Bắc Kạn: Dân mất ăn mất ngủ tìm cách diệt sâu lạ “ăn” hết 300ha ngô
Nông dân huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) hiện đang rất lo lắng khi gần 300ha ngô mùa bị “sâu lạ” gậy hại, trong khi thuốc diệt trừ không mấy hiệu quả.
“Sâu lạ” thực chất là sâu keo, xuất hiện, lan rộng gây hại rải rác trên diện tích hơn 287ha ngô mùa của bà con nông dân. Theo phản ánh của người dân, loại sâu hại trên cây ngô này đã có từ tháng 4. Tuy nhiên tại thời điểm đó, loài “sâu lạ” chưa phát triển rầm rộ và gây hại nặng như hiện nay.
Anh Nông Ngọc Mạnh bất lực trước sự tàn phá của giống sâu keo tại ruộng ngô của gia đình.
Thông tin với PV, anh Nông Ngọc Mạnh (thôn Bàn Duồm, xã Thượng Ân, huyện Ngân Sơn) cho biết, gia đình anh có trồng 5000m2 ngô, đang phát triển tốt chỉ sau vài hôm đã thấy đặc tràn sâu keo phá hoại. Hiện gia đình cũng đã dùng thuốc diệt trừ tuy nhiện mức độ gây hại của sâu vẫn còn rất cao.
Anh Mạnh cho biết thêm, hầu như các hộ trồng ngô trong thôn đều bị, hộ ông Nông Văn Tiệu bị hơn 3000m2, hộ ông Nông Ngọc Hùng bị kín 1500m2. “Bà con địa phương hiện đang hết sức lo lắng vì thuốc diệt trừ không hiệu quả,” anh Mạnh nói.
Video đang HOT
Sâu keo có sức ăn rất khỏe, đã xuất hiện ở đâu gần như tàn phá sạch nơi đó.
Loại sâu này có sức ăn rất khỏe, mức độ gây hại khó lường. Theo nhận định của cơ quan chuyên môn huyện Ngân Sơn, màu sắc cơ thể sâu keo thay đổi theo tuổi và điều kiện ngoại cảnh, có thể hơi xanh, nâu, xám hoặc pha trộn xám và đen; chúng thường phản ứng giả chết và cuộn tròn khi đụng vào.
Ngọn ngô thường bị loài sâu này cắn đứt trước khi chúng ăn khuyết các lá tiếp theo.
Sâu keo là loại sâu thường phá từ trong thân ra ngoài, phần ngọn cây ngô đa phần bị cắn đứt trước, sau chúng mới ăn khuyết dần các lá. Được biết, dù đã thực hiện nhiều biện pháp và chủ động phòng trừ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, tuy nhiên một số loại thuốc bảo vệ thực vật chưa thực sự có hiệu quả với loại sâu này.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phạm Kim Hiểu, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Ngân Sơn cho biết, hầu như tất cả các xã trong huyện đều đã bị sâu keo gây hại. Từ tháng 4 đã xuất hiện loại sâu này, lúc đầu mật độ ít, song do thời tiết bất lợi, sâu sinh trưởng và phát triển mạnh. Mật độ trung bình hiện khoảng 4 con/1m2, chỗ nhiều khoảng 15-20 con/m2, cá biệt có nơi mật độ lên đến 30 con/m2.
“Loại sâu này không có thuốc phòng và cũng không có thuốc trị, chúng tôi chỉ có thể khuyến cáo bà con tăng cường kiểm tra, chỗ nào xuất hiện bướm thì phun phòng. Còn với những sâu già, đã vào kén là hết, quan trọng phải phòng từ bướm”, ông Hiểu khẳng định.
Theo Danviet
Bắc Kạn lại bùng phát dịch tả lợn châu Phi sau công bố hết dịch
Sau chưa đầy một tháng tuyên bố chấm dứt dịch tả lợn châu Phi, Bắc Kạn liên tiếp phát hiện nhiều ổ dịch tả lợn châu Phi, đánh dấu sự bùng phát trở lại với nhiều diễn biến phức tạp của dịch bệnh này.
