Bắc Giang: Trồng cát sâm, sâm cau và la liệt cây dược liệu trên đất cằn, thu tiền tỷ
Bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu quý mà mục đích của dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nhân giống, trồng, thu hái sơ chế bảo quản cát sâm và sâm cau theo tiêu chuẩn GACP-WHO làm nguyên liệu sản xuất cao sâm cau lâm dược và siro ho lâm dược trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”
Đánh thức đất cằn
Cách đây chưa lâu, vùng đất đồi núi khu vực thôn Ba Gò, xã Nghĩa Phương ( huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) mọc toàn cỏ dại. Đầu năm 2019, khi Công ty cổ phần Lâm Y Dược Bắc Sơn triển khai dự án trồng cây cát sâm và sâm cau, đất rừng nơi đây đã được khoác lên một màu xanh mới.
Theo ông Nguyễn Tuấn Đạt, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Phương, xưa kia, khu vực này có nhiều cây dược liệu nhưng do khai thác quá mức nên đến nay đã cạn kiệt. Nay có dự án triển khai bảo tồn, trồng mới hai loại dược liệu quý, bà con đã nhanh chóng tiếp cận.
Vườn ươm cây giống của Công ty cổ phần Lâm Y Dược Bắc Sơn.
Được biết, một trong những mục tiêu của dự án này là giúp người dân quan tâm hơn đến việc phát triển cây dược liệu, đồng thời hỗ trợ người dân biết áp dụng kỹ thuật vào trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến dược liệu theo hướng sản xuất hàng hoá để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất dược liệu các nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh.
Video đang HOT
Theo ông Vũ Huy Kiên, cán bộ kỹ thuật Công ty cổ phần Lâm Y Dược Bắc Sơn, do áp dụng theo phương pháp mới từ gieo ươm giống mô hom cho tới cách trồng, chăm sóc nên đơn vị đã chú trọng khâu tập huấn và chuyển giao kỹ thuật cho người dân tham gia.
Cùng đó, quan tâm giám sát quá trình thực hiện, bà con đã tiếp thu và ứng dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất. Kết quả, không ít diện tích trước đây bỏ không đã được thay thế bằng những loại dược liệu quý. Sau hơn 1 năm triển khai dự án, đến nay toàn xã có hơn chục ha cát sâm và sâm cau. Các loại cây trồng này đang sinh trưởng, phát triển tốt.
Không chỉ trồng ở Nghĩa Phương, nhằm phát triển mở rộng diện tích cây dược liệu, Công ty cổ phần Lâm Y Dược Bắc Sơn còn triển khai trồng sâm cau và cát sâm tại các xã Trường Sơn (Lục Nam), Tuấn Đạo (Sơn Động-Bắc Giang), Đồng Tâm, Hồng Kỳ, Hương Vỹ (Yên Thế-Bắc Giang) với diện tích hàng chục ha.
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm, qua thực tế sản xuất của đơn vị, một ha trồng cát sâm sau chu kỳ 3 năm cho thu hoạch 7-8 tấn tươi; với giá bán bình quân 150 nghìn đồng/kg đã mang lại thu nhập hơn 1,1 tỷ đồng. Cùng đó, một ha sâm cau sau chu kỳ 2 năm cho năng suất 4 tấn tươi với giá 150 nghìn đồng/kg đã cho thu nhập 600 triệu đồng, cao hơn nhiều so với nhiều loại cây trồng khác trên cùng đơn vị diện tích.
Quy hoạch, mở rộng diện tích
Đánh giá của cơ quan chuyên môn, dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nhân giống, trồng, thu hái sơ chế bảo quản cát sâm và sâm cau theo tiêu chuẩn GACP-WHO làm nguyên liệu sản xuất cao sâm cau lâm dược và siro ho lâm dược trên địa bàn” được triển khai bảo đảm tiến độ và chất lượng theo kế hoạch.
Không chỉ có sâm cau, cát sâm, nhằm đa dạng các loại dược liệu tạo nguồn sản phẩm đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh, hiện nay Công ty cổ phần Lâm Y Dược Bắc Sơn còn triển khai trồng nhiều loại cây như: Ba kích tím, kim ngân, củ mài, cà gai leo, kim tiền thảo, địa liền… ở một số địa phương trong tỉnh.
