Bắc Giang thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chia sẻ tại hội thảo “Chuyển đổi số doanh nghiệp”, đại diện Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp Bắc Giang chỉ rõ, 3 thách thức với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, là chi phí, thay đổi tư duy và công nghệ.
Hội thảo bồi dưỡng kiến thức và trải nghiệm trực tiếp “Chuyển đổi số cho doanh nghiệp” vừa được Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp, Sở KH&ĐT Bắc Giang tổ chức, với sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, với quy mô chủ yếu từ 50 – 200 nhân sự.
Hội thảo là một hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Bắc Giang chuyển đổi số hiệu quả, hướng tới mục tiêu đưa tỉnh vào Top 15 tỉnh dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số với tối thiểu 800 doanh nghiệp số vào năm 2025.
Tại hội thảo, ông Đồng Anh Quân, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang đã bày tỏ mong muốn tháo gỡ những khúc mắc còn tồn tại trong doanh nghiệp, nhấn mạnh mục tiêu của hội thảo là hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với các thông tin thực tế, có tính ứng dụng cao về chuyển đổi số thay vì những thông tin chỉ mang tính lý thuyết.
Đồng thời, ông Đồng Anh Quân cũng chỉ ra ba thách thức chính đối với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để chuyển đổi số, đó là chi phí, thay đổi tư duy và công nghệ..
Trước đó, hiểu được những thách thức và cả cơ hội mà cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phải đối mặt trong thời đại mới, ngày 18/2/2022, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định 180 về việc điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước và giao chi tiết kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp.
Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp tỉnh được giao một phần kinh phí và “trọng trách” hỗ trợ doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số. “Sự quan tâm này của Ban lãnh đạo tỉnh đã trở thành một lợi thế giúp doanh nghiệp trên địa bàn số hóa nhanh chóng và dễ dàng hơn”, ông Đồng Anh Quân nhận định.
Đồng tình với quan điểm của ông Đồng Anh Quân về những khó khăn mà doanh nghiệp tỉnh phải đối mặt, đại diện các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh cũng bày tỏ nhiều băn khoăn trong quá trình lựa chọn và áp dụng công nghệ, về vấn đề bảo mật, dịch vụ triển khai, chính sách hỗ trợ, đồng hành, cũng như khả năng tích hợp và mở rộng của các nền tảng quản trị hiện nay.
Video đang HOT
Trước những trăn trở ấy, bà Bùi Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Dự án Phát triển kinh doanh khu vực phía Bắc của Base.vn, đã giải đáp những thắc mắc của doanh nghiệp, đồng thời trình bày chính sách hỗ trợ của đơn vị này dành riêng cho cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang.
Base cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp trên suốt chặng đường chuyển đổi số tối thiểu 3 năm
Các tài liệu được soạn thảo và công bố bởi Base chỉ rõ rằng đơn vị này sẽ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp theo hai hướng: Tặng ưu đãi để giảm áp lực tài chính khi doanh nghiệp quyết định chuyển đổi số, đặc biệt khuyến khích doanh nghiệp đồng hành và cam kết dài hạn; và thiết kế lộ trình tư vấn, đồng hành cùng doanh nghiệp để doanh nghiệp tự tin trong quá trình chuyển đổi số.
Cũng theo đánh giá của đại diện Base, Bắc Giang là một trong những địa phương có tốc độ chuyển đổi số ấn tượng nhất. Sự quan tâm và chủ động từ phía lãnh đạo tỉnh là một trong những chiến lược quan trọng giúp địa phương này đạt mục tiêu tối thiểu 800 doanh nghiệp số năm 2025.
Đồng thời, Base cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp trên suốt chặng đường chuyển đổi số tối thiểu 3 năm, nghiêm túc thực hiện lộ trình tư vấn chuyển đổi chuyên sâu, bao gồm: Hỗ trợ đào tạo nhân sự, chuyển giao công nghệ và hệ thống; Phân công nhân sự triển khai và tham vấn phù hợp với quy mô và lộ trình đồng hành; Xử lý các phản hồi, yêu cầu đề xuất trong giờ hành chính; và Phối hợp với Ban Chuyên trách tư vấn tối ưu hệ thống quản trị vận hành nội bộ.
Chương trình nằm trong khuôn khổ Dự án hợp tác chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện giữa FPT và Bắc Giang, trong đó Base phụ trách các hạng mục chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp tại địa bàn. Dự án nhằm giúp tỉnh đạt được những mục tiêu chiến lược, cải thiện các chỉ số kinh tế – xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Về phía địa phương, đại diện Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang cho biết sẽ tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các giải pháp công nghệ số uy tín và phù hợp, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp ngân sách chuyển đổi số theo quy định.
Để đẩy nhanh chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc sử dụng nền tảng số do chương trình lựa chọn, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động, từ ngày 29/1/2021, Bộ TT&TT đã phối hợp cùng Bộ KH&ĐT, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam khởi động chương trình SMEdx. Chương trình đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể như tối thiểu 50.000 người/năm được tiếp cận, cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho doanh nghiệp; tối thiểu 30.000 doanh nghiệp/năm được trải nghiệm các nền tảng số…
Theo số liệu của Bộ TT&TT, đến tháng 12/2021, đã có 23 nền tảng số Make in Vietnam của 22 doanh nghiệp được lựa chọn tham gia chương trình. Các nền tảng được tập hợp, đánh giá trước khi giới thiệu để cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ dùng thử và vận dụng vào những nghiệp vụ cụ thể. Cũng đến tháng cuối của năm 2021, đã có hơn 110.000 lượt truy cập website Smedx.vn, đặc biệt là có hơn 16.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận và trải nghiệm các nền tảng số Make in Vietnam xuất sắc do chương trình tuyển chọn.
