Bắc Giang: Yên Dũng phát triển loại hình du lịch thể thao giải trí
Tọa lạc trên dãy núi Nham Biền hùng vỹ thuộc huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang), Sân Golf – Dịch vụ Yên Dũng là không gian nghỉ dưỡng kết hợp thể thao, giải trí.
Ngày 20/9/2019, UBND tỉnh Bắc Giang đã công nhận Sân Golf – Dịch vụ Yên Dũng là Điểm du lịch góp phần tạo thêm một điểm nhấn trong hệ thống các sản phẩm du lịch, thể thao, vui chơi giải trí hấp dẫn của Bắc Giang.
Quần thể biệt thự nghỉ dưỡng Sân Golf – Dịch vụ Yên Dũng (xã Tiên Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) cách Hà Nội khoảng 50 km về phía bắc, sở hữu đầy đủ các dịch vụ, tiện ích như: nhà hàng ẩm thực, phòng hội thảo, spa, cafe ngoài trời, bể bơi, phòng tập gym… đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
Sân golf Yên Dũng (Ảnh: Internet)
Với việc tận dụng tối đa địa hình tự nhiên, sân golf Yên Dũng được thiết kế hài hòa với thiên nhiên và sở hữu bầu không khí trong lành. Sân Golf có diện tích 190 ha với quy mô 36 hố, trong đó 18 hố thuộc về Thung lũng Đá (Rock Valley) và 18 hố còn lại nằm ở Hillside. Trong số này, hố số 18 là dài nhất với 617 yard và hố 13 là ngắn nhất với 177 yard.
Video đang HOT
Mới đây nhất, vào ngày 25/10/2019, tại sự kiện “Bình chọn sân Golf tốt nhất Việt Nam”, Sân Golf – Dịch vụ Yên Dũng được trao giải “Sân golf thách thức nhất”.
Đến với Sân golf Yên Dũng, du khách có thể kết hợp tham quan một số khu, điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trên tuyến du lịch Tây Yên Tử như Chùa Vĩnh Nghiêm – Di tích Quốc gia đặc biệt, nơi thờ 3 vị Trúc Lâm Tam tổ, nơi lưu giữ bộ Mộc bản có giá trị vô giá được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; ghé thăm Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng, nơi giao hòa giữa đất và trời, nơi nghiên cứu, bảo tồn, lưu trữ các thư tịch, ấn phẩm văn hóa Phật giáo và Thiền phái Trúc Lâm, giới thiệu bản sắc văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Theo Luật Du lịch 2017, điều kiện để được công nhận là Điểm du lịch gồm: Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định; Có kết cầu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch; Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Du lịch
Theo dulich.petrotimes.vn
Cần Thơ phát triển du lịch sông nước, miệt vườn
Cùng với những loại hình du lịch đặc biệt của các địa phương khác ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Cần Thơ đang chú trọng phát triển du lịch miệt vườn, sông nước nhằm thu hút du khách và góp điểm nhấn cho bức tranh chung của du lịch ĐBSCL.
Chợ nổi Cái Răng.
Là thành phố trung tâm của vùng ĐBSCL, là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh thành trong cả nước, Cần Thơ có hệ thống sông ngòi chằng chịt, đất đai màu mỡ, cây trái xanh tươi bốn mùa; nhiều lễ hội, làng nghề truyền thống, di tích văn hóa lịch sử có giá trị; hệ thống nhà vườn ven thành phố như: Làng du lịch Mỹ Khánh, Giáo Dương, Vàm Xáng, Ba Cống, Mười Cương, du lịch cộng đồng Cồn Sơn...; các điểm du lịch bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng, Phong Điền, vườn cò Bằng Lăng...,
Đây còn là nơi sinh sống của dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, tạo nên nền văn hóa rất đặc trưng của người dân vùng đất Tây Đô... Ngoài ra, Cần Thơ còn có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư khang trang và đồng bộ; nhiều loại hình du lịch, vui chơi giải trí được đầu tư phong phú và đa dạng.
Tại buổi nghiệm thu đề án "Phát triển du lịch đường sông thành phố Cần Thơ" mới đây tại TP Cần Thơ, nhóm nghiên cứu đề án cho biết, mặc dù Cần Thơ có tiềm năng du lịch lớn, tuy nhiên tốc độ phát triển chưa xứng tầm. Trước thực trạng đó, bên cạnh những loại hình du lịch đặc biệt của các địa phương khác như du lịch nghệ thuật truyền thống, tâm linh, nông nghiệp... nhóm nghiên cứu đề xuất thành phố cần chú trọng phát triển mô hình du lịch miệt vườn, sông nước để thu hút khách du lịch, đồng thời góp điểm nhấn cho bức tranh chung của du lịch ĐBSCL.
Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất danh sách chương trình hành động ưu tiên nhằm phát triển sản phẩm du lịch đường sông của Cần Thơ, như: Nạo vét kênh rạch trên các tuyến tham quan trọng yếu; nâng cấp bến tàu, thuyền tại các đầu mối đưa đón khách du lịch; đầu tư khai thác loại tàu, thuyền đặc trưng phục vụ du lịch đường sông; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực du lịch, trong đó chú trọng chuẩn hóa chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch...
Thành phố cũng cần xây dựng gian hàng, điểm mua sắm dừng chân cho các đoàn khách để quảng bá, bán những sản phẩm, đặc sản của địa phương.
Đề án được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao về tính thực tiễn; nội dung phù hợp với định hướng phát triển du lịch của Cần Thơ và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đó là phát triển tuyến du lịch quốc gia và quốc tế, mở rộng các tuyến du lịch liên vùng dựa trên việc xây dựng du lịch đặc thù cho từng địa phương.
Phát triển mô hình du lịch miệt vườn sông nước là một hướng đi đúng đắn đối với Cần Thơ. Trong đó, cần chú trọng xây dựng các tour, tuyến mang nét đặc thù riêng của các nhóm khách hàng khác nhau, nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đa dạng của du khách.
Hội đồng nghiệm thu đề tài cũng đề cập đến tầm quan trọng của việc phát triển du lịch của Cần Thơ nói riêng, ĐBSCL nói chung dựa trên nền tảng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Cổng Thông tin du lịch và ứng dụng thông minh trên thiết bị di động - TP Cần Thơ vừa đi vào hoạt động sẽ giúp du khách có nhiều thông tin về điểm đến trước khi trải nghiệm thực tế.
Đồng thời, khi đề án được đưa vào triển khai rộng rãi, cần chú trọng vấn đề bảo đảm vệ sinh môi trường với những giải pháp mạnh tay hơn, mang tính xử lý tận gốc, thay vì chỉ dừng lại ở những chiến dịch vớt rác trên sông như hiện nay.
Bảo Toàn
Theo đaidoanket.vn
Đại học Quốc gia Hà Nội ở vị trí 1.059 các trường tốt nhất về học thuật Ngày 21/10 vừa qua, Tạp chí của Hoa Kỳ U.S. News & World Report đã công bố kết quả Bảng xếp hạng các cơ sở đào tạo đại học tốt nhất toàn cầu. Theo đó, ĐH Quốc gia Hà Nội đứng ở vị trí 1.059 các trường đại học tốt nhất về học thuật. Việt Nam có hai cơ sở giáo dục đại...