Bắc Giang quảng bá, xúc tiến hợp tác phát triển du lịch mùa quả ngọt
Ngày 11.11, Sở VHTTDL Bắc Giang ban hành Kế hoạch số 119/KH-SVHTTDL tổ chức Chương trình Du lịch mùa quả ngọt – Khảo sát, tọa đàm, liên kết quảng bá, xúc tiến du lịch năm 2022, nhằm tạo mối liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, các doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng trao đổi thị trường giữa các địa phương.
Ảnh minh họa: T.L
Chương trình Du lịch mùa quả ngọt – Khảo sát, tọa đàm, liên kết quảng bá, xúc tiến du lịch năm 2022, nhằm triển khai hiệu quả các nội dung thỏa thuận về chương trình liên kết phát triển du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và 8 tỉnh Đông Bắc gồm Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh giai đoạn 2020 – 2025; nhóm liên kết vùng giữa 3 tỉnh Quảng Ninh – Bắc Giang – Hải Dương giai đoạn 2022-2025.
Từ đó, tạo mối liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng trao đổi thị trường giữa các địa phương, mở rộng thu hút các thị trường khách trong nước và quốc tế, liên kết đầu tư tại tỉnh Bắc Giang và các tỉnh trong nhóm liên kết. Tiếp thu ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý về du lịch; ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh; từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Kế hoạch cũng yêu cầu các nội dung hoạt động phải được chuẩn bị chu đáo, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển du lịch của tỉnh. Có sự tham gia của các cơ quan, đơn vị chuyên môn, các nhà khoa học, các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh nhằm tạo điều kiện kết nối tour, tuyến du lịch nội tỉnh và liên vùng, khu vực.
Video đang HOT
Về Bắc Giang thăm danh lam cổ tự
Bắc Giang ngày nay là nơi lưu giữ những di tích cổ qúy giá, nơi có những ngôi chùa cổ kính, cũng là nơi mang âm hưởng của điệu hát quan họ ngọt ngào.
Dấu tích của văn hóa cổ xưa mang hơi thở Việt.
Miền đất gì thật lạ, cách Hà Nội chẳng bao xa nhưng du khách hầu như rất ít người biết rành rẽ về dư địa chí nơi này. Người ta cứ lặng lẽ đi ngang qua, hoặc là dừng lại ở Bắc Ninh, hoăc thẳng lên xứ Lạng chứ ít ai chịu dừng bước để ngắm nhìn cảnh sắc nơi này.
Đẹp nhất và cũng nên thơ nhất có lẽ chính là ngôi chùa Bổ Đà tọa lạc dưới chân núi Phượng Hoàng, bên dòng sông Cầu ngày xưa thì trong xanh lắm nhưng nay cái vẻ thơ mộng cũng đã phai nhạt đi nhiều. Nhưng dù ở các thị trấn và thành phố ở ngoài kia có thay đổi thế nào thì chùa Bổ Đà vẫn cứ lặng lẽ một hình dáng u tịch sâm nghiêm với những bức tường đất trình dày, chắc chắn không kém bêtông, ngày nắng sẽ rực lên sắc vàng óng ả.
Kỹ thuật trình tường của người xưa thật đáng khâm phục, bởi qua hàng thế kỷ mà mảng tường vẫn cứ bền bỉ bao bọc ngôi cổ tự, nơi lưu giữ những bản kinh khắc gỗ qúy vào bậc nhất trong cả nước. Người am tường Phật học sẽ chỉ ra các dấu tích của dòng Thiền tông, những đặc điểm của dòng thiền Lâm Tế... Người yêu kiến trúc và văn hóa cổ sẽ say mê với những ngôi chính điện, am, đền thờ cùng hiện hữu trong khuôn viên chùa.
Quang cảnh ngôi chùa Bổ Đà, Bắc Giang
Được xây dựng từ thế kỷ XI, trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa, chắc hẳn chùa không giống hệt như nguyên mẫu nghìn năm trước nhưng vẫn giữ vẹn nguyên cốt cách tinh thần của kiến trúc Phật giáo Việt Nam thưở xa xưa. Cũng chính từ vẻ đẹp của hàng tường đất trình này mà họa sĩ Bùi Hoài Mai đã kỳ công đắp tường trình bao quanh những khu nhà của mình và bạn bè ở thôn Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Các công trình dân dụng của anh mang dáng vẻ đặc thù Bắc Bộ, thuần túy chỉ dùng vật liệu địa phương như đất sét quật từ dưới ao, tre, xoan hạ trong vườn, gạch ngói nung thủ công nhưng bền chắc không thua vật liệu công nghiệp. Tuy nhiên đó là câu chuyện khác, mang tính ứng dụng văn hóa cổ vào đời sống hiện đại.
