Bắc Giang: Nông dân kêu trời vì giá vải thiều lên xuống thất thường
Vài ngày trở lại đây, tại khu vực phố Kim ( Lục Ngạn, Bắc Giang) luôn tấp nập người và xe tải tới thu mua vải thiều, tiêu thụ đi khắp các tỉnh thành và xuất khẩu ra nước ngoài.
Bắc Giang: Nông dân Lục Ngạn nhộn nhịp đi bán vải thiều sớm
Sáng ngày 1/6, tại thị trấn Kim (Lục Ngạn), nơi có nhiều tiểu thương đến thu mua và người dân chở vải từ khắp các nơi tập trung đến cân vải, tấp nập vào buổi sáng khiến một số tuyến đường xảy ra tình trạng ùn tắc.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, một vị lãnh đạo UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết, năm nay nhiều quy định được đặt ra trong việc mua bán vải thiều như người mua – bán vải, lái xe phải là người không thuộc trường hợp cách ly y tế, âm tính với Covid-19 và được cấp giấy xác nhận có dấu đỏ.
Được biết, đến ngày 31/5, tổng sản lượng đã tiêu thụ được tại huyện Lục Ngạn đạt khoảng 5.834 tấn vải thiều, chủ yếu là thị trường phía Nam, hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ ở Hà Nội và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai, Lạng Sơn…
Cũng theo vị lãnh đạo huyện Lục Ngạn, năm nay, ngoài tiêu thụ vải tại các điểm cân đo thì vải thiều được các thương lái đặt thu mua tại vườn, không phải mang ra các điểm xe tải như các năm trước nhằm phòng tránh dịch bệnh Covid-19.
Cũng theo ghi nhận của phóng viên, tại thị trấn Kim (Lục Ngạn), hàng chục người dân chở các sọt vải đứng chờ ven đường vì giá vải lên xuống “chóng mặt” chỉ trong vòng buổi sáng, chờ được giá mới bán.
Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Văn Cần ở huyện Lục Nam (Bắc Giang) cho biết: “Mấy bữa trước thì bán được khoảng 18.000 – 20.000 đồng/kg, nhưng đến hiện tại thì không bán được giá đó nữa. Ngay trong sáng nay, tôi bán được giá 15.000 đồng/kg nhưng đến buổi trưa giá đã giảm sâu xuống còn một nửa là 8.000 đồng/kg. Nên là không muốn bán suốt từ sáng đến giờ”.
Giá bán hiện tại dao động từ 14.000 – 32.000 đồng/kg; tại một số xã giá vải sớm Thanh Hà được cân với giá 25.000 – 35.000 đồng/kg.
Tại một điểm thu mua, đóng hộp vải để xuất đi thị trường Trung Quốc, hàng chục công nhân đang hối hả chọn lọc, cắt cuống vải, đóng vào hộp ướp lạnh để bảo quản.
Chị Chu Thị Tâm, thương lái thu mua vải ở thị trấn Kim (Lục Ngạn) chia sẻ, năm nay, vải được mùa, mẫu mã đẹp và giá cũng như mọi năm, không thay đổi nhiều. Tuy nhiên, cước vận chuyển quá cao nên mấy ngày nay chưa thấy có lãi.
“Như năm ngoái thì giá vận chuyển vào khoảng 22.000 đồng/thùng chở đến tận cửa khẩu Lào Cai. Nhưng năm nay do dịch bệnh Covid-19 nên cước vận chuyển cũng bị đội lên rất cao khoảng 35.000 đồng/thùng. Từ hôm nọ đến nay, tôi đi được hơn chục xe vải mà chưa thấy lãi đâu cả”, chị Tâm chia sẻ thêm.
Mỗi ngày tại cơ sở của chị Tâm xuất được khoảng 12 tấn vải tương đương 800 thùng đi thị trường Trung Quốc.
Trước khi đóng vào thùng xốp, vải sẽ được ngâm vào bể đá khoảng từ 3-5 phút.
Được biết, hiện nay, một số tỉnh siết chặt lưu thông đối với các xe có biển số 98, lái xe có hộ khẩu tại Bắc Giang khi đi qua các chốt kiểm dịch đã yêu cầu lái xe phải test nhanh Covid-19.
Đa số các loại vải đẹp loại 1 loại 2 được các tiểu thương thu mua để xuất khẩu.
Năm 2021, toàn tỉnh Bắc Giang trồng 28.100 ha vải thiều, sản lượng ước 180.000 tấn, tăng 15.000 tấn so với năm trước.
Bắc Giang yêu cầu người dân không ra khỏi nhà
Người dân các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động và TP Bắc Giang được yêu cầu không ra khỏi nhà từ hôm nay.
