Bác Hồ với ngày Quốc tế lao động 1/5
Trong sự nghiệp hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng giai cấp công nhân như là động lực mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tiến bộ.
Nhân dịp kỷ niệm 128 năm Ngày Quốc tế Lao động 1/5 (1/5/1886 – 1/5/2014), chúng ta hãy cùng nhìn lại dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời qua các sự kiện diễn ra vào ngày 1/5.
Ngày 1/5/1920, báo cáo của mật thám ghi nhận Nguyễn Ái Quốc tham dự mít tinh kỷ niệm Ngày Lao động quốc tế cùng Nhóm đảng viên Xã hội Pháp và tham luận trên diễn đàn đòi ngưng gửi người sang thuộc địa.
Ngày 1/5/1924, theo lời mời của Thành uỷ Moscow và Ban Thư ký của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc tham gia và phát biểu trong cuộc mít-tinh kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5 tại Hồng trường. Cũng nhân dịp này, Người ký tên vào lời kêu gọi của Quốc tế nông dân gửi nông dân toàn thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh và củng cố tình đoàn kết chiến đấu với giai cấp công nhân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại cuộc mít tinh chào mừng Ngày Quốc tế Lao động 1/5/1965
Ngày 1/5/1925, cùng với những nhà cách mạng Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc tham gia tổ chức Đại hội lần thứ Nhất của nông dân tỉnh Quảng Đông tiến tới thành lập Hội Nông dân
Tiếp sau đó, trong quyển “Đường kách mệnh” xuất bản năm 1927, khi trình bày về Quốc tế thứ hai, Bác Hồ đã nhấn mạnh nghị quyết Đại hội I về ý nghĩa của Ngày Quốc tế lao động 1/5. Cùng nghị quyết này, Bác Hồ nhắc nhở nhân dân ta phải tiến hành kỷ niệm ngày lễ lớn này.
Ngày 1/5/1929, Đại hội toàn quốc của Việt Nam Thanh niên Cách mệnh đồng chí Hội họp ở Hương Cảng được tiến hành. Cũng ngày này, nhiều nơi trong nước, công nhân bãi công, rải truyền đơn, treo cờ đỏ để kỷ niệm Ngày Quốc tế lao động.
Trên cơ sở làn sóng đấu tranh sôi sục ấy, Đảng chủ trương lấy việc kỷ niệm ngày 1/5 phát động một cao trào cách mạng rộng lớn. Đây là lần đầu tiên, kỷ niệm Ngày Quốc tế lao động được tổ chức công khai, rầm rộ, có quy mô lớn, gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng đang diễn ra là bước ngoặt của cao trào 1930-1931.
Video đang HOT
Sau cao trào cách mạng 1930-1931, việc kỷ niệm Ngày Quốc tế lao động, tuy không tiến hành rầm rộ ở bên ngoài, song vẫn được tổ chức đều đặn trong các lao tù của đế quốc. Các chiến sĩ cộng sản bị bắt giam kỷ niệm ngày 1/5 trong nhà tù để giữ vững tinh thần đấu tranh, chuẩn bị bước vào cuộc đấu tranh mới tất thắng, song vô cùng khó khăn, gian khổ.
Ngày 1/5/1952, Bác Hồ cùng các đại biểu dự Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc
Ngày 1/5/1943, trên Báo Việt Nam Độc lập xuất bản tại Cao Bằng, đăng bài “Kỷ niệm Trần Hưng Đạo” của Bác với lời kết: “Chuyện Trần Hưng Đạo để lại cho ta một bài học: Muốn đánh quân xâm lấn nước ta cần 2 điều: Một là toàn dân đoàn kết, hai là khéo dùng lối du kích”.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ngày 1/5 trở thành ngày hội lớn của nhân dân lao động, là một dịp biểu dương lực lượng mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22c NV/CC ngày 18/2/1946 về những ngày nghỉ Tết, kỷ niệm lịch sử và lễ tôn giáo, trong đó công bố: Ngày 1/5 là một trong những ngày Lễ chính thức và công nhân, lao động cả nước được nghỉ một ngày có hưởng lương. Kể từ đây, ngày 1/5 được coi là một trong những ngày lễ chính thức hàng năm của Nhà nước ta.