Trước đó, ngày 8.5, hai hộ dân có lợn ốm nghi nhiễm dịch tả lợn châu Phi là hộ bà Nông Thị Lệ và hộ bà Hoàng Thị Thùy trú tại thôn Cốc Pái, xã Tân Tiến (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) đã thông báo với chính quyền địa phương. Ngay khi nhận được thông tin, chính quyền xã Tân Tiến đã thông tin đến cơ quan chuyên môn. Kết quả phân tích cho thấy dương tính với virus tả lợn Châu Phi.
11 con lợn của hộ bà Nông Thị Lệ, 4 con lợn của hộ bà Hoàng Thị Thùy (thôn Cốc Pái, xã Tân Tiến, huyện Bạch Thông) được tiêu hủy ngay khi lấy mẫu bệnh phẩm.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Vũ Hải Đăng, Chủ tịch UBND xã Tân Tiến cho biết: "Chúng tôi đã báo cho Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện ngay khi có thông tin để xuống phối hợp lấy mẫu bệnh phẩm. Đồng thời chỉ đạo lập chốt chặn tại hai điểm, một chốt giáp ranh với xã Tú Trĩ, một chốt giáp với Quốc lộ 3...".
"Ngành chức năng phối hợp tiến hành rắc vôi phun khử trùng, tiêu độc. Ngay khi có kết quả phân tích mẫu bệnh, tối 9.5, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh đã họp khẩn, triển khai các biện pháp phòng ngừa, tiêu độc cũng như tuyên truyền đến người dân trong xã", ông Đăng nói.
Đến sáng nay (11.5), xã Tân Tiến tiếp tục nhận được tin báo, gia đình ông Hoàng Văn Dùng (thôn Cốc Pái, xã Tân Tiến) có một con lợn bỏ ăn, nghi nhiễm dịch tả lợn châu Phi.
Ngoài ra, cũng trong sáng nay, tại xã Quân Bình (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn), đàn lợn nhà ông Hà Văn Mạn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quân Bình có 2 con lợn chết. Được biết, trước đó ít ngày, hộ ông Hà Văn Mạn đã bán hai xe lợn cho thương lái.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Đàm Mạnh Cường, Chủ tịch UBND xã Quân Bình cho biết, chúng tôi đã nhận được thông tin từ hôm qua (ngày 10.5) và lấy mẫu bệnh phẩm, tuy nhiên hiện chưa có kết quả phân tích. Chính quyền đã cảnh báo nguy cơ bệnh dịch đến các thôn trong xã.
Lợn nghi nhiễm virus tả lợn châu phi tại hộ ông Hà Văn Mạn đã có hai con chết vào sáng nay (ngày 11.5)
Ông Hoàng Văn Kiệm, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Bạch Thông thông tin, sáng nay chúng tôi đã chốt và yêu cầu gia đình ông Mạn không được bán hoặc mổ thịt. Tại thời điểm chốt, đàn lợn nhà ông này có 100 con.
Tuy nhiên, theo nhiều người dân trong xã, một con lợn của nhà ông Mạn đã được đem mổ và bán tại Nà Cáy (xã Quân Bình) trong sáng nay với giá 50.000đ/kg. Về thông tin này, Chủ tịch UBND xã Quân Bình lại khẳng định không có việc nhà ông Mạn mổ bán lợn.
Trước đó ít ngày, tại huyện Na Rì của tỉnh Bắc Kạn cũng đã xuất xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu phi tại xã Cư Lễ và xã Lương Hạ. Việc xuất hiện dịch bệnh tại đây có thể do người dân tại phương mua lợn giống từ vùng có dịch.
Theo Danviet
Tin mới: Có thêm tỉnh Bắc Kạn xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi Ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại Bắc Kạn đã xuất hiện trên đàn lợn của hộ gia đình ông Hoàng Hoàng Văn Đức (thôn Thôm Tà, xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn). Chiều ngày 12.3, kết quả xét nghiệm trên đàn lợn của gia đình Hoàng Văn Đức (thôn Thôm Tà, xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn)...