Bắc Kạn: Nhiều lợi thế để phát triển thành khu du lịch cấp quốc gia
Với lợi thế sở hữu Khu di tích danh thắng cấp quốc gia đặc biệt hồ Ba Bể nằm trong Vườn quốc gia Ba Bể, có 1 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là Then Tày và 16 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cùng nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tày, Mông, Nùng, Dao…
Bắc Kạn có rất nhiều lợi thế để phát triển thành khu du lịch cấp quốc gia. Những tiềm năng đặc trưng này là lợi thế để Bắc Kạn hình thành nhiều sản phẩm du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với thể thao, ẩm thực.
Đường từ Hà Nội đi Bắc Kạn khá đẹp và thuận lợi.
Tiềm năng nghỉ dưỡng
Cách Hà Nội khoảng 230km, Bắc Kạn những năm gần đây thu hút nhiều du khách, đặc biệt là khách nước ngoài. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Phạm Duy Hưng cho biết, năm 2019, du lịch Bắc Kạn thu hút hơn 500.000 lượt khách. Năm nay, vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, số lượng khách mới đạt được 25%. Tuy nhiên, du lịch Bắc Kạn cũng có tín hiệu vui khi các tháng 9 và 10, những đoàn khách lẻ trong nước đã đến đông hơn.
Hiện nay, sản phẩm du lịch chính được khai thác tại tỉnh Bắc Kạn chủ yếu vẫn tập trung ở khu vực Vườn quốc gia Ba Bể, mà trọng tâm là hồ Ba Bể với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Phần lớn gói tour của các đơn vị lữ hành đều hướng du khách thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên hữu tình cùng hệ sinh thái động thực vật phong phú.
Những vách đá đẹp tại hồ tạo nên cảnh sắc kỳ vĩ.
Từ bến Buốc Lốm, xuôi thuyền theo dòng sông Năng, rồi xuyên qua động Puông, du khách sẽ được ngắm khung cảnh thiên nhiên thơ mộng với núi non kì vĩ và tươi đẹp. Hồ Ba Bể có diện tích khoảng 500ha, trải dài hơn 8km, chỗ rộng nhất khoảng 2km.
Theo người dân địa phương, để khám phá trọn vẹn kỳ quan ở hồ, du khách phải mất 5 ngày trải nghiệm. Bởi thế, đối với những tour khám phá ngắn ngày, du khách sẽ được dừng chân thăm một số điểm như: Đền An Mã, đảo Bà Góa, Ao Tiên…
Nắm bắt xu hướng nghỉ dưỡng của du khách, ven hồ Ba Bể, nhiều cơ sở lưu trú theo hình thức homestay được hình thành. Nhiều chủ homestay còn tổ chức trọn gói các dịch vụ: Đưa đón bằng thuyền, tổ chức nấu nướng, đốt lửa trại… Nếu là người ưa vận động, du khách có thể thong dong tản bộ, đạp xe thăm thú thiên nhiên, ngắm những đồng lúa nếp cao đến ngang ngực được trồng xen kẽ trong khu nhà dân ven hồ.
Video đang HOT
Điểm “check-in” thu hút nhiều du khách tại khu vực đền An Mã.
Người thích mạo hiểm hơn có thể chọn trải nghiệm trekking (loại hình du lịch dã ngoại, leo núi). Tour trekking tại Vườn quốc gia Ba Bể thường kéo dài 1 ngày, có người bản địa đưa đi với độ dài quãng đường từ 15 đến 18km. Du khách sẽ được khám phá cuộc sống của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Mông… tại những bản làng xa trên núi.
Giám đốc Công ty du lịch MrLinh’s Adventures Nguyễn Tuấn Linh (một trong những đơn vị tiên phong phát triển du lịch Ba Bể) cho biết, để khám phá những điều thú vị tại Ba Bể, du khách cần dành nhiều ngày, thong thả trải nghiệm thì mới cảm nhận được sự đặc biệt, phong phú ở đây. Hiện nay, khi công ty quay sang khai thác khách nội địa, nhiều sản phẩm du lịch trước kia chủ yếu dành cho khách “Tây” như trekking, leo núi đã được quảng bá, giới thiệu rộng hơn để khách nội địa trải nghiệm.
Phát triển du lịch cần gắn với bảo tồn
Rất nhiều homestay được làm kiểu nhà sàn nhưng bên trong khá tiện nghi tại hồ Ba Bể giúp du khách có nhiều trải nghiệm thú vị.