Ngựa đá được bài trí nghiêm cẩn.
Người hữu tâm lưu luyến rời chùa Bổ để tìm về huyện Yên Dũng thăm chùa Vĩnh Nghiêm, nơi được coi như chốn khai sinh của dòng Thiền tông Việt Nam. Thông tin này thật dễ tìm kiếm trên mạng, nhưng tìm hiểu là một chuyện, trực tiếp tới để được dạo bước trên miền thánh tích, hít thở bầu không khí đẫm chất thiền lại là một việc có ý nghĩa hơn nhiều.
Trải qua vài lần trùng tu, chùa đã mang một dáng dấp mới, gần như chẳng còn chút gì của ngày xưa cũ nữa. Nhưng lũy tre bao quanh, những tấm bia đá đã có tuổi gần nghìn năm, những tấm cửa võng chạm trổ tinh xảo trong nội điện vẫn toát lên âm hưởng trầm của ngày xưa cũ. Khách quan mà nói, việc tu bổ đã làm mất đi khá nhiều cốt cách của ngôi cổ tự nằm nơi hợp lưu của dòng Lục Nam và sông Thương.
Cũng khá may mắn khi đi tìm lại dĩ vãng trên đất Bắc Giang, bởi cơ duyên thế nào mà ở đây lưu giữ được khá nhiều pho tượng đá có từ thời Lê. Từng được giới thiệu khá nhiều trên các phương tiện thông tin, lăng Dinh Hương ở huyện Hiệp Hòa được biết tới như một quần thể tượng lớn nhất, có cả trước khi hình thành những lăng mộ có tượng quan hầu, voi, ngựa ở kinh đô Huế.
Vậy mà bước chân vào mới thấy ngỡ ngàng, bởi dù trọng yếu về mặt lịch sử như vậy nhưng lăng vẫn hoang vu và tiêu điều, có lẽ vài ngày hay vài tuần mới có bước chân ai tới ghé thăm. Nơi lưu giữ thi hài Quận công La Qúy Hầu dưới triều vua Lê hiển Tông, ở đó có ngai đá, kỳ lân, voi, ngựa đá..., tất cả bài trí nghiêm cẩn, có lẽ xưa kia là đệ nhất trọng địa nhưng nay chỉ thấy cỏ cây xơ xác bao quanh và hình như cũng là chỗ chơi của đám trẻ quanh vùng. Có đứng giữa di tích mới thấy ngậm ngùi hiểu được tình cảm mà Bà huyện Thanh quan viết trong bài thơ Thăng Long hoài cổ:
"Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương..."
Có chăng là ở lăng họ Ngọ thì mới thấy công sức gìn giữ của hậu thế dành cho di tích tiền nhân, một phần cũng bởi gia đình của dòng tộc họ Ngọ vẫn đang sinh sống bên cạnh lăng nên đã cho xây tường rào, làm cổng sắt và chỉ mở của cho những ai thật sự quan tâm tới văn hóa ghé thăm. Cũng là một quần thể lăng mộ, tượng quan hầu, linh thú... nhưng một số pho tượng ở đây chạm từ đá sa thạch nên mức độ phong hóa cao hơn nhiều so với lăng Dinh Hương. Trải qua hàng trăm năm thương hải tang điền, các nét chạm cũ đã phai mờ đi ít nhiều, nhưng sự oai nghiêm của nghê đá, nét dữ tợn của mặt giao long, tính nghiêm cẩn trong bố cục chữ Hồi thì vẫn còn nguyên vẹn.
Thăm thú các danh lam thắng cảnh trên đất Bắc Giang, người hữu tâm hay vô ý đều nhận ra những dấu tích của văn hóa cổ xưa còn nhiều lắm. Không chỉ mang ý nghĩa về văn hóa tâm linh, nơi đây còn là một bảo tàng về kiến trúc, họa tiết, kỹ thuật xây dựng của người xưa. Có thể điều này không quan trọng lắm với một dung mạo đô thị hiện đại, cũng có thể đây là nguồn vốn qúy giá cho hậu thế để kiến tạo nên một bản sắc kiến trúc mang hơi thở Việt, điều này xét cho cùng cũng chỉ dùng chữ tùy duyên giống như những điều mà các điển tích Phật giáo thường giải thích.
Những điểm đến đặc sắc của Bảo Lạc, Cao Bằng Cách trung tâm TP Cao Bằng khoảng 130km, huyện Bảo Lạc là nơi sinh sống của 7 dân tộc anh em, vừa sở hữu cảnh quan tuyệt đẹp, vừa đậm đà bản sắc văn hóa vùng miền. Nằm ở phía Tây Nam của Cao Bằng, Bảo Lạc có mặt phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía Nam giáp huyện Phác Nặm (Bắc...