UBND tỉnh Bắc Giang sáng 25/5 có công văn hỏa tốc yêu cầu người dân 5 huyện và một thành phố chưa cách ly xã hội theo chỉ thị 16 ở yên trong nhà. Tổng cộng khoảng một triệu cư dân. Lệnh trên không áp dụng với người làm công vụ, công nhân đi làm, đưa người đi cấp cứu, thành viên tổ Covid cộng đồng kiểm tra, giám sát.
"Dù chưa chính thức cách ly xã hội nhưng toàn tỉnh thực hiện các biện pháp như cách ly xã hội", ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, nói về quyết định trên. Ông nhấn mạnh "đợt dịch này đặc biệt nguy hiểm, thời gian còn kéo dài, nên cần sự vào cuộc của toàn thể người dân và chính quyền địa phương".
TP Bắc Giang giãn cách xã hội từ hôm 19/5 và người dân được yêu cầu không ra khỏi nhà từ hôm nay, 25/5. Ảnh: VGP
Chính quyền nghiêm cấm người dân tụ tập nơi công cộng kể cả tập thể dục, thể thao. Người dân được ra đồng thu hoạch lúa, nông sản, song nhà nào thu hoạch của nhà đó; khi ra đồng không tụ tập đông người, thực hiện thông điệp 5K. Nếu dùng chung máy móc, thiết bị, công cụ thu hoạch thì phải khử khuẩn trước khi bàn giao giữa những người sử dụng. Việc thu hoạch, tiêu thụ nông sản, nhất là vải thiều phải đảm bảo phòng dịch: sát khuẩn, đeo khẩu trang, mua bán phải giữ khoảng cách.
Nhà máy, xí nghiệp, công trường xây dựng đang hoạt động phải giãn cách lao động. Các đơn vị có thể chia ca, chia kíp để giảm số lượng công nhân làm việc cùng thời điểm, ăn theo suất, không ăn chung, uống chung và khuyến khích công nhân bám trụ sản xuất tại nhà máy, công trường, hết giờ làm việc không được tụ tập. Các tổ An toàn Covid nhắc nhở, giám sát phòng dịch trong từng phân xưởng, bộ phận sản xuất.
Cơ quan, công sở, doanh nghiệp bố trí cán bộ, công chức làm việc theo chế độ luân phiên hoặc từ xa. Các huyện, xã tăng lực lượng tuần tra, xử lý nghiêm người vi phạm. Nếu cán bộ, công chức, viên chức nhà nước vi phạm, ngoài xử phạt hành chính còn bị kỷ luật nghiêm khắc.
Hơn 800.000 cư dân các huyện còn lại gồm Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Nam đang cách ly xã hội theo chỉ thị 16 tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch.
Thông báo trước cổng KCN Đình Trám (huyện Việt Yên) ngày 18/5 sau khi Bắc Giang cách ly xã hội huyện Việt Yên và tạm đóng cửa bốn khu công nghiệp. Ảnh: Hồng Chiêu
Như vậy chỉ trong vòng một tuần, Bắc Giang đã liên tiếp nâng cấp biện pháp chống dịch lên mức cao nhất, áp dụng các quyết định gần như cách ly xã hội toàn bộ 10 đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn. Ngày 18/5, tỉnh cách ly xã hội huyện Việt Yên, đóng cửa bốn khu công nghiệp Vân Trung, Quang Châu, Đình Trám, Song Khê - Nội Hoàng với 136.000 lao động. Một ngày sau, thêm ba huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lạng Giang cách ly xã hội theo chỉ thị 16, TP Bắc Giang giãn cách xã hội theo chỉ thị 15.
Ngày 20/5, chính quyền tiếp tục kêu gọi người dân "nhà nhà cửa đóng then cài, không đến nhà ai, không ai đến nhà" để tập trung dập dịch. Hôm nay, Bắc Giang yêu cầu người dân không ra khỏi nhà nếu không có việc cần thiết.
Bắc Giang rộng hơn 3.800 km2, dân số hơn 1,8 triệu người, xếp thứ 12 cả nước. Phía đông tỉnh giáp Quảng Ninh, bắc giáp Lạng Sơn, nam giáp Bắc Ninh, Hải Dương, tây giáp Thái Nguyên và cách Hà Nội khoảng 50 km. Tỉnh có khoảng 240.000 công nhân làm việc trong sáu khu công nghiệp trên địa bàn.
Bắc Giang đang là tâm điểm đợt dịch này với 1.069 ca nhiễm Covid-19, tính đến sáng 25/5.
Bắc Giang: Đến 11 giờ ngày 23/5, cử tri đi bầu cử đạt 53,3% Báo cáo nhanh từ Ủy ban Bầu cử (UBBC) tỉnh Bắc Giang, đến 11 giờ ngày 23/5, toàn tỉnh có 725.057 cử tri đi bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026, đạt 53,3%. Những địa phương có cử tri tham gia bỏ phiếu cao gồm: Việt Yên, Tân Yên, Lục...