáo xứ Bắc Kạn có 6 họ và 6 giáo điểm, do 4 linh mục chia nhau quản lý.
Bà con rất khát khao sinh hoạt tôn giáo, nhưng do điều kiện khó khăn nên nhiều nơi chưa xây được nhà thờ. Để đến nhà thờ Nà Phặc, có người phải rời bản làng từ sáng sớm, đi xa hàng chục km, hoặc phải đi từ đêm hôm trước, dự Thánh lễ xong ăn cơm trưa rồi lại trở về nhà.
“Các linh mục ở đây thường xuyên phải di chuyển tới hơn 100km để dâng lễ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của người dân. Trong đó đường đi khó nhất là Cổ Linh, cư dân sinh sống ở vùng xa nhất tỉnh, đời sống còn nhiều khó khăn” – cha Tĩnh cho biết.
Một lớp học giáo lý tại Nà Phặc. Ảnh: P.V
Cũng theo cha Nguyễn Văn Tĩnh, mỗi lần đi truyền giáo, các cha đều kết hợp tuyên truyền cho bà con nắm bắt đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, phổ biến về luật pháp, phòng tránh tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch Covid-19…
Để làm được điều đó, các vị linh mục ở đây phải học tiếng Mông, làm quen với phong tục tập quán của đồng bào.
“Cha Nguyễn Văn Thật rất được bà con yêu quý, vì cha nói tiếng Mông làu làu. Cha còn nghiên cứu về văn hoá Mông, nghiên cứu chữ viết để dịch Kinh thánh sang tiếng Mông, dịch Thánh ca, qua đó giúp bà con duy trì và gìn giữ văn hoá, ngôn ngữ của họ” – Linh mục Nguyễn Văn Tĩnh chia sẻ với PV.
Linh mục Joseph Nguyễn Văn Tĩnh trao quà cho các em nhỏ và một số gia đình khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ảnh: P.V
Trò chuyện cùng chúng tôi, anh Giuse Dương Văn Đình ở thôn Khuổi Luông, xã Hiệp Lực (huyện Ngân Sơn) cho biết, anh được rửa tội dịp Giáng sinh năm 2014 cùng với 13 người Mông nữa.
“Mình vô cùng biết ơn các cha. Các cha không chỉ truyền dạy đạo Công giáo, mà còn giúp đỡ gia đình mình về kinh tế, tặng máy bơm nước, máy bào để làm nghề mộc. Ở đây có nhiều nhà xảy ra mâu thuẫn gia đình, vợ chồng cãi nhau, đánh nhau, chính các cha là người gỡ rối, dạy mọi người phải biết yêu thương nhau…” – anh Đình chia sẻ.
Danh thắng thác Nà Khoang
Thác Nà Khoang nằm dưới chân núi "Già Cáy" thuộc bản Nà Khoang, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn. Đây là một trong những di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh cũng là địa điểm khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh Bắc Kạn.
Vẻ đẹp của thác Nà Khoang
Nằm cách thành phố Bắc Kạn khoảng 45km về phía Bắc, du khách có thể đến thác Nà Khoang bằng các phương tiện ô tô, xe máy, xe đạp... Thác Nà Khoang có độ dốc tương đối lớn nên tạo thành nhiều thác nước to, nhỏ khác nhau theo kiểu bậc thang tạo nên một phong cảnh sơn thủy hữu tình và đặc sắc, nằm ngay cạnh đường quốc lộ 3 nên rất thuận tiện cho du khách đến tham quan.
Từ trên đường du khách có thể thấy dòng nước trắng xóa, len lỏi qua triền đá, nổi bật giữa màu xanh của cây cối đấy là dòng suối Nà Đeng đoạn chảy hợp lưu với suối Bản Mạch. Khu vực thác Nà Khoang thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình khoảng 20 độ C. Xung quanh khu vực thác chủ yếu là rừng tái sinh, độ che phủ khoảng 85%.
Đến Nà Khoang du khách được chiêm ngưỡng dòng thác với độ cao 5m, chiều dài trung bình khoảng 600m, chiều rộng khoảng 15m. Danh thắng thác Nà Khoang có hệ thống suối lớn nhỏ, dòng nước suối Nà Đeng khi đến khu vực đỉnh thác gặp các triền đá từ hai bên xô lại tạo thành hình lòng máng, khiến cho dòng chảy uốn lượn như con kênh nhỏ. Không cảnh này dễ gợi cho du khách sự hòa điệu của thiên nhiên, với cây xanh hai bên bờ suối, màu trắng của dòng nước, màu xám của đá, tất cả như một bức họa tổng thể. Chính sự uốn lượn của dòng chảy trên triền đá tạo cho bức tranh tưởng không hòa điệu ấy trở lên mềm mại, thanh thoát. Sự rắn rỏi của đá núi, sự mềm dẻo của dòng nước trong xanh làm dịu đi sự lạnh lẽo, thô cứng. Để rồi tất cả như bung mình ra khi dòng nước tuôn trắng xóa từ đỉnh thác thiên nhiên này. Vực nước trong xanh, sâu thẳm của Nà Khoang là địa điểm lý tưởng cho du khách đến thưởng thức cảm giác trong lành của suối nguồn, là nơi để thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhọc.
Từ Nà Khoang, du khách có thể đi theo hai con đường để đi đến các thác ở phía thượng nguồn. Đối với những du khách muốn phiêu lưu, mạo hiểm, thử cảm giác mạnh thì đi theo đường ngược dòng suối để đi lên các thác phía thượng nguồn. Còn đối với những du khách không muốn mạo hiểm thì có thể đi theo còn được mòn do Công ty TNHH Bắc Hải Hà mở dọc bên suối Nà Đeng để đến khám phá các thác ở phía thượng nguồn. Trên đường đi du khách có thể thong dong, nhàn tản tận hưởng sự trong lành của khí hậu, môi trường sinh thái. Do sự bảo vệ và phục hồi tốt của rừng hai bên suối, mà trên con đường để du khách khám phá hệ thống thác Nà Khoang là những rừng trúc có xen lẫn với cây thân gỗ tạp. Mỗi điểm thác đều được công ty mở lối xuống từ đường mòn, để du khách có thể đi lại thuận tiện.
Nà Khoang đã trở thành một khu du lịch sinh thái hấp dẫn và được UBND tỉnh ra Quyết định số 2382/QĐ-UB ngày 8/11/2010 công nhận và xếp hạng di tích thác Nà Khoang là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây một dòng thác thơ mộng, hiền hòa với phong cảnh hữu tình, khí hậu trong lành, mát mẻ hấp dẫn cho du khách đến với thác Nà Khoang để chiêm ngưỡng, nghỉ ngơi.
Giám đốc trung tâm dạy nghề bị khởi tố vì tham ô hơn 61 triệu Nhờ giáo viên đứng lớp thay để đủ điều kiện hưởng phụ cấp ưu đãi nghề, ông Mạnh bị khởi tố về tội tham ô tài sản. Công an tỉnh Bắc Kạn đã tống đạt quyết định khởi tố bị can Cao Sinh Mạnh (59 tuổi, ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) về tội Tham ô tài sản. Theo công an, ông...