Dấu ấn chuyển đổi số của MobiFone
Tại lễ trao giải "Sản phẩm Công nghệ số Make in Vietnam 2021", MobiFone có 4 sản phẩm góp mặt trong top 10 ở các hạng mục.
Ngày 11/12, Diễn đàn Quốc gia Phát triển Công nghệ số Việt Nam 2021 với chủ đề "Chuyển đổi số - Động lực phục hồi và phát triển kinh tế" đã diễn ra. Diễn đàn gồm 2 phiên tham luận chính, bàn về các giải pháp, nền tảng chuyển đổi số giúp các ngành, lĩnh vực phục hồi, phát triển bền vững trong và sau đại dịch Covid-19. Lễ trao giải "Sản phẩm Công nghệ số Make in Vietnam 2021" cũng đã diễn ra trong khuôn khổ sự kiện.
Những giải pháp chuyển đổi số nổi bật
Diễn đàn do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội. Tổng công ty Viễn thông MobiFone đồng hành cùng Bộ TT&TT tài trợ tổ chức diễn đàn, đồng thời tham gia gian hàng giới thiệu các sản phẩm, giải pháp công nghệ thông tin tại triển lãm thuộc 3 lĩnh vực chủ chốt: Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số.
Nhóm giải pháp chính phủ số của MobiFone hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyển đổi số, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu chi phí và tiết kiệm ngân sách quốc gia.
Một số giải pháp nổi bật có thể kể đến là truyền thanh thông minh - góp phần giải quyết bài toán truyền thông thông tin giữa chính quyền và người dân các địa phương; hay ứng dụng Smart Travel - giúp quảng bá hình ảnh du lịch.
Thủ tướng trải nghiệm ứng dụng du lịch thông minh của MobiFone.
Trong khi đó, giải pháp kinh tế số từ MobiFone giúp các hoạt động kinh tế có thể sử dụng dữ liệu số như yếu tố sản xuất chính; sử dụng Internet, mạng công nghệ thông tin làm không gian hoạt động; sử dụng công nghệ số, nền tảng số để tăng năng suất lao động và tối ưu nền kinh tế.
Bộ giải pháp này gồm nhiều sản phẩm thuộc đa dạng lĩnh vực: Bộ sản phẩm văn phòng điện tử (MobiFone Smart Office), bộ sản phẩm bán hàng và chăm sóc khách hàng (MobiFone Smart Sales), giải pháp hóa đơn điện tử (MobiFone Invoice) đáp ứng Thông tư 78 của Bộ Tài chính, chữ ký số (MobiCA), định danh điện tử (MobiFone eKYC) cùng nhiều giải pháp công nghệ khác.
Được định hình là sản phẩm cốt lõi trong chiến lược phát triển mới giai đoạn 2021-2022, hệ sinh thái MobiFone Smart Office áp dụng những công nghệ tiên tiến: SIM PKI chứng thực chữ ký số trên thiết bị di động, AI camera nhận diện khuôn mặt, AI OCR nhận diện ký tự quang học (số hóa tài liệu tự động, chuyển đổi file ảnh hay pdf sang dạng searchable...), AI text-to-speech và speech-to-text (chuyển đổi văn bản thành giọng nói và ngược lại), công nghệ Big Data Elasticsearch...
Gian hàng trải nghiệm các sản phẩm công nghệ số của MobiFone tại diễn đàn.
Ngoài ra, nhằm góp phần hình thành xã hội số, các sản phẩm của MobiFone cũng tích hợp ICT và công nghệ số vào mọi mặt đời sống. Tiêu biểu có thể kể đến ứng dụng lưu trữ cá nhân (mobiCloud), ví điện tử (MobiFonePay), giáo dục (MobiEdu), dịch vụ cung cấp nội dung số (ClipTV).
Vào top 10 sản phẩm công nghệ số "Make in Vietnam"
Trong khuôn khổ sự kiện cũng diễn ra lễ trao giải "Sản phẩm Công nghệ số Make in Vietmam 2021". Giải thưởng nhằm tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc được thiết kế, sáng tạo và sản xuất tại Việt Nam, có giá trị thực tế lớn, được ghi nhận trong phát triển kinh tế số, chính phủ số và xã hội số. Điều này góp phần thúc đẩy nền kinh tế bứt phá, đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.
Gian hàng của MobiFone thu hút sự chú ý của nhiều đại biểu và quan khách.
Qua nhiều vòng thẩm định khắt khe, hội đồng giám khảo - gồm những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ số - đã chọn ra top 10 sản phẩm tốt nhất tại các hạng mục: Giải pháp số xuất sắc, Nền tảng số xuất sắc, Sản phẩm số xuất sắc, Thu hẹp khoảng cách số...
4 sản phẩm của MobiFone gồm giải pháp hội nghị truyền hình trực tuyến (MobiFone Meeting), bộ sản phẩm quản trị kinh doanh (MobiFone Smart Sales), giải pháp giám sát điện thoại viên và giải pháp truyền thanh thông minh đã góp mặt trong top 10 giải pháp số xuất sắc, top 10 nền tảng số xuất sắc, top 10 sản phẩm số xuất sắc và top 10 thu hẹp khoảng cách số.
Chính phủ điện tử sẽ phát triển thành Chính phủ số, phục vụ người dân Với định hướng phát triển hướng tới Chính phủ số, cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp sẽ được chuyển đổi. Ngày 15/6, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030. Đây là lần đầu Chính phủ...