Ngày 1/5/1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, ngày Quốc tế lao động 1/5 được tổ chức kỷ niệm mít tinh trọng thể tại Hà Nội, với sự tham dự của 20 vạn nhân dân lao động. Nhân dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời kêu gọi: “Cùng đồng bào toàn quốc! Cùng anh chị em lao động! Ngày 1 tháng 5 là một ngày Tết chung cho tất cả các nước trên thế giới. Đó là một ý nghĩa đoàn kết rất sâu xa. Ở nước ta, lần này là lần đầu tiên đồng bào ta, anh chị em lao động ta được tự do đón tiếp ngày 1 tháng 5. Vậy nên nó có ý nghĩa đặc biệt sâu xa hơn nữa. Đối với chúng ta nó là một ngày để cho thế giới biết rằng: Ngày này chẳng những là ngày Tết lao động, mà còn là ngày nhân dân đoàn kết. Đoàn kết để giữ vững tự do dân chủ. Đoàn kết để kiến thiết nước nhà. Đoàn kết để xây dựng một đời sống mới”.
Sắc lệnh số 22c NV/CC ngày 18/2/1946 quy định ngày 1/5 là một trong những ngày Lễ chính thức của nước ta
Ngày 1/5/1948, Bác Hồ ra “Lời kêu gọi thi đua yêu nước”, trong đó có đoạn: “Nước ta kinh tế lạc hậu, nhưng lòng yêu nước và chí quật cường chẳng kém ai. Nay muốn tự cung tự cấp, tự túc, đi kịp người thì chúng ta phải đi mau. Vì vậy, sĩ, nông, công, thương, binh, gái trai già trẻ, toàn thể quốc dân ta, vô luận ở địa vị nào, làm công việc gì, phải ra sức tham gia cuộc Thi đua yêu nước, tức là tăng gia sản xuất”.
Ngày 1/5/1951, trong lời kêu gọi nhân ngày Quốc tế Lao động, Bác Hồ xác định “Trọng tâm thi đua là: Quân đội thi đua giết giặc lập công. Công nhân thi đua tăng gia sản xuất. Nông dân thi đua sản xuất lương thực. Trí thức thi đua sáng tác, phát minh. Cán bộ thi đua cần, kiệm, liêm, chính. Toàn dân thi đua tích cực tham gia kháng chiến”.
Cùng ngày, Báo “Nhân Dân” đăng bài “Đảng Lao động Việt Nam với lao động trí óc” của Bác với bút danh C.B., Bác nêu rõ: “Lao động trí óc cần được khuyến khích giúp đỡ phát triển tài năng… trí thức ta cần cải tạo tư tưởng và sửa đổi lề lối làm việc”.
Ngày 1/5/1954, Báo Nhân Dân đăng bài “Mấy khuyết điểm của báo chí ta” của Bác, đi đến kết luận: “Nói tóm lại, để làm trọn nhiệm vụ tuyên truyền, tổ chức, hướng dẫn, thì các báo chí ta cần phải gần gũi quần chúng hơn nữa, đi sâu vào công việc thực tế hơn nữa, cách làm việc của báo chí phải cải thiện hơn nữa”.
Bút tích “Lời kêu gọi thi đua yêu nước” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 1/5/1948
Ngày 1/5/1958, Bác đưa ra “Lời kêu gọi nhân Ngày Quốc tế Lao động” khẳng định: “Hôm nay, cùng với nhân dân lao động toàn thế giới, chúng ta nhiệt liệt chào mừng Ngày 1 tháng 5 trong lòng đầy tin tưởng và phấn khởi quyết tâm vượt mọi khó khăn, tiến lên làm tròn những nhiệm vụ mới… Ngày 1 tháng 5 năm nay là một ngày đoàn kết, đấu tranh, tin tưởng và phấn khởi”.
Ngày 1/5/1964, nhân Ngày Quốc tế Lao động, Bác gửi điện khen ngợi thanh niên trên công trường khôi phục đường sắt Thanh Hoá – Vinh, trong đó có việc xây lại Cầu Hàm Rồng.