Vài năm trở lại đây, phát triển du lịch tại khu vực Vườn quốc gia Ba Bể được đẩy mạnh hơn, khiến nơi đây có nhiều đổi khác. Bên cạnh những tín hiệu tích cực như đường sá được mở rộng và đẹp hơn, nhiều cơ sở lưu trú tiện nghi có thể đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách thì Ba Bể cũng xuất hiện những mối lo mới khi môi trường, cảnh quan không còn giữ được vẻ sạch đẹp, mộc mạc như trước. Hình ảnh những chiếc thuyền độc mộc đã được thay thế bằng thuyền máy. Xen kẽ những ngôi nhà sàn bằng gỗ là nhà cao tầng đổ bê tông kiên cố trong khu vực của Vườn quốc gia Ba Bể…
Trước vấn đề này, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng, với những tiềm năng đặc trưng, du lịch Ba Bể có thể phát triển thành khu du lịch quốc gia. Để làm được điều này, địa phương cần có quy hoạch tổng thể, gắn phát triển du lịch với bảo tồn di sản, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường, xây dựng văn hóa ứng xử văn minh với du khách.
Nói về chiến lược phát triển du lịch Ba Bể trong tương lai, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn Hà Văn Trường cho biết, UBND tỉnh Bắc Kạn đã có kế hoạch xây dựng, phát triển du lịch Ba Bể thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Thời gian tới đây, địa phương sẽ tập trung nhiều hơn nữa vào việc phát huy đặc sản địa phương trong phát triển du lịch như ẩm thực dân tộc, trình diễn hát Then…
Du khách ưa vận động, có thể đạp xe, trekking, leo núi khám phá Vườn quốc gia Ba Bể.
So với các tỉnh Đông Bắc, du lịch Bắc Kạn xuất phát chậm hơn nhưng theo nhận định của ông Vũ Thế Bình, Bắc Kạn có thể sẽ tạo “cú hích” cho du lịch vùng Đông Bắc nếu như khai thác tài nguyên thiên nhiên, di sản đúng cách và đúng hướng. Vừa qua, UBND tỉnh Bắc Kạn đã thành lập Hiệp hội Du lịch – đây được xem là bước đi cần thiết trong việc phát triển du lịch Bắc Kạn chuyên nghiệp, bài bản hơn.
Tới đây, Bắc Kạn sẽ đẩy mạnh sản phẩm du lịch thể thao để thu hút du khách, trước mắt là giải chạy núi “Ba Be jungle marathon”, dự kiến tổ chức vào tháng 4-2021. Đây là sự kiện thể thao lớn đầu tiên được tổ chức tại Ba Bể với mục đích quảng bá, thu hút du lịch, từ đó sẽ là cơ sở để Bắc Kạn xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, đa dạng hơn.
Nghề muối Ba khía ở Cà Mau: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Nghề muối ba khía phản ánh một phần công cuộc chinh phục thiên nhiên, tạo dựng cuộc sống của nhiều thế hệ nối tiếp nhau ở vùng đất Nam Bộ.
Ba khía sống dưới tán rừng ngập mặn. (Nguồn: camau.gov.vn)
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau vừa tổ chức Lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống "Nghề muối ba khía" cho huyện Ngọc Hiển.
Ba khía muối là một đặc sản nổi tiếng của người Cà Mau ở vùng ven biển có nước mặn. Đặc biệt, con Ba khía Rạch Gốc được xem là ngon nhất khu vực. Nghề truyền thống muối Ba khía được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào cuối năm 2019.
Nghề muối ba khía phản ánh một phần công cuộc chinh phục thiên nhiên, tạo dựng cuộc sống của nhiều thế hệ nối tiếp nhau ở vùng đất Nam Bộ. Đây còn là tri thức dân gian trong ẩm thực, từ cách làm sạch nguyên liệu, công thức muối cho đến kinh nghiệm chế biến món ăn...
Nghề muối ba khía của người dân huyện Ngọc Hiển được hình thành từ rất lâu, với trữ lượng ba khía dồi dào bởi sự ưu đãi của thiên nhiên dành tặng cho người dân xứ biển. Chính vì sự sinh sôi, phát triển dồi dào của ba khía tươi, người dân tại huyện Ngọc Hiển đã sáng tạo ra nghề muối ba khía để bảo quản được lâu và tạo thêm thu nhập cho gia đình. Nghề muối ba khía được ra đời từ đó.