Qua sản xuất, nhiều mô hình đã mang lại hiệu quả như cây ba kích tím ở Nghĩa Phương là một ví dụ. Sau chu kỳ 4 năm, một ha ba kích tím cho thu hoạch 15 tấn. Với giá thị trường 150 nghìn đồng/kg thì mỗi ha ba kích tím cho thu nhập hơn 2 tỷ đồng.
Với lợi thế về địa lý tự nhiên và nguồn nhân lực dồi dào, những năm qua một số địa phương trong tỉnh đã trồng nhiều loài cây dược liệu như: Ba kích, trà hoa vàng, đinh lăng, nhân trần, địa liền, sâm nam núi Dành (cát sâm), sâm cau, kim tiền thảo…
Tuy nhiên, quy mô sản xuất còn manh mún, tự phát, chưa được áp dụng triệt để các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quy trình nhân giống, trồng, thu hái, bảo quản và chế biến cây thuốc.
Theo ông Vũ Long Vân, Giám đốc Công ty cổ phần Lâm Y Dược Bắc Sơn, thị trường tiêu thụ các loại dược liệu hiện nay rất rộng mở. Các công ty dược, nhà sản xuất các loại thuốc chữa bệnh trong nước có nhu cầu cao song do chưa làm chủ được quy trình sản xuất, chưa có quy hoạch phát triển rõ ràng nên người dân không mạnh dạn tiếp cận những cây trồng này.
Với lợi thế về đất lâm nghiệp, thậm chí những loại dược liệu này có thể trồng dưới tán rừng. Chính vì vậy, việc quan tâm quy hoạch và phát triển thành vùng cây dược liệu quý hiếm là cần thiết.
Để khai thác có hiệu quả tiềm năng, mở rộng diện tích cây dược liệu trong cơ cấu nông nghiệp thời gian tới, các cơ quan, ban ngành cần phối hợp hỗ trợ nông dân liên kết với doanh nghiệp (DN), các nhà khoa học áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất.
Các địa phương xây dựng các chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất và xúc tiến thương mại, liên kết với DN chế biến dược phẩm bảo đảm đầu ra cho sản phẩm… Những điều đó không chỉ góp phần bảo vệ sinh thái rừng bền vững mà còn bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài dược liệu quý hiếm và cho hiệu quả kinh tế cao.
Lâm Đồng xử phạt 20 triệu đồng chủ trang web vi phạm quảng cáo
Để quảng cáo bán thực phẩm chức năng, ông Lương Ngọc Ánh đã lập trang website soytebackan.vn, giới thiệu các sản phẩm với công dụng như thuốc chữa bệnh.
Ngày 3/6, Sở Thông tin và Truyền thông Lâm Đồng đã ra quyết định xử phạt hành chính ông Lương Ngọc Ánh (29 tuổi, trú tại xã Láng Lớn, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) do vi phạm trong quảng cáo thực phẩm gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Cụ thể, để quảng cáo bán thực phẩm chức năng, ông Lương Ngọc Ánh đã lập trang website soytebackan.vn, giới thiệu các sản phẩm với công dụng như thuốc chữa bệnh.
Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Lâm Đồng làm việc với ông Lương Ngọc Ánh.
Theo Thanh tra Sở Thanh tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng, các thông tin đăng tải sai được ông Ánh thực hiện khi đang ở thị trấn Liên Nghĩa, tỉnh Lâm Đồng.
Căn cứ Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, Sở Thông tin và Truyền thông Lâm Đồng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 20 triệu đồng, đồng thời buộc ông Ánh tháo gỡ đường link trên website soytebackan.vn./.
Lái xe vi phạm quá tải, ma túy vẫn nhức nhối trên cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình Ngày 22-5, Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết: Trong 5 ngày tổng kiểm tra kiểm soát phương tiện trên cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình, Đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3, Phòng hướng dẫn TTKS giao thông đường bộ, Cục CSGT (Đội 3) đã phát hiện, xử phạt nhiều trường hợp lái xe quá...