Tối ngày 1/5/1966, sau buổi xem Đoàn Văn công tỉnh Quảng Bình từ tuyến lửa về biểu diễn trong Phủ Chủ tịch, Bác bày tỏ cảm tưởng: “Nhân dân ta thật anh hùng. Chiến đấu ác liệt như thế, gian khổ như thế mà vẫn lạc quan ca hát. Một dân tộc như thế thì không một thế lực hung bạo nào có thể khuất phục được”.
Kể từ sau năm 1975, kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5 ở Việt Nam ngày càng có ý nghĩa khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm Ngày Chiến thắng 30/4. Đây là dịp giai cấp công nhân và nhân dân lao động cả nước ôn lại truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm; sôi nổi hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước để bày tỏ lòng tưởng nhớ, biết ơn sâu sắc với Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Người đã có công lao rất to lớn giúp nhân dân ta ý thức được ý nghĩa lịch sử và tác động của việc kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5, từ đó càng thêm quyết tâm đi theo con đường cách mạng do Đảng và Bác kính yêu đã lựa chọn, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Theo CL
Đồng bào Khmer mừng tết Chôl Chnăm Thmây
Tại TP.Cần Thơ hôm qua, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, dự họp mặt mừng tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer.
Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer mang ý nghĩa đón mừng năm mới. Ảnh: VGP/Thành Chung
Phat biêu tai buôi hop măt, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Pho Thu tương Vu Văn Ninh nhấn mạnh, với những chính sách chăm lo của Đảng và Nhà nước, diện mạo các địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống ngày càng đổi mới và có những chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần và trình độ dân trí được nâng cao khá rõ rệt, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy. Truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo tiếp tục được phát huy. Hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer và Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước có nhiều tiến bộ. Đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc Khmer từng bước phát triển.
Tuy nhiên, vùng đồng bào dân tộc Khmer vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển, đời sống của một bộ phận đồng bào còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (25%), tình hình an ninh, chính trị còn tồn tại những yếu tố phức tạp; hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer và Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước vẫn còn những khó khăn.
Phó Thủ tướng trao Bằng khen cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua. Ảnh: VGP/Thành Chung
Pho Thu tương Vu Văn Ninh khăng đinh, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương sẽ tiếp tục nghiên cứu và triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Khmer phát triển hơn nữa.
Nhân dip nay, Pho Thu tương kêu gọi toàn thể đồng bào dân tộc Khmer tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tích cực tham gia các phong trào thi đua nhất là thi đua học tập, thi đua sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nông thôn mới.
Pho Thu tương đê nghi các vị chức sắc Phật giáo Nam tông Khmer nỗ lực đẩy mạnh công tác Phật sự, đưa hoạt động của Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước ngày càng thiết thực, hiệu quả; chăm lo giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào ngày càng phong phú, đa dạng.
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cùng với các bộ, ngành Trung ương, tỉnh ủy, thành ủy, UBND các tỉnh, thành phố trong vùng thực hiện thật tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực dân tộc, lĩnh vực tôn giáo và an sinh xã hội; tiếp tục quan tâm, chăm lo đời sống cho đồng bào, nhất là người nghèo để đồng bào được hưởng trọn vẹn niềm vui nhân Tết Chol Chnam Thmay.
Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer mang ý nghĩa là đón mừng năm mới, với hy vọng năm mới đến sẽ đem lại những điều may mắn. Ngoài ra, Tết Chol Chnam Thmay còn có ý nghĩa chấm dứt thời kỳ nắng hạn, bước sang thời kỳ có nước trời dồi dào để chuẩn bị cho vụ mùa tới. Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer năm nay diễn ra trong các ngày 14, 15, 16 tháng 4/2014 (tức ngày mùng 15, 16, 17 tháng 3 năm Giáp Ngọ). Trong thời gian này, bà con Khmer thường đi thăm hỏi, mừng tuổi năm mới cho nhau, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống yên vui, phát đạt.
Theo Việt Báo
30/4 và 1/5 được nghỉ 5 ngày liên tục Trong dịp kỷ niệm 39 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) và ngày Quốc tế lao động (1/5), cán bộ công chức, viên chức sẽ được nghỉ liên tiếp trong 5 ngày. Ngày 12/12/2013, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về việc nghỉ Tết...