Ba khía là loài thuộc họ nhà cua, có mặt ở những nơi có rừng ngập mặn hầu hết các tỉnh ven biển Nam Bộ. Tuy nhiên, chất lượng thay đổi theo từng vùng, người dân cho rằng là do thức ăn khác nhau.
Ba khía vùng rừng mắm thì thức ăn chính là lá cây mắm, khi muối xong có màu đen, gạch cũng đen nên ăn không ngon. Ba khía vùng rừng đước Năm Căn ăn lá đước, lớn con, gạch màu vàng, khi muối có màu đỏ nên người ăn ưa chuộng hơn.
Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là ba khía Rạch Gốc ( huyện Ngọc Hiển, Cà Mau), vì ba khía ở đây tuy nhỏ con hơn nhưng nhờ ăn trái mắm đen rụng xuống nên thịt chắc và ngon hơn các nơi khác. Cây mắm đen thì chỉ có ở Rạch Gốc.
Theo người dân, con ba khía thích đào hang ở những khu rừng rậm rạp, gần mé sông hoặc bãi biển. Đặc biệt là mùa mưa, những đêm tối trời, con ba khía sống bu đen dưới những gốc đước, gốc dừa nước nên người ta có thể tha hồ bắt về muối thành mắm để ăn dần.
Du khách có thể trải nghiệm theo chân các nông dân đi bắt cua, ba khía vào ban đêm. (Ảnh: Thế Anh/TTXVN)
Ba khía sinh sản rất nhanh, vào tháng 10 âm lịch hằng năm, chúng tập trung sinh sôi có khi đến hàng triệu con ở một góc rừng. Người dân miệt rừng gọi hiện tượng này là ba khía hội.
Ba khía muối có mùi vị rất đặc trưng, nức tiếng khắp mọi miền và trở thành đặc sản không thể không nhắc đến của Cà Mau.
Trước nhu cầu của thị trường, các hộ dân ở đây đã mở rộng quy mô sản xuất nghề muối Ba khía nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và đưa món ăn dân dã này đến với nhiều người hơn.
Bà Nguyễn Thị Lẹ, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển - người có kinh nghiệm muối Ba khía hàng chục năm cho biết, có hai cách muối Ba khía.
Cách thứ nhất là rửa sạch Ba khía, đem phơi khô, pha nước với muối và nước mắm đủ độ rồi cho trực tiếp con Ba khía vào muối luôn.
Cách thứ hai, dùng hỗn hợp nước muối và nước mắm ngâm cho Ba khía chết, sau 5-7 giờ, nấu nước muối đó lại cho sôi đúng độ, để nguội, rồi pha chế với đường, bột ngọt, tỏi để muối Ba khía.
Với chất lượng ba khía vùng Ngọc Hiển hiện nay không những tiêu thụ thị trường trong tỉnh mà còn xuất khẩu.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau có kế hoạch bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Để thực hiện đúng theo kế hoạch, tỉnh dự chi kinh phí khoảng 3,7 tỷ đồng, trong đó, ngân sách cấp tỉnh là 2,5 tỷ đồng, cấp huyện 550 triệu đồng và xã hội hóa 550 triệu đồng.
Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Cà Mau cho biết, tỉnh hiện có khoảng 400 hộ dân với trên 1.200 lao động trực tiếp tham gia sản xuất Ba khía muối, tập trung ở các huyện ven biển, nhiều nhất là huyện Năm Căn và Ngọc Hiển.
Theo quy hoạch, trong những năm sắp tới, Cà Mau sẽ có 1.000 hộ làm nghề Ba khía muối, thu hút hàng vạn lao động tại chỗ, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 10 tấn sản phẩm. Đồng thời, để nghề này phát triển bền vững, chính quyền địa phương đã chỉ đạo tiến hành thành lập các Tổ hợp tác sản xuất, tiến tới thành lập Hợp tác xã sản xuất Ba khía.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau cũng sẽ phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Ngọc Hiển tiếp tục phát huy nghề này, hình thành làng nghề truyền thống của địa phương, kết hợp với việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm phục vụ khách tham quan du lịch./.
Du khách không sử dụng áo phao khi tham quan hồ Ba Bể Vào những ngày nghỉ cuối tuần hay dịp nghỉ lễ, tết, khu du lịch hồ Ba Bể (Bắc Kạn) luôn là địa điểm thu hút rất đông khách du lịch. Với diện tích mặt hồ rộng hơn 500ha, độ sâu trung bình hàng chục mét nên phương tiện phục vụ khách thăm quan chủ yếu là các xuồng máy. Các xuồng máy đều...