Bắc Kạn: Bí xanh thơm chất đầy nhà, ế đọng hàng trăm tấn
Vụ bí xanh năm 2018, huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) trồng được 60ha, tăng gấp đôi năm 2017. Do diện tích tăng, sản lượng tăng cao dẫn tới việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.
Bí xanh Ba Bể có 02 loại, loại vỏ xanh giá rẻ hơn loại vỏ phấn trắng vài nghìn đồng/kg. Thời điểm này năm ngoái, bí xanh Ba Bể đã được tiêu thụ hết nhưng năm nay, toàn huyện còn tồn đọng hàng trăm tấn quả. Câu chuyện được mùa, mất giá tiếp tục là nỗi lo của rất nhiều hộ dân trồng bí xanh thơm ở địa phương này.
Gia đình chị Hoàng Thị Lành, ở thôn Nà Lình, xã Địa Linh năm nay trồng 4.000m2 bí xanh, năng suất đạt 40 tấn/ha, gia đình chị lành thu về hơn 16 tấn quả. Là một trong những hộ có khả năng tiêu thụ bí xanh tốt nhất ở Địa Linh vì đã có nhiều mối thu mua từ những năm trước, thế nhưng đến thời điểm này nhà chị Lành vẫn còn tồn đọng hơn 3 tấn quả.
Gia đình chị Hoàng Thị Lành, ở thôn Nà Lìn, xã Địa Linh còn hơn 3 tấn bí chưa tiêu thụ được.
Nếu như mọi năm, giá bán buôn lên đến 10.000 đồng/kg và được bán hết từ trước rằm tháng 7, nhưng hiện nay dù hạ giá xuống 5.000 đồng/kg bí xanh thơm phấn trắng và 3.000 đồng/kg bí vỏ xanh nhưng vẫn không có người đến mua. Lo lắng của chị Lành cũng là nỗi trăn trở của hàng trăm hộ dân trồng bí xanh ở Ba Bể. Vì hiện nay ở Địa Linh hầu như nhà nào cũng còn tồn đọng bí xanh trong nhà.
Video đang HOT
Đồng chí Liêu Nông Kinh- Chủ tịch UBND xã Địa Linh cho biết: Nguyên nhân giá bí xanh thấp là do diện tích trồng tăng cao so với năm trước, trong khi đó bà con chỉ trông vào tư thương đến mua mà chưa có hợp đồng bao tiêu nào cụ thể cả. Do vậy, năm tới chúng tôi sẽ khuyến cáo người dân giảm diện tích trồng bí để chuyển sang chuyển đổi sang trồng cây mướp đắng. Đây là loại cây xã đã trồng thử nghiệm rồi, hiệu quả rất tốt, thấp nhất cũng được 20.000 đồng/kg.
Còn theo đồng chí Nguyễn Thị Nga – Trưởng phòng NN & PTNT huyện Ba Bể thì nguyên nhân giá bí xanh thấp, khó tiêu thụ do tăng diện tích chỉ là một phần, mà cốt lõi là do các hộ dân đã bán cây giống cho các tỉnh ngoài như Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang. Mọi năm họ đến mua nhưng thì năm nay họ đã trồng được bí, dẫn tới bí xanh Ba Bể khó tiêu thụ.
Chưa có thống kê đầy đủ hiện toàn huyện Ba Bể còn tồn đọng bao nhiêu tấn bí xanh thơm, nhưng chỉ tính riêng xã Địa Linh vẫn còn hơn 300 tấn bí chưa tiêu thụ được. Thực tế cho thấy, nếu bí xanh chỉ cần bán được với giá 4.000 đồng/kg là người dân đã có thu nhập cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. Thế nhưng, do những hạn chế trong khâu tiêu thụ, cùng với việc thiếu kiểm soát về diện tích trồng, nên việc tiêu thụ hết bí xanh còn tồn đọng là việc không dễ.
Có thể nói, bí xanh là cây trồng thoát nghèo ở Ba Bể, góp phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Nhưng để phát triển ổn định, tránh tình trạng được mùa mất giá, chính quyền các cấp cần có sự định hướng kịp thời, sâu sát trong phát triển diện tích, chủ động xây dựng mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ đối với nông sản đặc sản này.
Theo Phan Quý (Báo Bắc Kạn)
Bỏ ngô trồng bạt ngàn bí xanh, 9X trả hết nợ mà còn dư dả tiền
Chị Hà Thị Vân, dân tộc Thái, sinh năm 1991 ở bản Ta Láng (xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) trồng 800 gốc bí xanh trên 2.000m2 diện tích nương rẫy. Nhờ trồng bí xanh mà chị Vân đã trả hết nợ mua phân, giống trồng ngô ngày trước và lãi mỗi năm 80 triệu đồng.
Chia sẻ Dân Việt, chị Vân cho biết: "Nhiều năm trước, gia đình tôi chủ yếu trồng ngô và rau cải bắp nhưng do giá ngô, rau liên tục mất giá khiến tôi phải bù lỗ, còn nợ tiền phân và cây giống ở các đại lý. Cuộc sống của gia đình gặp rất nhiều khó khăn, chồng tôi phải đi làm cửu vạn, bốc vác ở khắp nơi để kiếm tiền...".
Chị Vân nhận thấy cây bí xanh đem lại nguồn thu nhập lớn, lại ít chi phí chăm sóc. Chị đi vay tiền anh em họ hàng mua dây thép về làm giàn bí trên 2.000 m2 diện tích nương. Tôi mua thêm đường ống dẫn nước từ khe suối gần nương về tưới tiêu cho giàn bí. Khoảng một thời gian ngắn, vườn bí của gia đình tôi đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên".
Một năm chị Vân trồng được 2 vụ bí xanh, mỗi vụ lãi 40 triệu đồng.
Để giàn bí phát triển tươi tốt, chị Vân thường xuyên lên nương tưới nước đều đặn cho vườn vì bí xanh là cây trồng rất cần nước để phát triển. Chị tận dụng nguồn phân từ chuồng nuôi lợn ở nhà để bón cho vườn bí. Vì vậy, vườn bí của gia đình chị luôn được nhiều thương lái ưa chuộng và bán được với giá cao.
Nhờ trồng bí xanh, đến nay đời sống của gia đình chị Vân đã khá giả hơn.
Cách chăm sóc bí xanh rất đơn giản không cần cầu kỳ như cây ngô, cây sắn. Đến thời điểm dây bí leo lên giàn, chị Vân tiến hành đôn dây bí bằng cách khoanh dây bí quanh gốc, cắt tỉa bớt lá chân, lấp gốc bằng lượng phân chuồng, cách làm này giúp cho rễ bí phát triển, dây bí cho trái bền và chắc. Lúc dây leo lên giàn, chị Vân điều chỉnh dây phân bố cho đồng đều, chị lược bỏ những nhánh nhỏ, nhánh sâu bệnh cho giàn được thông thoáng, góp phần tăng đậu quả và đạt chất lượng tốt nhất.
Nhờ cách chăm sóc tốt, vườn bí xanh của gia đình chị Vân luôn sinh trưởng tốt.
Cứ đến vụ thu hoạch bí, các tiểu thương đến tận vườn bí xanh chị Vân thu mua, bởi vậy mà chị không lo ế hàng.
Chị Vân chia sẻ: "Tôi trồng bí cho thu lời cao hơn và ít chi phí chăm sóc so với trồng ngô trước đây. Mỗi một năm tôi trồng được 2 vụ; vụ đầu tiên trồng từ tháng 2 đến tháng 8. Vụ thứ 2 trồng từ tháng 8 đến cuối tháng 12, mỗi vụ cho thu nhập 40 triệu đồng.Từ khi chuyển sang trồng bí xanh, tôi đã trả được hết nợ và có chút vốn liếng dành tiết kiệm. Trung bình 1 năm tôi thu lãi từ bí xanh khoảng 80 triệu đồng. Tôi dự định năm tới sẽ cải tạo đất nương rẫy trồng thêm bí xanh để nâng cao nguồn thu nhập hơn nữa cho gia đình"
Theo Danviet
Lạng Sơn: Rơi nước mắt bán 1 tạ bí đao không mua nổi 2kg thịt lợn Hàng chục hộ nông dân trồng bí đao ở xã Khánh Khê, huyện Văn Quan, Lạng Sơn đang rơi vào cảnh khốn đốn vì giá bí đao rẻ như cho. Khánh Khê là một xã thuần nông nằm cách xa thành phố Lạng Sơn, nhiều nơi điều kiện giao thông khá khó khăn. Ở một số địa phương khác cũng có các hộ...